An nam nghĩa là gì

Trang chủNổi bậtHãnh diện hai chữ “Việt Nam”, nhưng... “Việt Nam” nghĩa là gì?


👉 1. Không ít người bây giờ tưởng “Việt Nam” nghĩa là... nước Nam của người Việt. Tưởng vậy là tưởng bở. “Việt” ở đây không dùng để chỉ dân tộc Việt [tỉ như Việt trong “Lạc Việt” 雒 越], không phải vậy, mà “Việt” lại là tên gọi của một lãnh thổ ... bất ngờ hết sức! [ở đoạn sau trong bài sẽ nói rõ]. Việt Nam trở thành quốc hiệu chính thức của nước ta là vào đời vua Gia Long, năm 1804. Trước đó, theo dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu “Đại Việt” nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là “An Nam”. Chỉ đến đời Gia Long sau khi đặt quốc hiệu “Việt Nam”, lấy Huế làm kinh đô, bên Tàu mới từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” mà gọi nhứt quán luôn là “Việt Nam”!

Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do vua Gia Long đặt ra, đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.

👉 2. Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt”, sai sứ sang Tàu nói họ bỏ cách gọi “An Nam” đi, từ rày trở đi nên gọi là: 南 越 Nam Việt. Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 [Nam Việt] sẽ gợi nhớ đến quốc hiệu vào đời Triệu Đà thuở xa xưa mà lãnh thổ bao trùm luôn cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây.

[nhân đây mở ngoặc: trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”, tức Nguyễn Trãi khẳng định Triệu Đà có công trạng lớn lao trong dựng xây ý thức độc lập của nước ta. Bây giờ đẩy Triệu Đà văng ra khỏi lịch sử nước nhà cái rụp! Không lẽ tầm cỡ kiệt xuất như cụ Nguyễn Trãi mà... lầm lẫn về lịch sử hay sao? Có dịp, sẽ nói về vấn đề này]

👉 3. Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành “Việt Nam” [越 南]. Kỳ thực, cả hai danh xưng này cùng chung một ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức [1765-1825], sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, cho biết: “Việt Nam là quốc hiệu thích hợp để chỉ một lãnh thổ thống nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, và diễn giải ý nghĩa của quốc hiệu này là: “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó” [trong Cấn Trai thi tập].

Hai chữ “Việt Nam” là sự kết hợp giữa “Việt” [Thường] với “[An] Nam”. Việt Thường là xứ mô? Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ. Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” xác định tên gọi “Việt Thường” “là tên cổ của xứ Champa”! Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam [sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp]. Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, để ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long [là các Chúa Nguyễn] đã hùng cứ tại Đàng Trong [Champa, Thủy Chân Lạp], sau đó Nguyễn Phúc Ánh [vua Gia Long] đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 “ là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô [tức Đàng Ngoài].

THAY LỜI KẾT

Ghép chữ “Việt” [trong “Việt Thường”] với “Nam” [trong “An Nam”] thành quốc hiệu Việt Nam, là sự ghi nhận đàng hoàng, đâu ra đó về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ! Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta lần đầu tiên trải rộng từ bắc chí nam, kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau thành đường cong chữ S. Tắt một lời, Việt Nam dùng để nhấn mạnh sự hợp nhứt lãnh thổ [bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt]! Ý nghĩa nêu trên của hai chữ Việt Nam, thiệt hay hết sức, hãnh diện hết sức. Đừng nói do vua Gia Long đặt quốc hiệu nên lờ đi, không chịu tìm hiểu ý nghĩa. Hay là... chúng ta chỉ được phép “tự hào” trước quê hương chữ S cong cong thời nay, bất chấp Mẹ Việt Nam lưng đang cong oằn vì đủ thứ nợ nần?

- Bản đồ nước Việt Nam sau khi thống nhứt sơn hà vào năm 1802, để ý có “Thuận Thành trấn”, theo sắc lịnh của vua Gia Long, là khu vực tự trị dành cho cộng đồng người Cham; có “Nam Bàn” [cao nguyên miền trung, bây giờ gọi là “Tây nguyên”] gồm một vài tiểu quốc, nổi bật nhứt là tiểu quốc J'rai, họ chịu sự bảo trợ của nhà Nguyễn, nơi đây ngược dòng lịch sử xa xưa cũng thuộc Champa.

- Lăng vua Gia Long.

Nguyễn Chương

Tags

Ý nghĩa của từ ăn nằm là gì:

ăn nằm nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ ăn nằm. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa ăn nằm mình

Bởi Tri C. Tran, Minh-Tam Tran

Giới thiệu về cuốn sách này

Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu đã dành một khổ thơ trong trường ca Theo chân Bác để nói về tên gọi nước ta:

Việt Nam, ta lại gọi tên mình

Hạnh phúc nào hơn được tái sinh

Mát dạ ông cha nghìn thuở trước

Cho đời hai tiếng mới quang vinh!

Ðằng sau bốn câu thơ ấy là cả một chặng đường dài đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân ta để giành quyền sống độc lập, tự do, quyền có một Quốc hiệu.

Bởi lẽ, sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp đã chia cắt đất nước thống nhất của ta thành ra ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ nằm trong xứ Ðông Dương thuộc Pháp, gọi tắt là Ðông Pháp! Các Quốc hiệu: "Việt Nam", "Ðại Nam" đầu đời nhà Nguyễn đã bị xóa bỏ. Mặc dù một số văn bản của triều Nguyễn có in dòng chữ Pháp: "Empire d' Annam" [đế quốc An Nam] nhưng quyền lực của nhà vua đứng đầu triều đình của cái "đế chế" hay "đế quốc" ấy cũng chỉ là tay sai, là bù nhìn của bọn thống trị thực dân. Trong cách gọi của chính quyền thực dân Pháp, từ An Nam chỉ là xứ Trung Kỳ chứ không phải toàn bộ Việt Nam. Cho nên ông vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Ðại viết hồi ký cũng xưng mình là "Con rồng An Nam" [le Dragon d' Annam, NXB Plon, Pháp, 1980].

Còn nhớ, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, trên các nẻo đường thế giới, người châu Âu, châu Mỹ, khi gặp người Việt Nam, họ hỏi: Ông là người Nhật Bản hay Trung Hoa? Khi được nghe trả lời là "người Việt Nam" thì người ta phải suy nghĩ, moi trong óc ra xem Việt Nam nằm ở vùng nào trên thế giới! Tất nhiên là thuở ấy họ không tìm thấy có hai chữ Việt Nam trên bản đồ! Bọn thực dân còn gọi một cách miệt thị nhân dân ta là bọn "an-nam-mít"!

Thậm chí sau khi bị phát-xít Nhật đảo chính tháng 3-1945, tiếp theo là nhân dân ta làm cuộc Cách mạng Tháng Tám đánh đổ cả thực dân Pháp lẫn phát-xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có thủ đô là Hà Nội, và làm chủ toàn bộ đất nước, mà thực dân Pháp vẫn ngoan cố không chịu gọi đúng tên đất nước ta và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà cứ gọi là "Chính phủ Việt Minh", "Chính phủ Ông Hồ".

Ngày 6-3-1946, Pháp ký với Chính phủ ta Hiệp định sơ bộ buộc phải công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng ở trong Liên bang Ðông Dương và Liên hiệp Pháp. Pháp cũng đồng ý nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Ðà Lạt để bàn về quan hệ giữa hai bên.

Chính phủ Pháp cũng mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp nhân dịp phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleu giữa ta và Pháp. Thế mà, trong Hội nghị Ðà Lạt tháng 4-1946, Pi-nhông thay mặt phái đoàn Pháp đọc một bản đề nghị trong đó cố ý dùng thuật ngữ "năm xứ Ðông Dương", coi Việt Nam có ba nước: "Nam Bộ là Nam Kỳ tự trị, Bắc Bộ từ vĩ tuyến 16 trở ra là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn khúc giữa là chưa có tên!". Suốt quá trình hội nghị, Pháp luôn đòi tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam. Tô-ren, một thành viên của phái đoàn Pháp tuyên bố ngang ngược: "Các ông [phái đoàn Việt Nam] không có điều gì được nói trong vấn đề này [vấn đề Nam Bộ là của Việt Nam]" khiến cho phó trưởng đoàn Việt Nam Võ Nguyên Giáp tuyên bố thẳng thừng: "Nếu Nam Bộ mất thì nhân dân Việt Nam chiến đấu cho đến khi đòi lại được", và ông bỏ phòng họp đi ra. Các đại biểu khác của ta cũng ra khỏi phòng họp. Hội nghị Ðà Lạt bế mạc mà không giải quyết được vấn đề nào trong chương trình nghị sự vì phía Pháp rất ngoan cố giữ vững lập trường tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam và âm mưu phá hoại nền độc lập, thống nhất của nước ta.

Khi chúng đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai, đánh chiếm Sài Gòn, Pi-nhông, ủy viên "Liên bang Ðông Dương" [sau này làm cao ủy Ðông Dương] đã ra bản chỉ dẫn số 9 ngày 14-1-1947, viết: ... "Mục đích của chúng ta [thực dân Pháp] đã được xác định rõ ràng: Chuyển cuộc tranh cãi giữa chúng ta với Việt Minh sang bình diện nội bộ An Nam". Ông còn nói: Danh từ Việt Nam là mơ hồ mà người Pháp chấp nhận vì lịch sự. Việt Nam là một từ ngữ không có trong địa lý. Hưởng ứng Pi-nhông, ngày 15-1-1947, Ðác-giăng-li-ơ [đô đốc, cầm đầu bọn thực dân Pháp ở Ðông Dương thời ấy] gửi các cấp thuộc hạ một chỉ thị nói rõ từ "Việt Nam từ nay phải được cấm chỉ trong tất cả các văn kiện chính thức, nếu có thể, trong báo chí và các cuộc nói chuyện" và cần dùng lại các tên cũ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ" [1]. Tháng 2-1947, Ðác-giăng-li-ơ còn nặn ra cái gọi là "Cộng hòa Nam Kỳ tự trị" trong khuôn khổ Liên bang Ðông Dương và Liên hiệp Pháp hòng chia cắt nước ta một lần nữa!

Xin được kể thêm một mẩu chuyện về việc người Việt Nam kê khai "quốc tịch" khi nhập cảnh vào vùng bị giặc Pháp chiếm đóng:

Cuối năm 1947, linh mục Cao Văn Luận du học ở Pháp trở về Việt Nam. Ông đi tàu thủy từ Sài Gòn ra Hải Phòng. Lúc này thành phố Hải Phòng đã bị Pháp chiếm trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Linh mục đến "Phòng nhà đoan" [hải quan] để khai giấy tờ. Trên phiếu khai bằng tiếng Pháp, nơi dòng ghi quốc tịch, ông viết thật đậm nét hai chữ Việt Nam.

Người thư ký nhà đoan gạch hai chữ Việt Nam và nhìn rất trâng tráo vào mặt linh mục hỏi:

- Cha người Cochinchinois, Annamite hay Tonkinois?

Linh mục trừng mắt nhìn người thư ký nhà đoan, gắt giọng: Tôi người Việt Nam!

Người thư ký nhà đoan giải thích dài dòng:

- Xin lỗi cha, lệnh quan trên bây giờ bắt buộc mọi người lên bến phải khai rõ là người Cochinchinois, Annamite du Centre, hay Tonkinois. Cha hiểu cho, đó là lệnh trên, chúng tôi có muốn bắt ai làm gì đâu.

Kể lại câu chuyện trên, linh mục Cao Văn Luận viết: "Tôi chua xót vì hiểu ra âm mưu định gây chia rẽ Bắc Nam trở lại của người Pháp. Mình không được làm người Việt Nam nữa. Mình phải bị bắt buộc làm người Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ. Người Pháp muốn có ba nước Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ !"[2].

Qua những sự việc trên đủ thấy nếu nhân dân ta không làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, không tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ với biết bao gian khổ, hy sinh thì non sông gấm vóc ta từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau đâu dễ có một Quốc hiệu đàng hoàng và ngày nay nước Việt Nam ta liền một dải, được toàn thế giới công nhận, hơn 160 nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức. Ôn lại lịch sử, ta càng xúc động sâu xa với việc được gọi lại tên đất nước mình: Việt Nam !

ĐẶNG MINH PHƯƠNG

...................................

[1] Sách Mừng năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Lưu Văn Lợi, tập 1, trang 132, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 1996.

[2] Theo hồi ký Bên dòng lịch sử của Cao Văn Luận, xuất bản ở Sài Gòn, 1972.

Video liên quan

Chủ Đề