Bà huyện thanh quan là ai

Tiểu Sử Bà Huyện Thanh Quan

Bà huyện Thanh Quan không phải là tên tự, tên hiệu hay bút danh. Chính tên là bà Nguyễn Thị Hinh, người phường  Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, phía bắc Hồ Tây, nay thuộc quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội. Chưa rõ năm sinh và năm mất. Chồng bà là Lưu Nguyên Ôn [1804 – 1847] người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Lưu Nguyên Ôn đã có lần làm Tri huyện huyện Thanh Quan, nay thuộc huyện Thái Thụy,  tỉnh Thái Bình. Chính vì thế mà bà Nguyễn Thị Hinh được gọi là huyện Thanh Quan. Sau cách gọi đó thành bút danh của bà dưới triều vua Tự Đức. Bà học rộng, thơ hay, nên có lần được vua triệu vào kinh giữ chức Cung trung giáo tập, để dạy học cho các cung phi và công chúa.

Tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan

      Thơ Bà huyện Thanh Quan không nhiều. Hiện nay còn lại dăm bảy bài được truyền tụng là của bà, đều là thơ Nôm bát cú luật Đường như: Thăng Long thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, Tức cảnh chiều thu

      Số lượng tác phẩm tuy ít, nhưng thơ bà thể hiện rõ nét một phong cách riêng. Bà tả cảnh là để ngụ tình. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự ai hoài, luyến tiếc, tuy chưa đến mức tiêu tao, nhưng u buồn lắng đọng. Cảnh chỉ là những nét phác họa của một bức tranh thủy mặc, mang tính tượng trưng ước lệ. Nói cảnh vướng tình là chưa thật chính xác, ở đây tình trùm lên cảnh, lấy cảnh để giãi bày tình cảm chan chứa. Thời gian trong thơ thường là cảnh trời chiều rất dễ gợi thương, gợi nhớ như “bóng xế tà”,”bóng tịch dương”, “bảng lảng bóng hoàng hôn”. Thời gian đượm buồn như vậy, được kết hợp với không gian mênh mang, hiu quạnh, heo hút của một tòa cổ thành, của một dặm liễu sương sa, của một đỉnh đèo chon von đầy mây phủ…càng tăng thêm nỗi nhớ nhung u hoài…

      Người đời coi thơ bà là thơ hoài cổ thương kim. Cũng là điều dễ hiểu, bởi vì cha ông bà vốn chịu ơn dày nặng của tiền  triều Lê – Trịnh, bỗng chốc đất nước thay thầy đổi chủ ! Không riêng gì bà, nhiều đại thần khác như Phạm Quý Thích, Nguyễn Du… đến với tân triều,không khỏi ngỡ ngàng, lòng trĩu nặng ưu tư. Thi hào Nguyễn Du chẳng đã để lại hai bài thơ chữ Hán Thăng Long I và II đượm màu hoài cổ đó sao ? 

       Có điều là thơ hoài cổ của Bà huyện Thanh Quan cũng như của Nguyễn Du buồn mà không bi lụy. Thơ bà chân thành, sâu sắc, dễ gây xúc động, được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật cực kỳ điêu luyện. Đó là những bài thơ ‘Nôm đậm đà phong vị Đường thi, tạo nên phong cách riêng của bà.

       Từ lâu, thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường đã được các thế hệ nhà thơ nước ta Việt hóa. Qua nhiều bước thử nghiệm, từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, thơ Nôm luật Đường đã thực sự hoàn thiện và ổn định. Đặc sắc thơ luật Đường. của Bà huyện Thanh Quan vừa sang trọng đài các, vừa phảng phất tâm hồn Việt Nam. Ngoài việc vận dụng luật: thơ nhuần nhuyễn, phải kể đến tài năng sử dụng vốn từ ngữ [cả Hán Việt và thuần -Việt] hết sức: tinh vi và chính xác trong từng văn cảnh, ngữ cảnh, nên giá trị biểu cảm được nhân lên gấp bội.

      “Bà huyện Thanh Quan là nữ sĩ thuộc hàng bậc nhất của cả nước, nhưng trước hết bà là nhà thơ của cố đô Thăng Long. Một tấm tình quê lưu luyến dạt dào đối với cựu đô, những ấn tượng đẹp về đất ngàn năm văn hiến, thơ bà là những viên ngọc long lanh điểm tô cho thủ đô Hà Nội, vùng đất kinh kỳ ngàn năm của dân tộc. 

     Thâm thúy,. tế nhị, giàu suy tư,mà mẫu mực, đĩnh đạc, óng chuốt là những đặc điểm đã tạo nên tính đặc sắc và độc đáo của thơ Bà huyện Thanh Quan.

1. Tiểu sử

- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Quê quán: làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan [thuộc Thái Ninh], tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.

- Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện tìm được những bài sau: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

b. Phong cách nghệ thuật

- Thơ bà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá:

+ GS. Dương Quảng Hàm:

Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện.

+ GS. Thanh Lãng:

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.

+ GS. Nguyễn Lộc:

Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá...Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽmà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu...

- Như vậy, có thể thấy bà Huyện Thanh Quan là một cây bút điêu luyện, đầy chất thơ với ngôn ngữ trau chuốt được gọt giũa cẩn thận. Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.

Sơ đồ tư duy về Bà Huyện Thanh Quan:

Loigiaihay.com

Bà Huyện Thanh Quan [chữ Nôm: 婆縣青關; 1805 - 1848], tên thật là Nguyễn Thị Hinh [阮氏馨]; là một nữ sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Bà sinh ra ở làng hoa Nghi Tàm bên bờ Hồ Tây [nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội]. Bà là người hay thơ, giỏi chữ Nôm. Đời vua Minh Mạng, bà được vời vào cung trao cho chức Cung trung giáo tập, dạy dỗ cho các cung phi và công chúa. Điều này xác nhận với chúng ta rằng bà Huyện Thanh Quan là một phụ nữ có đầy đủ “công, dung, ngôn, hạnh” theo đúng chuẩn mực xưa, nên đã được triều đình biết tiếng, được một vị vua anh minh vời vào cung và giao cho trọng trách này. Bà cũng là một trong số hiếm những người phụ nữ được vua mời vào cung làm quan.

Chồng bà là Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ Cử nhân năm 1828, từng làm Tri huyện Thanh Quan sau bị giáng chức, rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình trong kinh đô Huế. Ông huyện Thanh Quan chẳng may mất sớm, khi mới 43 tuổi. Sau khi chồng mất, bà về quê ở vậy, một mình nuôi con.

Nhắc đến Bà huyện không ai không nhớ đến chuyện bà lên công đường thay chồng xử án bằng thơ Nôm. Chuyện xảy ra lúc chồng bà đi vắng, bà nhận được đơn của một thiếu phụ trong huyện xin được đi lấy chồng, xót thương hoàn cảnh của chị ta, bà đã phê vào tờ đơn bằng mấy câu thơ:

  • Phó cho con Nguyễn Thị Đào
  • Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai
  • Chữ rằng “xuân bất tái lai”
  • Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!

Câu chuyện này được lan rộng trong xã hội và trở thành một giai thoại văn học rất đẹp. Bà Huyện có lòng thấu hiểu và cái nhìn vượt bậc về tình nghĩa vợ chồng, cùng là phận ‘nữ nhi thường tình’ nên bà biết thương cái xuân thì của người thiếu phụ, mong muốn tìm được sự công bằng cho phụ nữ trong xã hội phong kiến loạn lạc. Không biết cô Nguyễn Thị Đào sau khi có cuộc sống mới có tới thăm bà không? Câu chuyện cũng gợi cho đời sau tưởng tượng ra cảnh nhà Bà huyện đầm ấm vui vẻ, vợ chồng cùng thưởng trà dưới nguyệt hay ngâm vịnh xem hoa vô cùng tao nhã và tâm đắc.

Bà còn mượn thơ nói lên tấm lòng của bản thân từ con đường lưu dấu người nữ sĩ tài hoa khi đi từ Thăng Long vào kinh thành Huế. Khi đi qua Đèo Ngang dáng hình người phụ nữ lồng lộng và đơn côi trên đỉnh đèo trong một hoàng hôn lữ thứ đã ngâm bài thơ:

  • Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
  • Cỏ cây chen đá lá chen hoa
  • Lom khom dưới núi tiều vài chú
  • Lác đác bên sông chợ mấy nhà
  • Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
  • Dừng chân đứng lại trời – non – nước
  • Một mảnh tình riêng ta với ta.
  • ...

Bà có một cuộc đời ‘trầm lặng’ hơn so với tài năng. Bà chỉ để lại cho đời ngót chừng chục bài thơ Nôm theo thể Hàn luật mà nổi bật nhất là Thăng Long Thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà. Vậy mà vẻ cao sang đài các, kiêu sa từ từng con chữ trong những bài thơ, mỗi bài đều 56 chữ ấy đã lan tỏa khắp thi đàn nước Việt trải đã mấy trăm năm.

Cuộc đời bà Huyện Thanh Quan gắn liền với những thăng trầm của đất nước, cũng chính về thế tâm trạng và hồn thơ của bà mang đậm màu sắc thương nước thương dân, hoài niệm về quá khứ vàng son. Thơ bà như lời tự sự mượn cảnh nói tình, vừa gần gũi vừa mênh mang, và có cả nỗi buồn của sự cô đơn. Ấy thế nhưng, những câu chuyện về bà lại được biết đến qua các giai thoại, các điển tích, mà ở đó người ta thấy rõ nét một nữ sĩ đa sầu đa cảm, giàu lòng trắc ẩn, tài đức vẹn toàn. Và dù ở áng thơ nào hay ở bất cứ giai thoại nào bà cũng thể hiện sự trang nhã, tinh tế và thanh tao, cốt cách của người Tràng An.

Có thi sĩ đã từng viết về một loài hoa có những “bông hoa nhỏ giấu mình trong cỏ; thơm hết mình mà chẳng thấy hoa đâu”. Phải chăng bông hoa ấy là bà Huyện Thanh Quan hương thơm ngát thi đàn nước Việt mà lai lịch hành trạng thì còn đang đánh đố hậu thế. Ai có dịp qua Đèo Ngang, hãy ngước nhìn đỉnh đèo non nước trời mây bao la, trên đó là một tượng đài bà Huyện Thanh Quan lồng lộng ở mãi với thời gian…

Truyện hậu cung

Video liên quan

Chủ Đề