Bài giảng violet lớp 9 ngữ văn tiết 43 năm 2024

mslanh

Ban quản trị Team YOPO

Tham gia 13/3/24 Bài viết 1,352 Điểm 36

tác giả

  • 1

TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9 VÀO 10 - CHUYÊN ĐỀ CHUYỆN VĂN XUÔI CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI KÌ 1 được soạn dưới dạng file word gồm 56 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả– Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. – Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.2, Tác phẩma. “Truyền kì mạn lục”: – Là ghi chép tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. – Viết bằng chữ Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” ( áng văn hay ngàn đời ). – Gồm 20 truyện, đề tài phong phú. – Nhân vật: + Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất. + Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.

  1. Văn bản:

    – “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. – So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. 3. Bố cục: 3 phần: – Phần 1: Từ đầu đến…”lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”:Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. – Phần 2: Tiếp đến …”nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương. – Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.

    4. Tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó.Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng. 5. Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ 3 -Tác dụng: + Tạo tính chân thực + Không gian truyện được mở rộng + Người kể dễ dàng đan xen những suy nghĩ, bình luận làm câu chuyện thêm sinh động. 6. Phương thức biểu đạt: Tự sự có sự kết hợp yếu tố miêu tả.

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9 VÀO 10 - CHUYÊN ĐỀ CHUYỆN VĂN XUÔI CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI KÌ 1.doc 298 KB · Lượt xem: 0

Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

Lắng nghe video giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và hãy ghi chép lại những nét chính về tập thơ này.

https://www.youtube.com/watch?v=yB4bVUfGMzg

Một số nét chính về tập thơ:

+ Là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay.

+ Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật…); Thì lệnh môn; Hoa mộc môn; cầm thú môn.

+ Phần lớn các bài thơ trong "Quốc âm thi tập" không có nhan đề.

+ Nội dung: ca tụng thú thanh nhàn, bộc lộ nỗi đau là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn, một số bài làm để tự răn mình, khuyên bảo con cháu trong nhà giữ vững đạo đức, nhân phẩm, theo đúng lời dạy của thánh hiền…

+ Thể thơ rất đặc biệt: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, nhiều bài giữa những câu 7 tiếng, xen 1 – 2 câu 6 tiếng. sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều từ cổ.

+ Nghệ thuật đặc sắc: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, chữ Nôm.

TIẾT…: VĂN BẢN 1. GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác phẩm

CH: Giới thiệu về bài thơ Gương báu răn mình (bài 43).

- Xuất xứ: Là bài thơ Nôm Đường luật số 43 nằm trong mục Gương báu khuyên răn (61 bài) của tập thơ Quốc âm thi tập

- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.

Câu hỏi: Xác định thể loại, bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Thể loại: thơ thất ngôn xen lục ngôn.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên ngày hè.

+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống và tấm lòng của Nguyễn Trãi.

  1. Ý nghĩa nhan đề

CH: Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).

- Nhan đề: Gương báu khuyên răn: giáo huấn đạo đức, dạy bảo, khuyên răn đạo đức.

- Nội dung:

+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

+ Khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân của Nguyễn Trãi

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè

CH: Câu thơ thứ nhất đã gợi cho em hình ảnh về tâm thế của nhà thơ như thế nào? Phân tích từ ngữ để thấy rõ điều đó.

- Câu 1: Tâm thế của nhà thơ:

+ Rồi: rỗi rãi, không vướng bận.

+ Hành động: hóng mát => thư thái, thảnh thơi.

+ Thời gian: thuở ngày trường => ngày dài, hết ngày này đến ngày khác.

+ Cách ngắt nhịp 1/2/3: nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Trãi phút giây nghỉ ngơi hiếm hoi của nhà thơ.

\=> Tâm trạng yêu thiên nhiên tha thiết, tâm thế thư thái khi đến với thiên nhiên, rảnh rỗi hóng mát nhưng tâm trạng bất đắc chí.

CH: Thảo luận cặp đôi

+ Tìm trong văn bản những từ thuần Việt: động từ, từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ

+ Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

TL:

- Câu 2, 3, 4: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè

+ Các tính từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng à màu sắc rực rỡ, tươi tắn của các loại hoa nở vào mùa hè.

+ Các động từ mạnh: đùn, phun, tiễn gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ.

+ Các từ chỉ âm thanh: lao xao, dắng dỏi diễn tả những âm thanh xao động, rộn rã, náo nhiệt của mùa hè.

+ Từ láy: đùn đùn (láy toàn phần), lao xao (láy âm)… làm tăng tính biểu cảm của từ ngữ à sức sống mãnh liệt của tạo vật.

+ Phép đối ở hai câu thực và hai câu luận: hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trở nên nhộn nhịp, thể hiện một cuộc sống yên vui.

à Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống đang trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.

CH: Nhận xét về số tiếng trong các câu

TL: Số chữ trong các câu: có câu thơ 6 chữ xen lẫn các câu thơ 7 chữ.

  1. Bức tranh cuộc sống con người và tấm lòng của tác giả

CH: Hai câu luận (câu thơ 5-6) bức tranh cuộc sống được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

TL

- Câu 5, 6: Bức tranh cuộc sống, con người:

+ Thời gian: lầu tịch dương, cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn.

+ Âm thanh:

  • Lao xao gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá. => Âm thanh của cuộc sống hằng ngày.
  • Dắng dỏi: tiếng ve kêu inh ỏi, rộn rã ngân dài => âm thanh đặc trưng của mùa hè.

+ Nghệ thuật đảo ngữ “lao xao chợ cá” và “dắng dỏi cầm ve”: nhấn mạnh âm thanh đặc trưng ngày hè, không khí nhộn nhịp buổi chiều quê.

+ “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no.

à không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.

CH: Qua 6 câu thơ đầu, em có nhận xét gì về bức tranh ngày hè?

TL:

- Không gian ngày hè đầy màu sắc và âm thanh à sinh động và tràn đầy sức sống, có sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người.

- Quan sát thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình và tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

CH: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó?

TL

- Câu 7, 8: Tấm lòng của Nguyễn Trãi

+ Điển tích: Ngu cầm đàn của vua Nghiêu Thuấn.

+ Ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong: mong đất nước có vị vua anh minh, dân có cuộc sống giàu đủ.

+ Lấy hình ảnh vua Nghiêu, Thuấn làm gương răn mình: bộc lộ chí hướng cao cả, khát khao đem tài trí để phục vụ cho dân, cho nước.

à mong ước của tác giả về một cuộc sống thái bình, giàu đủ của muôn dân.

CH: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó?

Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi qua bài thơ:

- Tràn đầy niềm vui trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đạp, viên mãn và cuộc sống sung túc của người dân.

- Mơ ước niềm hạnh phúc, sự ấm no cho nhân dân.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II