A. hoạt động cơ bản - bài 24 : góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Lưu ý : Với hình 1 để vẽ 1 góc không vuông ta có 3 cách vẽ, đó là vẽ góc A, cạnh AB, AC hoặc vẽ góc B cạnh BA, BC hoặc vẽ góc C cạnh CA, CB.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Câu 1

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :

a) Dùng thước và bút chì nối các điểm trong mỗi hình dưới đây :

A. hoạt động cơ bản - bài 24 : góc nhọn, góc tù, góc bẹt

b) Đọc tên mỗi góc em đã vẽ được ở các hình trên.

c) Dùng eke để kiểm tra mỗi góc đó và nêu nhận xét của em.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đề bài và thực hiện các hoạt động được nêu.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ hình : Ta có thể nối như sau :

A. hoạt động cơ bản - bài 24 : góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Lưu ý : Với hình 1 để vẽ 1 góc không vuông ta có 3 cách vẽ, đó là vẽ góc A, cạnh AB, AC hoặc vẽ góc B cạnh BA, BC hoặc vẽ góc C cạnh CA, CB.

b) Đọc tên góc :

Hình 1: Góc A, cạnh AB, AC (hoặc góc B cạnh BA, BC hoặc góc C cạnh CA, CB)

Hình 2: Góc E, cạnh ED, EG.

Hình 3: Góc I, cạnh IH, IK.

c) Dùng ê ke kiểm tra ba góc ta thấy: Góc A nhỏ hơn góc E, góc I lớn hơn góc E.

Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn

A. hoạt động cơ bản - bài 24 : góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Câu 3

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

A. hoạt động cơ bản - bài 24 : góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Trong hình vẽ trên có :

-Góc vuông đỉnh K cạnh KM, KN
-Góc tù đỉnh O, cạnh OP, OQ
-Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC
-Góc nhọn đỉnh O, cạnh OP, OQ
-Góc tù đỉnh A cạnh AB, AC

Phương pháp giải:

Quan sát các hình vẽ và dựa vào tính chất của các góc để xác định tính đúng sai của các khẳng định đã cho.

Lời giải chi tiết:

-Góc vuông đỉnh K cạnh KM, KN Đ
-Góc tù đỉnh O, cạnh OP, OQ S
-Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC S
-Góc nhọn đỉnh O, cạnh OP, OQ Đ
-Góc tù đỉnh A cạnh AB, AC Đ