1 bitcoin bằng bao nhiêu việt nam đồng năm 2024

Bitcoin (BTC) là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto. Bitcoin được phát hành năm 2009 bởi một nhân vật bí ẩn có biệt danh Satoshi Nakamoto.

Bitcoin được xây dựng dựa vào công nghệ Blockchain. Công nghệ này là một chuỗi các khối có chứa thông tin, giúp giám sát mọi thứ chặt chẽ thông qua cuốn sổ cái và giúp bạn giao dịch dễ dàng mà không qua một bên thứ 3 nào khác.

Đây là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở và sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch. Giao thức này cho phép Bitcoin loại bỏ tất cả các bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Điều này có nghĩa là tất cả các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa những người tham gia mạng lưới một cách bình đẳng, độc lập. Giao dịch Bitcoin sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận với phí giao dịch cực kỳ thấp (gần như bằng 0) mà không phải qua bất cứ tổ chức hay cá nhân trung gian nào.

Bitcoin là một trong những loại tiền mã hóa phổ biến nhất trên thị trường. Satoshi Nakamoto đã giới thiệu Bitcoin lần đầu vào năm 2009 và loại tiền mã hóa này vẫn giữ được vị trí số một theo vốn hóa thị trường. Bitcoin đã mở đường cho nhiều altcoin hiện có trên thị trường và đánh dấu một mốc quan trọng cho các giải pháp thanh toán kỹ thuật số.

Là loại tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới, Bitcoin đã trải qua một chặng đường dài để đạt giá trị như ngày nay. Tuy nhiên, người ta không phải mua toàn bộ một Bitcoin vì Bitcoin có thể được chia thành các đơn vị nhỏ gọi là satoshi, được đặt theo tên của người sáng tạo. Một satoshi tương đương với 0,00000001 Bitcoin.

Token BTC không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất nên bạn có thể coi Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số. Các giao dịch Bitcoin hoàn toàn minh bạch và không bị kiểm duyệt. Bạn có thể gửi tiền cho bất kỳ ai trên thế giới một cách dễ dàng. Đó là một hệ thống tài chính được hỗ trợ bởi hàng nghìn máy tính được gọi là các "node" trên khắp thế giới, thay vì một ngân hàng trung ương hoặc chính phủ duy nhất, do đó có thuật ngữ "phi tập trung".

Các bản nâng cấp Bitcoin

Vì Bitcoin có tính chất phi tập trung và dành cho cộng đồng, nhiều bản nâng cấp đối với Bitcoin xuất hiện dưới dạng các đề xuất chính thức gọi là Đề xuất cải tiến Bitcoin hoặc BIP. Điều này đảm bảo rằng phần mềm luôn được nâng cấp để có thể đóng góp thêm cho nhu cầu của cộng đồng. Bất kỳ ai cũng có thể đề xuất BIP và cộng đồng sẽ cùng nhau từ chối hoặc phê duyệt BIP. Một bản nâng cấp lớn đối với giao thức đồng thuận của Bitcoin là Nâng cấp SegWit, được đề xuất trong BIP 141 và được thiết kế để giúp quy mô Bitcoin hỗ trợ nhiều giao dịch hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các BIP như thế này thay đổi các quy tắc đồng thuận của Bitcoin, dẫn đến các fork.

Bitcoin fork

Fork là những điểm nơi phần mềm được sao chép và sửa đổi, từ một chuỗi gốc chung tạo ra hai chuỗi. Có hai loại fork – soft fork và hard fork. Soft fork là các bản nâng cấp vẫn cho phép các node chưa được nâng cấp tương tác với các node đã được nâng cấp. Hard fork là bản nâng cấp không cho phép các node chưa được nâng cấp tương tác với các node đã được nâng cấp. Bitcoin Cash là một ví dụ về hard fork của Bitcoin.

Vì Bitcoin có tính phi tập trung nên không bị lạm phát hoặc ảnh hưởng bởi bất kỳ chính sách tiền tệ nào do ngân hàng trung ương hoặc chính phủ tạo ra. Thay vào đó, sẽ chỉ có 21 triệu BTC tồn tại.

Những quan niệm sai lầm phổ biến về Bitcoin

Bitcoin chỉ là tạm bợ.

Bitcoin và công nghệ blockchain đem đến nhiều giải pháp cho các vấn đề trong thế giới thực. Một vài ví dụ bao gồm tìm cách giúp đỡ những người dân chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng, chống giả mạo và cải thiện các giao dịch xuyên biên giới. Ngay cả khi chúng ta bỏ qua khái niệm Bitcoin như một tài sản đầu cơ hoặc kho lưu trữ giá trị, đồng tiền này vẫn có khả năng tồn tại và thay đổi nhiều lĩnh vực.

Bitcoin có thể được sao chép và dán, khiến chúng dễ dàng bị làm giả.

Không hề, nhờ có giao thức Bitcoin, Bitcoin của bạn không thể bị sao chép. Từ "mã hóa" trong "tiền mã hóa" bắt nguồn từ từ "mật mã", một kỹ thuật cho phép liên lạc an toàn, nghĩa là không giống như tiền pháp định, ta không thể làm giả Bitcoin. Trên thực tế, Bitcoin giải quyết vấn đề chi tiêu kép, một sơ hở trong tiền kỹ thuật số truyền thống cho phép người dùng chi cùng một số tiền hai lần.

Bitcoin có hại cho môi trường.

Một lượng đáng kể hoạt động đào Bitcoin sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện, v.v.) thay vì các nguồn năng lượng truyền thống có hại cho môi trường.

Việc "halving" ảnh hưởng đến giá của Bitcoin như thế nào?

Sự kiện Bitcoin halving xảy ra khoảng bốn năm một lần, trong đó phần thưởng dành cho các thợ đào Bitcoin khi đào block bị cắt giảm một nửa. Halving được tích hợp vào giao thức Bitcoin để duy trì giá trị của đồng tiền mã hóa này như một loại tiền tệ giảm phát. Bằng cách giảm số lượng Bitcoin mới, mục tiêu của giao thức là ngăn chặn sự mất giá của Bitcoin theo thời gian, điều thường xảy ra với các loại tiền tệ bị lạm phát.

Trong lịch sử, giá của Bitcoin có xu hướng tăng trong những tháng trước sự kiện halving do các nhà đầu tư và nhà giao dịch dự đoán sẽ có một cú sốc nguồn cung. Sau halving, giá có thể tiếp tục tăng nếu nhu cầu vẫn còn lớn và vượt xa nguồn cung bị giảm. Các yếu tố khác như tâm lý thị trường, sự hoàn chỉnh dần trong các quy định pháp lý và các sự kiện trên thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Theo dõi