150 cay nhẫn thu được khoảng bao nhiêu tấn nhãn

Vụ mùa nhãn sớm năm nay gia đình ông Trần Tuấn Dũng tổ 03 ấp Thanh An, xã Thanh Lương có gần 1,5 hecta (ha) cho thu hoạch. Ông Dũng cho biết mọi năm, nếu năm nào được mùa bình quân mỗi ha nhãn cho thu khoảng từ 12 – 15 tấn trái, năm nay do thời tiết ủng hộ cộng với áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào vườn cây, nên vườn nhãn nhà ông cho năng suất rất cao. Theo tính toán của ông Dũng, dù mới thu khoảng 7 sào nhưng gia đình ông đã được hơn 20 tấn, nếu thu hết vườn thì năm nay gia đình thu trên dưới 40 tấn trái. Năng suất cao là thế, nhưng gia đình ông Dũng cũng không mấy vui vì giá nhãn đầu vụ năm nay chỉ giao động từ (12.000 đến 13.000/1kg) thấp hơn so với mọi năm từ 6.000 – 8000 đồng/kg. “Vụ nhãn năm nay so với năm ngoái thì riêng gia đình tôi như thế là được mùa, nhưng giá cả lại thấp hơn năm ngoái, trừ chi phí phân tro, công chăm sóc, công thu hoạch nên bù đi bù lại cũng chỉ bằng năm ngoái”. Ông Dũng bộc bạch.

Nhìn vườn nhãn 3 ha của gia đình mình, ông Nguyễn Văn Sứng ngụ tổ 7, ấp Thanh An, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long rất vui mừng vì thấy cây nào cây nấy đều sai trĩu quả, theo ước tính của ông thì mỗi cây phải cho từ 150 – 200 kg trái, với 3 ha ta ông thu trên 50 tấn trái, với giá bình quân năm ngoái từ 16.000 – 18.000 đồng, trừ chi phí gia đình ông thu lợi từ 650 – 700 triệu đồng. Nhưng những tính toán ban đầu của ông không được như ý muốn, bởi tuy nhãn được mùa nhưng giá cả năm nay lại rất thấp, giá thương lái hiện tại đang thu mua tại vườn chỉ ở mức 12.000 đồng/kg. Theo ông Sứng đây cũng gọi là được giá rồi, bởi lúc đầu vụ giá chỉ giao động từ 7.000 – 8.000 đồng/kg, có lúc giá chỉ 4.000 đồng. “Nếu như mọi năm có mất mùa 01 ha chỉ thu từ 12 – 15 tấn trái nhưng giá bình quân từ 16.000 – 18.000 đồng/kg, có lúc lên tới 20.000 kg thì gia đình tôi cũng thu lợi hơn 500 triệu đồng từ vườn nhãn nhà. Năm nay gia đình đầu tư chi phí nhiều hơn, năng suất vườn cây cao hơn nhưng giá cả lại thấp hơn so với năm ngoái, thế là năm nay bà con trồng nhãn được mùa cũng như không”. Ông Nguyễn Văn Sứng vừa nói vừa nhìn những thùng nhãn được chất lên xe của thương lái.

150 cay nhẫn thu được khoảng bao nhiêu tấn nhãn

Ông Nguyễn Văn Sứng bên vườn nhãn nhà mình

Hiện nay trên địa bàn ấp Thanh An, xã Thanh Lương có hơn 900 ha trồng cây ăn trái, trong đó cây nhãn chiếm hơn một nửa. Các hộ dân trồng cây ăn trái nói chung và trồng nhãn ở ấp Thanh An nói riêng rất mong các cơ quan chức năng cần có các biện pháp bảo hộ giá cả nông sản cho người dân, để người dân yên tâm sản xuất.

“Tôi là một hội viên trong Tổ sản xuất của ấp Thanh An, chúng tôi rất mong muốn các ngành chức năng của thị xã, của tỉnh quan tâm đến bà con nông dân ở ấp Thanh An, không chỉ riêng về cây nhãn mà cả về các cây trồng khác tìm phương án nào đó để tìm đầu ra cho nông sản của bà con chúng tôi”. Ông Nguyễn Văn Sứng mong muốn.

Đối với những hộ nông dân được mùa thì giá cả cho dù có thấp chút ít cũng được an ủi một phần gọi là “lấy công làm lời”, còn những hộ mất mùa thì “cười ra nước mắt”. Điển hình như gia đình ông Đồng Đức Quang ngụ tổ 3 ấp Thanh An, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long. Ông Quang cho biết gia đình ông có hơn 2 ha trồng nhãn năm nay năng suất so với năm ngoái chỉ bằng 50% do vườn nhãn của gia đình bị bệnh “chổi rồng” cộng với giá cả thấp nên gia đình coi như mất trắng vụ nhãn sớm. “Nông dân chúng tôi mong muốn các nghành chức năng có các biện pháp bảo hộ nông sản đảm bảo đầu ra cho người dân; đồng thời cần kiểm tra kiểm soát nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người dân chúng tôi còn gắn bó được với cây ăn trái”. Ông Quang kiến nghị.

Bao giờ niềm vui của người dân trồng cây ăn trái tại ấp Thanh An được trọn vẹn, thiết nghĩ rất cần sự chung tay vào cuộc của các nghành chức năng để tìm ra một hướng đi thích hợp giúp người nông dân không còn phải chịu cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”./.

Thời điểm này, người dân tại một số vùng trồng nhãn như Hà Nội, Hưng Yên... đang bước vào vụ thu hoạch. Ghi nhận của phóng viên NTNN cho thấy, năm nay nhiều nơi nhãn được mùa và được cả giá, nhất là đối với những vùng trồng nhãn sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Người tiêu dùng chuộng nhãn sạch

Từ một cây nhãn tổ, đến nay xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) đã có gần 130ha nhãn, với giá trị kinh tế cao gấp cả 7 – 8 lần lúa. Gần đây khách hàng đã quen với thương hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành”, bởi chính chất lượng, sạch và an toàn, khi nó được trồng, chăm sóc theo mô hình an toàn VietGAP. Anh Nguyễn Văn Thành- người đầu tiên trồng giống nhãn chín muộn này cho biết: “Đặc điểm vượt trội của giống nhãn này là thời gian chín muộn hơn các loại nhãn khác từ 30 – 40 ngày (từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9). Độ xuống nước của nhãn chậm, có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm”.

150 cay nhẫn thu được khoảng bao nhiêu tấn nhãn
Hiện nhãn chín muộn Đại Thành được thương lái đến tận vườn mua với giá 40.000 – 45.000 đồng/kg. Ảnh: V.T

Năm 2008, khi nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống nhãn chín muộn ở Đại Thành, Viện Nghiên cứu Rau quả T.Ư đã khẳng định, cây nhãn tổ không phải là giống di truyền mà là đột biến gen. Theo đó, ngoài cây nhãn tổ, trong 40 cây nhãn có tuổi đời khoảng 30 tuổi của anh Nguyễn Văn Thành, Viện đã công nhận thêm 15 cây đầu dòng có chất lượng tốt được phép nhân giống. “Hiện tôi có 150 cây nhãn, sản lượng khoảng 15 tấn quả/vụ, với giá bán 40.000 – 45.000 đồng/kg tại vườn. Năm nay nhãn ở Đại Thành có chất lượng rất tốt, nên khách hàng đến mua đông, nhiều hộ không còn nhãn để bán” – anh Thành cho hay.

Ông Nguyễn Hồng Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, khoảng chục năm gần đây, xác định đây nhãn là cây trồng tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, nên huyện đã lập quy hoạch, lộ trình để phát triển nhãn chín muộn. Hiện cả huyện có khoảng 120ha, dự kiến đến năm 2020 là 150ha, tập trung chủ yếu ở xã Đại Thành và một phần ở xã Tân Phú, với sản lượng khoảng 10.000 tấn/năm.

“Năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã chứng nhận thương hiệu tập thể “Nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai” cho gần 600 thành viên. Mặc dù đây là cây trồng có chất lượng, giá trị kinh tế cao, song không vì thế mà huyện phát triển ồ ạt. Chúng tôi xác định đây là cây đặc sản, nên chỉ phát triển ở những nơi phù hợp, có chất lượng, năng suất cao, để bán được với giá cao theo đúng nghĩa của sản phẩm đặc sản” – ông Lâm cho hay.

Mua nhãn sạch ở đâu?

Tại Đại Thành, hiện có đến 90% số hộ dân trong xã trồng nhãn và hầu hết đều áp dụng theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Ông Nguyễn Văn Hạnh - một trong những người đang áp dụng mô hình VietGAP chia sẻ: “Chúng tôi trồng nhãn để bán cho người tiêu dùng, nên rất cần hiểu tâm lý của họ. Bây giờ họ rất quan tâm đến sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng, mà mình làm “rởm” chắc chắn sẽ không bán được. Chúng tôi đã thay đổi tư duy, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và phun đúng thời điểm. Ngay cả phân bón cũng chủ yếu dùng phân chuồng là chính, nên chất lượng nhãn ngày càng cao”.

Chia sẻ về đầu ra của sản phẩm, ông Nguyễn Quang Thắm – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai cho biết: “Hiện cung vẫn chưa đủ cầu, nhãn Đại Thành chủ yếu được bán tại các siêu thị lớn như Metro, BigC… chứ rất ít bán lẻ ở ngoài. Trước mắt chúng tôi sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng mức giá trung bình đạt khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg. Về lâu dài sẽ liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu, giới thiệu sản phẩm đi thị trường Mỹ, Nhật Bản…”.

Tại vùng nhãn Hưng Yên, thời điểm này bà con nông dân cũng đang tất bật thu hoạch nhãn, trong đó có nhiều vườn nhãn phục vụ xuất khẩu. Nhà đang trồng hơn 100 gốc nhãn, ông Trịnh Văn Thinh – Chủ nhiệm HTX Nhãn lồng Hồng Nam (TP.Hưng Yên) cho biết: “Để có đầu ra ổn định với giá cao, dù khó khăn, nhưng nhiều người trồng nhãn chúng tôi vẫn cố làm bằng được để xuất khẩu”.

Bà Đoàn Thị Chải – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 2.000ha nhãn trồng quy mô tập trung, sản lượng 35.500 - 40.000 tấn/năm, giá trị thu nhập từ 400 - 500 tỷ đồng/năm. Ngoài việc thu hoạch để bán ở thị trường trong nước, năm nay Hưng Yên còn xây dựng các vùng trồng nhãn xuất khẩu sang Mỹ tại xã Hồng Nam, TP.Hưng Yên (gần 10ha) và tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu (gần 11ha).

Để đảm bảo sạch và đạt tiêu chuẩn nhãn xuất khẩu, bà Chải lưu ý: Bà con chú ý không bón phân tươi trực tiếp vào gốc nhãn mà phải ủ phân hoai mục theo hướng dẫn của cán bộ BVTV. Tốt nhất là bón theo nguyên tắc “1 đợt lộc, 2 lần bón”. Cụ thể, với nhãn đang trong giai đoạn thu hoạch thì bón 4 lần/năm. Để quả nhãn có chất lượng thơm ngon, bà con nên bổ sung đất phù sa vào vườn nhãn hàng năm, sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với phân bón tự chế như phân cá, đậu tương, ngô...