Bà đẻ nhét bông vào tai bao lâu

Sau khi sinh xong, nhất là đang trong thời gian ở cử các mẹ có thường xuyên bị người lớn nhắc nhở phải bịt bông gòn vào tai khi đi ra đường không ? Riêng mình thấy mỗi lần bịt bông gòn vào tai là có cảm giác ù ù khó chịu hơn ấy chứ!! Ấy thế mà người lớn bảo là bịt bông gòn để chống ù tai hoặc lãng tai sau này...hic..hic...

Lần đầu được lên chức mẹ, lần đầu được chăm sóc em bé của mình, rồi phải trải qua biết bao điều kiêng kỵ trong tháng cữ có lẽ là điều mà hiếm người phụ nữ nào có thể quên được. Các cụ nói "Sinh 1 đứa con, giảm 5 tuổi thọ" quả không sai. Nhím nhà em vừa tròn 6 tháng tuổi, em đã cảm nhận rõ sức khỏe của mình đã thay đổi rõ rệt. Mắt mờ dần và chân tay chậm chạp rất nhiều, nguyên nhân cũng chỉ vì không chịu ở cữ đến nơi đến chốn. Thi thoảng ngồi nghĩ lại thấy hối hận lắm, các mẹ nhìn em mà rút kinh nghiệm đi này, dù suy nghĩ có "thoáng" tới đâu thì cũng nhất định phải tránh những điều sau nhé: 1. Trong tháng cữ, mẹ nên tuyệt đối kiêng đồ chua, uống nước đá lạnh để sau này tránh bị lạnh đường huyết. Mặc dù ăn rau xanh rất tốt nhưng tốt nhất là mẹ nên kiêng kỵ ăn cải đắng vì nó có thể khiến mẹ bị tiểu són. Ngoài ra, mẹ không được ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ. Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân. 2. Trừ việc cho con bú ra thì mẹ không nên ngồi nhiều. Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên nằm để sau này đỡ bị đau mỏi lưng hơn. 3. Trong tháng cữ, bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. 4. Các mẹ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h và không nên tắm nắng quá 30 phút. 5. Mẹ nhớ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé. 6. Việc sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… cũng là điều tối kỵ sau khi sinh. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút. 7. Mẹ nhớ không nên "yêu" trong thời gian ở cữ bởi các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 4-6 tuần thì mới tốt. 8. Không được nín đi vệ sinh nếu không các mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. 9. Những thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ không được ăn để tránh sẹo lồi: thịt gà, rau muống, đồ nếp. Các mẹ nên ăn thật nhiều: tôm, gân bò, hoa quả và rau ngót. 10. Nhớ không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá biển thì ăn cá hồi nhớ bỏ da. Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng. 11. Tuyệt đối không cố kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ, hãy để người nhà của bạn quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy cả máu. 12. Mẹ tuyệt đối không nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại. Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau. 13. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông sẽ nghĩ tới việc đốt than sưởi cho ấm nhưng điều này là sai lầm bởi. Việc đốt than trong phòng có thể gây ngạt thở và ngộ độc não. 14. Không dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài: nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài, bạn sẽ dần mất đi khả năng lắng nghe và cảm thấy rất ù tai với tiếng động xung quanh. 15. Không kiêng tắm quá lâu: mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần. Thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu? Thời gian cần thiết để bịt bông tai và đi tất là khoảng 1 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên việc làm này có tác dụng gì? Mẹ bỉm có cần kiêng cữ gì sau sinh nữa không? theAsianparent sẽ giải đáp cho bạn.

Thời gian mẹ cần bịt tai, đi tất sau khi sinh

Sau sinh nên bịt tai bao lâu?

Bông che chắn tai sẽ giúp mẹ tránh các sự ảnh hưởng của bên ngoài môi trường đến thính giác. Ví dụ như tiếng động từ xe cộ, âm thanh mạnh, gió lùa,… Đây là những tác nhân dễ gây ra tình trạng ù tai, căng thẳng.

Sau sinh không đi tất có sao không?

Tuy nhiên, mẹ không nên bịt bông tai trong một thời gian dài. Bịt tai trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác. Sau sinh nên bịt tai bao lâu? Thời gian cần thiết để bịt bông tai là khoảng 1 tháng sau khi sinh. Trong trường hợp nghỉ ngơi ở phòng kín gió và không có tiếng ồn, mẹ cũng có thể không cần phải bịt bông tai.

Đi tất sau khi sinh – Sau sinh không đi tất có sao không?

Lạnh chân có thể gây tổn thương đến thần kinh, mạch máu, đặc biệt là ở những người vừa sinh con. Hooc-môn của phụ nữ sau khi sinh thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tình trạng này sẽ khiến cho mạch máu thu co, tuần hoàn máu kém. Chính vì vậy, sau khi sinh, phụ nữ cần đi tất ít nhất trong thời gian 1 tháng để giữ ấm cho chân.

Sau sinh không đi tất có sao không? Nếu sinh vào mùa hè, các mẹ có thể lựa chọn loại tất mỏng để làm ấm chân vừa đủ. Ngược lại, sinh con vào mùa đông, mẹ cần chú ý giữ ấm chân tuyệt đối. Tuyệt đối không đi chân trần trên nền nhà.

Kiêng cữ sau khi sinh một cách khoa học

Vệ sinh cơ thể sau sinh

Trước đây, các mẹ sau sinh thường kiêng tắm gội trong vòng tháng. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ chỉ yêu cầu mẹ kiêng khoảng 3 – 4 ngày và không nên kiêng quá lâu. Khi tắm gội, dù là mùa hè, mẹ vẫn nên tắm bằng nước ấm. Mẹ không nên tắm lâu, chỉ nên tắm khoảng 20 phút là vừa đủ.

Giữ ấm cơ thể

Dù mùa đông hay mùa hè, mẹ sau khi sinh vẫn cần đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể. Vào mùa hẹ, cũng có thể mặc quần áo vừa đủ, có thể mặc đồ cộc tay nhưng tránh những hướng gió hướng thẳng vào cơ thể. Đẻ xong bao lâu thì được mặc quần áo cộc?

Cơ thể mẹ sau sinh sẽ rất mất sức do vừa trải qua cuộc vượt cạn. Quan niệm dân gian cho rằng các mẹ nên kiêng khem kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng và cả sinh hoạt hằng ngày. Trong đó, đẻ xong bao lâu thì được mặc quần áo cộc được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt các mẹ sinh vào thời tiết nóng như mùa hè.

Vào mùa hè, thời tiết oi bức, việc phải mặc quần áo dài tay trong thời gian dài khiến các mẹ thường cảm thấy bức bối, khó chịu.

Tuy nhiên, theo đúng quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, những kiêng cữ sau sinh chỉ nhằm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ ở hiện tại và suốt thời gian sau này. Do vậy, sau khi mới sinh, các mẹ không nên mặc áo cộc tay quá sớm.

Thời gian ở cữ của các mẹ sau khi sinh thường sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng. Do vậy, trong thời kỳ này, các mẹ nên lựa chọn các loại quần áo dài tay nhưng có chất liệu mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và không gây khó chịu. Sau thời gian 1 tháng ở cữ này, các mẹ có thể mặc đồ thoải mái hơn để tiện sinh hoạt và chăm sóc con.

Hạn chế vận động

Cơ thể mẹ cần có thời gian hồi phục đặc biệt là những mẹ sinh mổ. Do đó, mẹ cần hạn chế hoạt động để tránh ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ngồi yên hoặc nằm im một chỗ. Vận động như đi lại nhẹ nhàng, ngồi thiền,… rất tốt cho việc hồi phục sau sinh. Nếu cảm thấy sức khỏe tốt, mẹ có thể tập kegel. Bài tập này rất tốt cho âm đạo.

Kiêng quan hệ vợ chồng

Thời gian đầu sau khi sinh, mẹ sẽ vẫn còn sản dịch trong cơ thể. Lúc này, mẹ tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Nếu quan hệ trong thời gian này, vùng kín sẽ bị tổn thương, thậm chí có thể chảy máu và gây nhiễm trùng. Khi đã hết sản dịch, mẹ có thể quan hệ nhẹ nhàng, nhưng mẹ vẫn cần lắng nghe cơ thể mình nữa nhé.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian ở cữ, để đủ sữa cho con bú và đảm bảo sức khỏe cho mẹ hồi phục nhanh chóng, mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ nên ăn đa dạng nhiều thực phẩm khác nhau. Tránh các loại đồ ăn gây lạnh bụng như ốc, rau cải, mướp đắng,… Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, cafe,…

Việc kiêng cữ cho mẹ sau khi sinh nếu không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Bà đẻ bịt tai đi tất bao lâu, kiêng tắm gội thế nào, ăn uống ra sao, … Gia đình cần kiêng cữ cho mẹ sau sinh một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt là gia đình cần động viên và chia sẻ với mẹ trong thời điểm này để tránh dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Xem thêm:

  • Phương pháp giảm mỡ bụng sau sinh 7 tháng cho mẹ lấy lại vòng eo “con kiến”
  • Gợi ý 20 mâm cơm ở cữ ngon mắt, ngon miệng cho mẹ, lợi sữa cho bé
  • Ở cữ khoa học kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và kiến thức Y khoa?

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Sau sinh, cơ thể phụ nữ ở trong tình trạng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Ông bà xưa khuyên sản phụ trong giai đoạn ở cữ nên nhét bông gòn vào tai để tránh gió lùa hay tiếng động mạnh ảnh hưởng đến thính giác, gây ù tai.

SKĐS - Ngày nay, việc chăm sóc sản phụ sau sinh thường có những quan điểm mới đã đem lại cho những bà mẹ nhiều lợi ích vô cùng quý báu.

Để hiểu sâu hơn về vần đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Văn Hùng [Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội]:

- Theo bác sĩ để chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều gì?

Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm đầu kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu [vì sau khi vượt cạn cơ thể chúng ta vừa mất một sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao máu sẽ không lưu thông lên não]. Trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày; những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.

Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.

Sau khi sinh, mẹ bầu nên tắm sạch toàn thân, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ. [Ảnh minh họa]

Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà các mẹ phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.

- Theo bác sĩ sau khi đẻ thì có cần ăn kiêng cữ gì không?

Thực sự chúng ta không nên kiêng khem quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2-4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và ăn nóng. Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây có tính lành như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… Các mẹ nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…

Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 – 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.

Sau khi sinh một giờ, mẹ nên cho bé bú ngay để tăng bài tiết sữa và tận hưởng nguồn sữa non quý giá. [Ảnh minh họa]

- Nhiều sản phụ hay bó bụng, điều này có tốt không thưa bác sĩ?

Sau khi sinh sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được những trường hợp viêm nhiễm.

Có những trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

- Sau khi sinh sản phụ có nên kiêng xem ti vi, máy vi tính không thưa bác sĩ?

Thông thường sau qua trình vượt cạn cơ thể của mỗi sản phụ rất mệt mỏi, chính vì thế cần được tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…

Sản phụ nên nhét bông vào hai lỗ tai để tránh nghe những tiếng động mạnh. Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

- Thưa bác sĩ, ngày xưa thường có quan niệm sản phụ đẻ xong tránh nói to để sau này không phải nói nhịu. Điều này có đúng không?

Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ. Bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để phòng tật nói nhịu. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả người không sinh nở hay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.

- Nhiều sản phụ sau khi đẻ đã dùng rượu nghệ để bôi lên da, việc làm này có tác dụng gì không?

Hiện nay có rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn mình có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ cũng rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da.

Vì vậy muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng ra bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.


Video liên quan

Chủ Đề