Đặt khâu niềng răng là gì

Niềng răng đau cỡ nào? Trải nghiệm qua từng giai đoạn sẽ ra sao? Mỗi một giai đoạn cần làm những gì, cần chuẩn bị những gì? Và còn rất nhiều câu hỏi mà những ai đang trong giai đoạn chỉnh nha hoặc có ý định chỉnh nha sẽ thắc mắc. Điển hình như câu hỏi của một bạn ở Hà Nội như sau:

“Thưa bác sĩ, cháu đang có ý định niềng răng mà nghe nói trong suốt quá trình điều trị lực tác động sẽ gây đau nhức răng rất nhiều. Sự thật có như vậy không thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu niềng răng đau cỡ nào ạ? Cháu cảm ơn!” [Hoàng Ngọc Ánh - Hà Nội].

Và để trả lời cho câu hỏi của bạn thì chúng ta nên bắt đầu từ “Niềng răng là gì?” và “Quy trình niềng răng phải trải qua bao nhiêu giai đoạn?”

Như bạn đã biết, niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ chỉnh nha nhằm tác động lực lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí như mong muốn và điều chỉnh khớp cắn. Niềng răng là cả một quá trình dài và qua từng giai đoạn, bạn sẽ trải nghiệm những cảm giác khác nhau. Quy trình niềng răng bao gồm những bước cơ bản:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Giai đoạn này, bác sĩ chỉ thực hiện khám xem tình trạng răng và xương hàm của bạn ra sao và chụp phim X-quang để lên phác đồ điều trị.

Thăm khám và tư vấn không tác động đến răng nên bạn sẽ không cảm thấy đau răng.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, răng sứt mẻ... thì sẽ được điều trị trước khi thực hiện niềng răng. Vì vậy niềng răng đau cỡ nào bạn chưa cảm nhận được ở trong giai đoạn này. Họa chăng chỉ là những cảm giác khó chịu do điều trị những bệnh lý đi kèm mang lại.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Ở giai đoạn 2 là quá trình bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám, phim Xquang để lên kế hoạch cho cả quá trình niềng răng.

Bước 3: Đặt thun tách kẽ, khâu niềng răng, cảm nhận rõ rệt niềng răng đau cỡ nào

Thun tách kẽ là những chiếc dây chun được đặt ở kẽ giữa răng số 5 và số 6, răng số 6 và số 7. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa kéo căng thun tách kẽ để đặt vào vị trí như mong muốn. Chiếc thun này có tác dụng tạo khoảng trống chuẩn bị cho quá trình đeo khâu.

“Đeo thun tách kẽ sẽ gây cho bạn những cơn ê nhức răng khó chịu.”

Khoảng 1-3 ngày đầu khi đặt thun tách kẽ, bạn sẽ có cảm giác hơi ê răng. Tuy nhiên, những ngày sau đó bạn sẽ cảm nhận rõ rệt niềng răng đau cỡ nào. Răng sẽ ê nhức đến độ bạn chẳng thể ăn đồ ăn bình thường, cháo, súp, nước hoa quả sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong khoảng 1-2 tuần đeo thun tách kẽ. Tùy cơ địa và tình trạng răng của mỗi người thì việc đặt chun tách kẽ bạn cũng chỉ hơi bị ê nhức một chút và cơn đau khi niềng răng sẽ chỉ ở mức độ ấy mà thôi.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ tháo thun tách kẽ và đặt khâu niềng răng vào răng hàm số 6 và số 7 ở cả 2 hàm nhằm giữ cho hệ thống mắc cài chắc chắn. Khâu niềng răng được gắn ở những chiếc răng trong cùng.

Bước 4: Gắn mắc cài và bắt đầu tác động lực kéo răng

Sau khi việc đặt khâu niềng răng hoàn thành, hệ thống mắc cài bắt đầu được bác sĩ gắn lên răng của bệnh nhân. Thao tác này không làm bạn đau nhức răng, tuy nhiên thời gian sẽ mất khá lâu từ 1-2h [bạn sẽ hơi mỏi miệng một xíu thôi].

Tuần đầu tiên gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy khá vướng víu và hơi tức răng một chút do chưa quen, nhưng cảm giác khó chịu trong thời gian này không thể bằng cảm giác khi bạn đeo thun tách kẽ. Sau đó, bạn sẽ quen dần và thấy việc niềng răng hoàn toàn bình thường.

Cứ 2 đến 4 tuần bệnh nhân tái khám theo chỉ định của bác sĩ và được gia tăng lực siết. Việc này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và lực tác động cần đều đặn, nếu không sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân, thậm chí là làm răng yếu đi, tổn hại xương hàm.

Bước 5: Đeo hàm duy trì

Sau một thời gian nhất định, răng và khớp cắn của bệnh nhân đã được chỉnh đều đẹp thì nhiệm vụ cuối cùng mà bạn cần làm là đeo hàm duy trì.

Hàm duy trì có chức năng ổn định và giúp răng làm quen với vị trí mới, tránh tình trạng tái xô lệch. Trong giai đoạn này, niềng răng đau cỡ nào sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Hàm duy trì đeo niềng răng mắc cài trong khoảng 3 đến 6 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng bệnh nhân.

Sau khi được tháo hàm duy trì là bạn đã kết thúc quá trình niềng răng. Hãy mạnh dạn lên, đừng sợ, cả quá trình không quá đáng ngại như bạn đã nghĩ đâu.

Trong quá trình niềng răng, một điều tất yếu là bạn phải siêng năng vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày với những sản phẩm chuyên dụng. Nhiều bệnh nhân chỉnh nha với mục đích thẩm mỹ nhưng do quá trình niềng răng không chăm sóc kỹ lưỡng dẫn đến men răng xuất hiện đốm trắng sau khi tháo niềng hoặc tệ hơn là bị sâu men răng nhiều nơi gây mất thẩm mỹ và tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị. Để được tư vấn kỹ hơn về quá trình niềng răng cũng như phương pháp vệ sinh răng miệng, bạn hãy liên hệ KINCARE với một trong những thông tin liên hệ sau đây:

Website: www.kincare.vn

Hotline: 1900 6840 hoặc 0978 655 836

Facebook: //www.facebook.com/KinCareVietnam/

Page 2

Hằng ngày, chúng ta vệ sinh răng miệng, chúng ta hạn chế cà phê, thuốc lá, chúng ta đi phòng nha định kỳ để cạo vôi răng... tất cả chỉ vì một mục đích là mong muốn sở hữu một hàm răng chắc khỏe và trắng tinh tươm. Răng trắng và khỏe thì nụ cười cũng trở nên tự tin và đẹp hơn. Do đó, các phương pháp làm trắng răng từ truyền thống cho đến hiện đại, từ làm trắng răng tại phòng nha cho đến làm trắng răng tại nhà... đều được nhiều người chú ý. Sau đây, KinCare sẽ giới thiệu đến các bạn 7 phương pháp làm trắng răng tại nhà được chú ý nhất.

1. OIL PULLING

Oil Pulling là phương pháp dân gian truyền thống của Ấn Độ nhằm cải thiện vệ sinh răng miệng và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Phương pháp láng dầu xung quanh miệng này giúp loại bỏ các vi khuẩn có thể biến thành mảng bám và gây ố vàng răng.

Người Ấn Độ thường sử dụng dầu hướng dương hoặc dầu mè để thực hiện oil pulling, nhưng bạn có thể dùng bất kỳ loại dầu nào cũng được. Dầu dừa được nhiều người lựa chọn vì nó có hương vị dễ chịu và cũng tốt cho sức khỏe. Dầu dừa cũng có hàm lượng axit lauric cao, được biết đến với khả năng làm giảm viêm và diệt khuẩn.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện oil pulling hàng ngày giúp giảm vi khuẩn và mảng bám cũng như viêm nướu một cách hiệu quả. Streptococcus mutan là một trong những loại vi khuẩn chính gây ra mảng bám và viêm nướu trong miệng. Một nghiên cứu cho thấy thực hiện oil pulling bằng dầu mè hằng ngày trong ít nhất 1 tuần sẽ làm giảm đáng kể Streptococcus mutan trong nước bọt. Thật không may là chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng phương pháp này làm trắng răng. Tuy nhiên, đây là một cách an toàn và đáng để thử. Nhiều người cho rằng răng của họ trắng và sáng hơn khi thực hiện oil pulling thường xuyên.

Cách thực hiện là cho 1 thìa dầu dừa vào miệng rồi đẩy và kéo dầu quanh răng. Dầu dừa có thể rắn ở nhiệt độ phòng, do đó bạn có thể phải đợi một vài giây để nó tan chảy. Thực hiện phương pháp này từ 15 đến 20 phút.

Hãy nhớ nhổ dầu dừa vào thùng rác, vì nó có thể chuyển lại thành dạng rắn trong ống xả và gây tắc nghẽn.

Không giống như nhiều phương pháp làm trắng răng khác, oil pulling không khiến răng của bạn phải tiếp xúc với axit hoặc các thành phần làm mòn men răng, có nghĩa là nó an toàn và chúng ta có thể thực hiện phương pháp này hàng ngày.

Kết luận: Oil pulling là phương pháp láng dầu trong miệng trong 15-20 phút để loại bỏ vi khuẩn. Thực hiện phương pháp này hàng ngày có thể làm giảm mảng bám và làm sáng răng.

2. CHẢI RĂNG VỚI BAKING SODA

Baking Soda là một chất bào mòn nhẹ có thể giúp tẩy vết bẩn trên bề mặt răng, một đặc tính tẩy trắng tự nhiên. Đó là lý do tại sao nó là một thành phần phổ biến trong kem đánh răng. Ngoài ra, baking soda còn tạo ra môi trường kiềm trong miệng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Chải răng với baking soda không phải là biện pháp làm răng trắng chỉ sau một đêm, nhưng bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi theo thời gian. Khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng đánh răng bằng baking soda sẽ làm răng trắng, nhưng một số nghiên cứu cho thấy kem đánh răng chứa baking soda có hiệu quả làm trắng đáng kể.

Để thực hiện biện pháp này, trộn 1 thìa baking soda với 2 thìa nước rồi dùng hỗn hợp này để đánh răng. Có thể làm cách này vài lần mỗi tuần.

Kết luận: Đánh răng bằng hỗn hợp baking soda và nước có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng và loại bỏ mảng ố bám trên bề mặt răng.

3. TẨY TRẮNG RĂNG BẰNG NƯỚC OXY GIÀ 

Hydrogen peroxide [nước oxy già] là một chất tẩy trắng tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Trên thực tế, người ta đã sử dụng hydrogen peroxide từ lâu để khử trùng vết thương vì nó có khả năng diệt khuẩn. Nhiều sản phẩm làm trắng chứa hydrogen peroxide với nồng độ cao hơn nhiều so với nồng độ bạn nên dùng.

Đáng buồn là chưa có nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả của việc rửa hoặc đánh răng chỉ bằng hydrogen peroxide, nhưng một số nghiên cứu đã phân tích các loại kem đánh răng thương mại chứa peroxide.

Dù peroxide với nồng độ loãng có vẻ an toàn, nhưng với nồng độ mạnh hoặc sử dụng quá liều có thể gây kích ứng nướu và ê buốt răng. Người ta cũng lo ngại rằng peroxide liều cao có thể gây ung thư, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh.

Dùng hydrogen peroxide làm nước súc miệng trước khi đánh răng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng dung dịch 1.5% hoặc 3% để ngăn ngừa các tác dụng phụ. Nồng độ của hydrogen peroxide tại nhà thuốc thông thường là dung dịch 3%. Bạn có thể dễ dàng pha loãng nồng độ này xuống 1,5% bằng cách pha peroxide và nước. Sử dụng Oxy già để tẩy trắng răng tại nhà bạn có thể làm như sau:

- Bước 1; Làm sạch răng bằng cách chải răng thông thường.

- Bước 2: Súc miệng bằng nước Oxy già trong vòng 1 phút.

- Bước 3: Nhổ đi và súc miệng lại bằng nước ấm cho thật sạch.

Ngoài ra, ngâm bàn chải trong Oxy già, sau đó chải nhẹ lên bề mặt răng sẽ giúp làm mờ các vết ố và những vùng răng bị xỉn màu. Lưu ý là sau mỗi lần như vậy cần phải súc miệng thật sạch bằng nước và không được nuốt chúng vào trong, đặc biệt là tránh sử dụng các loại Oxy già không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn.

Một cách khác nữa để sử dụng hydrogen peroxide là kết hợp cùng baking soda để làm kem đánh răng. Trộn 2 thìa hydrogen peroxide với 1 thìa baking soda rồi dùng hỗn hợp này nhẹ nhàng đánh răng.

Chỉ nên sử dụng loại kem đánh răng tự chế này vài lần mỗi tuần, vì việc sử dụng quá mức có thể ảnh hưởng men răng.

Kết luận: Hydrogen peroxide là một chất tẩy trắng tự nhiên và có thể tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng hydrogen peroxide như nước súc miệng hoặc kết hợp với baking soda để tạo ra một loại kem đánh răng làm trắng.

4. DÙNG GIẤM TÁO

Giấm táo đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như chất khử trùng và sản phẩm làm sạch tự nhiên. Axit axetic, là thành phần hoạt tính chính trong giấm táo, có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Tính chất kháng khuẩn của giấm đã khiến cho nó hữu ích trong việc vệ sinh và làm trắng răng.

Một nghiên cứu thực hiện trên răng bò cho thấy giấm táo có tác dụng tẩy trắng răng. Tuy nhiên, họ cũng thấy rằng giấm có thể làm mềm răng. Axit axetic trong giấm có khả năng làm mòn men răng. Chính vì vậy bạn không nên dùng giấm táo hằng ngày. Bạn cũng nên hạn chế thời gian giấm táo tiếp xúc với răng của mình.

Để súc miệng bằng giấm táo, hãy pha loãng giấm táo với nước và súc miệng trong vài phút. Sau đó nhớ súc miệng lại bằng nước sạch.

Kết luận: Giấm táo mang đặc tính kháng khuẩn có thể giúp làm trắng răng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều giấm táo cũng có thể làm trầy lớp men răng, do đó bạn chỉ nên sử dụng nó vài lần mỗi tuần.

5. DÙNG TRÁI CÂY VÀ RAU CỦ

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ có thể tốt cho cả cơ thể và răng của bạn. Mặc dù không thể thay thế cho việc đánh răng trái cây và rau củ tươi giòn có thể giúp loại bỏ mảng bám trong khi bạn nhai. Cụ thể dâu tây và dứa là hai trái cây đã được khẳng định là giúp làm trắng răng.

A. DÂU TÂY

Làm trắng răng bằng hỗn hợp dâu tây và baking soda là phương pháp tự nhiên đã được những người nổi tiếng thực hiện. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng axit malic trong dâu tây sẽ khắc phục sự ngả màu của răng, trong khi baking soda giúp loại bỏ mảng ố.

Tuy nhiên, phương pháp này lại không hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Dù dâu tây có thể giúp tẩy trắng và làm răng trông có vẻ trắng hơn, nhưng chúng không có khả năng loại bỏ các mảng ố trên răng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hỗn hợp dâu và baking soda tạo ra ít sự khác biệt về màu răng hơn so với các sản phẩm làm trắng thương mại.

Nếu bạn muốn thử phương pháp này thì chỉ nên thực hiện vài lần mỗi tuần. Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra hỗn hợp dâu tây và baking soda có hiệu quả ít nhiều đến men răng, nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây ra tổn thương.

Để thực hiện biện pháp này hãy nghiền trái dâu tươi rồi đem trộn với baking soda, sau đó lấy hỗn hợp này đánh răng.

B. DỨA

Một số người cho rằng dứa có thể làm trắng răng.

Một nghiên cứu cho thấy một loại kem đánh răng có chứa các chất bromelain – một loại enzyme có trong dứa – đặc biệt có hiệu quả hơn trong việc loại bỏ mảng ố trên răng so với kem đánh răng thông thường. Tuy nhiên, chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy ăn dứa đem lại hiệu quả tương tự.

Kết luận: Một số trái cây có thể có các tính chất giúp làm trắng răng. Thường xuyên ăn trái cây và rau củ tươi sẽ giúp loại bỏ mảng bám và giữ cho răng của bạn sáng bóng.

6. TẨY TRẮNG RĂNG VỚI CAU

Đây là phương pháp tẩy trăng răng dân gian mà ông bà ta xưa kia hay áp dụng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng miếng cau bổ làm tư sau đó chà kĩ những vết ố trên răng, hàm răng của bạn sẽ nhanh chóng trở lại với vẻ trắng sáng.

7. RAU HÚNG QUẾ

Húng quế có thể tẩy trắng răng đồng thời bảo vệ răng bạn khỏi các vấn đề của nướu chẳng hạn như mưng mủ.

Lấy một vài lá húng quế đem ra phơi nắng cho đến khi chúng khô. Sau đó nghiền chúng thành bột rồi trộn vào bàn chải đánh răng để chải răng hàng ngày.

Một cách khác bạn có thể áp dụng nữa đó là trộn bột lá húng quế với dầu mù tạt thành hỗn hợp sền sệt và sau đó sử dụng nó để làm sạch răng.

 

Hầu hết những phương pháp tẩy trắng truyền thống tự nhiên trên đều dựa trên cơ chế làm trắng răng cơ học, bằng cách loại bỏ những mảng bám hay những chất ố màu trên bề mặt răng từ đó làm răng có vẻ trắng sáng hơn. So với hiệu quả tẩy trắng bằng những bộ Kit tẩy trắng hiện đại thì tất yếu kém hơn do không thể loại bỏ những chất sắc tố có bên trong cấu trúc răng. Tuy nhiên, đối với một số người e ngại và không muốn sử dụng hóa chất để làm sáng răng hơn thì những phương pháp trên có vẻ đem lại nhiêù hiệu quả cho họ.

Để có được tư vấn và có được những lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc răng miệng, bạn có thể liên hệ KinCare với các thông tin sau:

- Website: www.kincare.vn

- Hotline: 1900 6840 hoặc 0978 655 836

- Facebook: //www.facebook.com/KinCareVietnam/

Video liên quan

Chủ Đề