100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

28-09-2022 10 22790 0 0 Báo lỗi

Trong thời kỳ kháng chiến, sau những cuộc chiến đấu oanh liệt, những ca khúc cách mạng hát vang lên như một lời động viên tinh thần, lời cảm ơn đến các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các nhạc sĩ, hay cũng chính là các chiến sĩ cùng một thời gian khổ. Những ca khúc cách mạng hào hùng đó cho đến ngày nay vẫn còn được đón nhận một cách chân thành, và không thể không nhớ đến các nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm bất hủ ấy. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về họ nhé!

Để có những tác phẩm để đời đến ngày hôm nay, sự cống hiến của những người nhạc sĩ thật đáng để chúng ta kính trọng. Hãy thưởng thức lại những sáng tác thật tuyệt vời của họ nhé !


Các bình luận

Click the image to close

Sưu tầm : TT. Kim Anh

Nhạc sĩ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Anh từng học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn (1953), Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1954), Đại Học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1963). Năm 1965 anh đạt được Huy Chương Vàng trong cuộc thi Lực Sĩ Đẹp.

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Năm 1951, nhạc sĩ Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 1956 khi mới 15 tuổi. Bài Sang Ngang được anh viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người anh yêu (ca sĩ Lệ Thanh) lên xe hoa. Bài hát này nhanh chóng trở nên phổ biến và đã làm cho biết bao nữ sinh rơi nước mắt.

Nhạc sĩ Đỗ Lễ kết hôn với người vợ đầu là ca sĩ Hoài Xuân (người trình bày nhạc phẩm Sang Ngang lần đầu trong các phòng trà ở Sài Gòn), tuy nhiên cuộc tình này chỉ kéo dài 6 năm khi họ có với nhau ba mặt con. Thời gian đau khổ sau khi chia tay anh đã sáng tác nhiều bản nhạc nghe rất não lòng như Tình Phụ, Tan Vỡ, Tuyệt Tình, Tàn Phai, Dại Khờ… Nhạc phẩm Tình Phụ đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại Đại Hội Điện Ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70 và cũng là nhạc phẩm chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng.

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Nhạc sĩ Đỗ Lễ cũng từng phụ trách một chương trình ca nhạc hàng tuần trên đài Truyền Hình Sài Gòn mang tên là “Thời Trang Nhạc Tuyển” và là một trong những chương trình truyền hình rất thu hút khán giả trước năm 1975, cùng một lúc anh đứng ra kinh doanh nhiều mặt hàng âm nhạc như thành lập hãng đĩa, hãng băng và xuất bản nhạc. Ngoài ra anh còn thực hiện những chương trình ca nhạc cho một số phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn quy tụ các giọng ca như Hoàng Oanh, Khánh Ly, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Caroll Kim, Hoài Xuân, Tam ca Sao Băng, Ba Con Mèo, Ba Trái Táo… Đặc biệt chính Đỗ Lễ lại là người họa sĩ vẽ trang trí cho sân khấu những show truyền hình của anh nên anh được nhiều người gọi là họa sĩ “Sang Ngang” như tên một bài hát rất nổi tiếng của anh.

Trước năm 1975, lớp dạy nhạc của anh trên đường Trương Minh Giảng là nơi quy tụ rất nhiều học sinh theo học. Những năm sau đó lớp nhạc này của anh vẫn tiếp tục được các học sinh tìm đến ghi danh rất đông nên anh đã có được một đời sống khá sung túc, bình yên và ổn định.

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Đến năm 1994 nhạc sĩ Đỗ Lễ được thân nhân bảo lãnh qua Mỹ, định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Tuy nhiên được biết anh đã tỏ ra rất chán nản với cuộc sống tại Hoa Kỳ. Phải chăng đời sống nơi xứ lạ này không làm cho anh thấy yên tâm hay thoải mái như bao nhiêu người khác, nên anh lại một mình quay về chốn cũ, với nhiều kỷ niệm xưa để tự kết liễu đời mình ở đó trong cô đơn, buồn nản và thất vọng não nề như những lời tiên tri trong các bài hát của anh?

Nhạc sĩ Đỗ Lễ đã tìm đến cái chết bằng cách tự tử với một liều thuốc Quinine cực độc vào ngày 24 tháng 3 năm 1997 trong căn nhà đang thuê trên đường Trần Đình Xu, Sài Gòn. Ngay cả vợ anh là chị Vương Thị Lam Phương cũng không thật sự hiểu, lý do nào đã khiến cho người chồng nghệ sĩ của mình tìm đến cái chết, chị cho biết: “Đỗ Lễ là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếu đuối, cứ gặp chuyện gì buồn là trở nên suy sụp, rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì nữa, theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái chết của anh ấy!”

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Người ta tìm thấy trong căn nhà của anh haiá thư tuyệt mệnh – một gửi cho vợ và một gửi cho một người bạn thân! Đỗ Lễ mất đi để lại sự tiếc nuối cho nhiều người mến mộ, người ta khóc thương cho anh, xót xa cho anh – người nhạc sĩ tài hoa nhưng mệnh bạc!

(Tổng hợp)

Đỗ Lễ cha đẻ của những bài ca dang dở

Ai từng yêu nhạc mà không âm thầm nghĩ đến Đỗ Lễ, cái lặng lẽ âm thầm ấy… là sự đau thương trong tình khúc reo hờn trầm buồn đi thẳng vào cuộc đời. Từ muôn trùng, mỗi lần nghe tiếng nhạc trỗi vang là mỗi lần cảm thấy lòng bùi ngùi se sắt lại, tình bâng khuâng với giòng nước, hồn lơ lửng theo mây gió. Trong những phút tuyệt vời ấy, người ta lại thầm nghĩ tới người nghệ sĩ đã soạn thành những tình khúc dang dở của tình yêu, hình dung đến cái đẹp hào hoa tao nhã của con người nhiều lãng mạn và mộng mơ, để lòng thổn thức với thế nhân.

Những hình ảnh đẹp rực rỡ huy hoàng của chàng nhạc sĩ Đỗ Lễ là người mang đầy những thơ mộng dày đặc những đau thương và sầu khổ đã phủ kín đời anh. Đỗ Lễ ra đời năm 41 tại Hà nội, Trời đã phú cho Đỗ Lễ từ thuở nhỏ, năm 14 tuổi đã sáng tác, đến năm 18 tuổi nổi tiếng nhạc phẩm đầu tiên Tan Vỡ & Sang Ngang, tiếng nhạc trở nên réo rắt và tâm hồn trở nên tha thiết trong mối tình đầu dang dở ấy…

Những tiếng nhạc buồn như mời mọc, van xin và sự sầu khổ man mác tạo thành những ca khúc tuyệt vời là tiếng lòng thổn thức của Đỗ Lễ. Tôi yêu nét nhạc đậm đà của Đỗ Lễ và Đỗ Lễ tiếp tục hát, nghe em!

Nếu biết rằng yêu là đau khổ thì… ta vẫn yêu

Nếu biết rằng hát giữa sa mạc thì… ta vẫn hát

Ôi! những thương mà ta đã xa…

(Phạm Duy - Sài gòn 24/12/1973)

Những bóng hồng trong thơ nhạc - Bài hát đệ nhất thất tình

Nếu nói về các ca khúc “thất tình” trước 1975 ở miền Nam, chắc chắn ai cũng biết bài Sang ngang của nhạc sĩ Đỗ Lễ, vì nó não tình, sướt mướt đến độ... không có bài hát nào có thể vượt qua được.

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Nhạc sĩ Đỗ Lễ và ca sĩ Lệ Thanh - Ảnh: tư liệu

Cứ tưởng tượng rằng ngày mai người yêu lên xe hoa, đêm nay trong chếnh choáng hơi men, mình ôm cây đàn, hát cho em, tiễn em lần cuối bằng ca khúc Sang ngang với hợp âm mi thứ, điệu boston: “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi... Em hỡi đôi mình mộng nay đã tan, tình đã dở dang. Em khóc những chiều anh xót xa nhiều thương cho tình yêu. Nỗi buồn chua cay, khi lòng đổi thay thôi hết sum vầy...”. Sao mà lâm ly, thê thiết đến vậy! Cho nên, bảo rằng hầu như người dân miền Nam trước 1975, ai cũng biết, cũng hát Sang ngang là không hề cường điệu.

Lệ Thanh - giọng hát... không giống ai

Bài Sang ngang bắt nguồn từ giọng hát của một cô ca sĩ: Lệ Thanh. Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ trong khoảng 10 năm (1955 - 1965), nhưng đã chinh phục trọn vẹn cảm tình của khán giả đương thời. Cô là “đệ tử” của nhạc sĩ Hùng Lân. Giọng không thanh mà như bị... nghẹt mũi. Cách trình bày bản nhạc cũng thật đặc biệt: không hát liên tục một câu mà thường chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đã vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng thì cô ngừng. Chơi ngẫu hứng như thế nên nhiều khi ý nhạc sai lệch hẳn đi. Các nhạc sĩ nhăn nhó, nhưng khán giả cứ vỗ tay rần rần... Dạo ấy, Lệ Thanh ưa hát những bản Tiễn em (thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy), Chiều mưa biên giới, Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông), Gặp nhau, Tà áo cưới (Hoàng Thi Thơ), Tà áo xanh (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)... Tuy nổi tiếng như cồn (cùng với ca sĩ Thanh Thúy), nhưng cuộc đời ca hát của Lệ Thanh lại rất ngoan hiền, không chút điều tiếng. Cô ăn mặc giản dị, tránh né đám đông tối đa, không thích chụp ảnh và ghét tuyên bố vung vít trên mặt báo. Tuy là ca sĩ, nhưng trong mắt khán giả, hình ảnh ca sĩ Lệ Thanh như một nữ sinh ngây thơ, khả ái...

Trong số các khán giả ái mộ Lệ Thanh, có một chàng nhạc sĩ trẻ, dáng dấp thư sinh. Đó là nhạc sĩ Đỗ Lễ. Chàng nghiện từ tiếng hát đến dáng vóc của ca sĩ Lệ Thanh và luôn là một “tín đồ” trung thành của nàng.

“Nhạc sĩ của những cuộc tình dở dang”

Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh năm 1941, tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953), Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (1954), Đại học Khoa học Sài Gòn (1959), Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963). Năm 1965, ông từng giành được huy chương vàng trong một cuộc thi Lực sĩ đẹp... Tóm lại, Đỗ Lễ là một con người đa tài, một “nghệ sĩ - trí thức” chính hiệu... Đỗ Lễ tự học nhạc năm 10 tuổi và tập tành sáng tác năm 15 tuổi. Tuy thế, đến thời điểm “trồng cây si” ca sĩ Lệ Thanh thì Đỗ Lễ vẫn chưa có nhạc phẩm nào thực sự nổi tiếng. Đêm đêm, hễ nàng hát ở phòng trà nào là hầu như Đỗ Lễ có mặt ở đó. Lệ Thanh đứng trên sân khấu, mỉm cười chung chung, vô định... Vậy mà, Đỗ Lễ thấy như nàng cười với riêng mình, nàng hát riêng cho mình nghe... Vậy rồi, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát để... lấy chồng (khoảng năm 1965), để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Người hụt hẫng nhất chính là Đỗ Lễ. Dù ông yêu Lệ Thanh bằng mối tình đơn phương nhưng cũng đau đớn, vật vã lắm. Rồi Đỗ Lễ soạn ca khúc Sang ngang, tưởng tượng ra một đêm từ biệt với Lệ Thanh: “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi... Mai bước sang ngang, lòng thêm nát tan, tình đã dở dang... Thôi khóc làm gì, đã lỡ duyên thề, thương nhau làm chi. Nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay. Xa cách nhau rồi...”. Bản nhạc ngay lập tức nổi tiếng và đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của các cô nữ sinh thời bấy giờ...

Thời gian tiếp theo, Đỗ Lễ cho ra hàng loạt những ca khúc mang hơi hướm thất tình nghe rất não lòng như Tình phụ, Tan vỡ, Tuyệt tình, Tàn phai, Dại khờ, Hận tình, Tình buồn, Oan trái, Dang dở, Chuyện buồn tình yêu, Mùa thương cũ, Rồi em cũng bỏ tôi đi...

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

100 bài hát của ca sĩ nhạc sĩ hàng đầu năm 2022

Nhạc sĩ Đỗ Lễ kết hôn với ca sĩ Hoài Xuân (người trình bày nhạc phẩm Sang ngang lần đầu trong các phòng trà ở Sài Gòn), tuy nhiên cuộc tình này chỉ kéo dài 6 năm khi họ có với nhau ba mặt con. Đến năm 1994, Đỗ Lễ qua Mỹ định cư. Tuy nhiên, do không hòa nhập được với cuộc sống nơi quê người, ông bị trầm cảm nặng. Trong một dịp trở về VN, ông đã tìm đến cái chết bằng cách tự tử với một liều thuốc cực độc vào ngày 24.3.1997.

Riêng ca sĩ Lệ Thanh hiện vẫn còn sống tại Canada.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng nhận xét: “Đỗ Lễ là nhạc sĩ của những cuộc tình dở dang” (24.13.1973). Ngoài ca khúc Sang ngang nổi tiếng, ca khúc Tình phụ đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những bản nhạc phim hay tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70 và cũng là nhạc phẩm chính trong phim Sóng tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng.

Hà Đình Nguyên

Trở lại Trang Chính

Ai là ca sĩ giỏi nhất

10 nhạc sĩ hàng đầu.

Những bài hát nào đã viết những bài hát hit nhất?

Các nhạc sĩ thành công nhất về các đĩa đơn số một là John Lennon (1940-80) và Paul McCartney (sinh ngày 18 tháng 6 năm 1942).John Lennon (1940-80) and Paul McCartney (b. 18 Jun 1942).

Ai đã viết 100 bài hát hàng đầu nhất?

Paul McCartney (32) và John Lennon (26), của The Beatles, lần lượt xếp hạng thứ nhất và thứ hai, vì đã viết 100 số 1 nóng nhất, nhờ vào nhóm đầu ra và đầu ra solo tương ứng của họ.Max Martin đứng thứ ba trong số các nhà văn, đã viết 25 số.

Ai là nhạc sĩ nổi tiếng nhất hiện nay?

Các nhạc sĩ hàng đầu của Musicrow năm 2021:..
Ashley Gorley ..
Jesse Frasure ..
Josh Ostern ..
Corey Crowder ..
Michael Hardy ..
Luke Combs ..
Hunter Phelps ..
Jonathan Singleton ..