Ý nghĩa của tích lũy kinh nghiệm

Kinh nghiệm chính là tri thức, là sự am hiểu của mỗi con người về một vấn đề mà chính họ đã trải qua, đã đối mặt nghiệm trực tiếp với nó. Vậy Tri thức được gọi là kinh nghiệm khi có sự kết hợp giữ lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn. Từ đó rút ra được các bài học thất bại hoặc thành công, sau đó nếu lặp lại quá trình tương tự người ta có thể tránh sai lầm cũ và biết được hướng đi tốt hơn dẫn đến thành công.

Nhiều người nhầm lẫn hiểu sai về Kinh nghiệm làm việc có nghĩa là đã từng làm qua việc đó. Thức tế được nhà tuyển dụng ghi nhận là kinh nghiệm cần:

  • Để được gọi là kinh nghiệm tri thức đó phải có được kết quả khi tương tác với công việc thực tế. Tri thức có thêm trải nghiệm thực tiễn công việc nhưng không rút ra được bài học gì cũng gọi là kinh nghiệm. Có rút ra được các bài học thất bại, các bài học thành công để lần sau lặp lại bạn đi nhanh hơn mà không phạm vào sai lầm cũ. Một công việc có nhiều quá trình, nhiều bước và nhiều tương tác, cho nên để có kinh nghiệm bạn cần trải qua hết các khâu, các góc độ của công việc. Nói đơn giản là bạn phải hiểu từ tổng quan đến chi tiết công việc đó. Sống trong đó trăn trở suy nghĩ trong đó có học hỏi từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… hay tự rút ra các bài học cho riêng mình. Nhiều người lầm tưởng khi chỉ là khán giả xem hai đấu sỹ đánh nhau nhưng bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm chiến đấu, thậm chí đọc một quyển sách một bài viết mô tả qua mà nghĩ mình có kinh nghiệm!
  • Kinh nghiệm cần thời gian để hoàn thiện và chính thức được gọi là kinh nghiệm. Theo quan điểm của các nhà tuyển dụng ít nhất thời gian làm việc từ 1 năm mới được gọi là kinh nghiệm. Dù bạn giỏi tới đâu nhưng thời gian đó là thời gian tối thiểu để được ghi nhận kinh nghiệm. Trong thời gian ngắn hơn bạn có thể hoàn thiện về kinh nghiệm tri thức nhưng bạn chưa hoàn thiện kinh nghiệm về cảm xúc. Chính vì vậy mà có khái niệm kinh nghiệm 1 năm 2 năm …..

Vậy là các bạn đã hiểu rõ để được gọi là kinh nghiệm bạn cần Kinh nghiệm trí thức và kinh nghiệm cảm xúc. Kinh nghiệm tri thức có thể có người học được rất nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng kinh nghiệm cảm xúc thì cần thời gian và càng lâu thì càng có giá trị, nó thể hiện bạn thực sự yêu công việc đó hay không! Và theo nghiên cứu được chỉ ra trong cuốn sách “”Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell”” để trở thành chuyên gia bất cứ lĩnh vực gì bạn cần tối thiểu 10.000 giờ làm việc tập luyện lặp đi lặp lại và luôn trăn trở cải tiến từng ngày.

Tầm quan trọng của kinh nghiệm 

Trong nhóm công việc ít biến động thì tư duy Kinh Nghiệm cực kỳ quan trọng! Kinh nghiệm càng lâu năm càng được đánh giá cao. Ví dụ như: Kế toán, Nghệ nhân, Họa sỹ, công nhân bậc 5,6,7….

Trong nhóm công việc biến động và thay đổi liên tục cạnh tranh không ngừng thì Kinh Nghiệm không quan trọng bằng tư duy sáng tạo. Môi trường hiện nay rất nhiều nhóm công việc biến động liên tục không ngừng, chính vị vậy ở nhóm công việc này nhiều khi kinh nghiệm quá lâu chưa chắc còn lợi thế thậm chí kinh nghiệm lâu năm còn kìm hãm tư duy sáng tạo. Ở những môi trường này kinh nghiệm 1-3 năm được đánh giá cao nhất.

Kinh nghiệm bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian. Môi trường càng tương đồng thì kinh nghiệm càng phát huy vai trò tốt hơn. Cho nên kinh nghiệm ở Mỹ chưa chắc đúng tại Việt Nam. Kinh nghiệm ở miền bắc chưa chắc đúng ở miền nam. Kinh nghiệm ở công ty lớn chưa chắc đã đúng ở công ty nhỏ. Kinh nghiệm 10 năm trước chưa chắc đã đúng tại thời điểm hiện nay...

Bí quyết xin việc thành công cho người chưa có kinh nghiệm

Sau khi đã nắm được khái niệm kinh nghiệm là gì thì bạn chắc hẳn cũng đã hiểu tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với người đi xin việc. Có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển thì cũng đồng nghĩa bạn đã nắm được một tấm vé đi vào vòng trong rồi.

Đừng quá lo lắng, chuyện gì cũng có cách giải quyết của nó nhé! Dưới đây là một vài “bí kíp” giúp người thiếu kinh nghiệm xin việc thành công:

Tận dụng tốt các mối quan hệ

Bạn chắc hẳn đã nghe đến câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ” rồi phải không? Và câu nói đó quả thực không hề sai. Đừng hiểu nó theo nghĩa tiêu cực bạn nhé! Hãy nghĩ một cách tích cực và nhìn thẳng vào thực tiễn thì bạn sẽ nhận ra việc tận dụng các mối quan hệ đem lại lợi ích to lớn thế nào cho những người muốn tìm việc.

Thực tế cho thấy các công ty, doanh nghiệp vẫn thường xuyên đăng tin tuyển dụng vô số vị trí trống nhưng những vị trí thực sự “ngon lành” thì lại thường được trao cho những “người quen”, cho những ứng viên được nhân viên/lãnh đạo trong công ty ứng cử.
Lợi dụng thì không tốt nhưng tận dụng vừa phải đối với các mối quan hệ để thông qua đó tìm được công việc thích hợp thì đó là điều nên làm.

Show ra tất cả “vốn liếng” mình có

Nói như vậy là sao? Ý nghĩa của câu nói này chính là nếu không có đủ kinh nghiệm cần thiết thì bạn cũng đừng vội buồn, vội chán nản.

Đừng bỏ qua những công việc đơn giản

Nếu bạn cứ mãi thất bại trong khi đi tìm việc thì bạn cần phải suy nghĩ lại về công việc mơ ước của bản thân. Đôi khi cách giải quyết tốt nhất lại chính là hạ thấp tiêu chuẩn của bạn xuống và tìm đến những công việc dễ dàng hơn. Có rất nhiều công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể lựa chọn như: bồi bàn, shipper, bán hàng…

Đừng vội coi thường những công việc có vẻ tầm thường đó nhé! Bản thân những công việc ấy cũng là một “chiến trường” thu nhỏ và người đảm nhiệm chúng cũng chính là những “chiến binh”. Họ được rèn luyện đủ mọi kỹ năng, được tôi luyện để đối đầu với khó khăn và vấn đề chẳng kém gì những người làm các công việc nghe chừng “cao siêu” khác.

Có phải kinh nghiệm càng lâu lương càng cao ?

Nếu bạn nghĩ kinh nghiệm càng lâu lương càng cao là tuy duy sai lầm! Già thành lão làng chỉ có trong môi trường quân đội, công an hoặc công chức nhà nước tại Việt Nam! Ở môi trường kinh tế tự do, kinh nghiệm chỉ có giá trị khi được chuyển tải thành hiệu quả công việc thể hiện bằng con số cụ thể. Có nghĩa là bạn càng làm được nhiều thì thu nhập càng cao chứ không phải bạn càng làm lâu năm lương càng cao! Tuy nhiên hầu hết nhà tuyển dụng đều chấp nhận trả một mức lương cao hơn mức lương thị trường cho người kinh nghiệm nhiều hơn như để tưởng thưởng sự trung thành với công ty hoặc sự yêu nghề ít thay đổi xáo trộn nhân sự. Mức tăng còn để bù trượt giá do lạm phát và có thêm sự tưởng thưởng đi kèm.

 Ý nghĩa của kinh nghiệm đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn xã hội.

Kinh nghiệm có chứa đựng nội dung khách quan trong quá trình phản ánh đối tượng. Song trong sự phản ánh, chủ thể kinh nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác đinh ý nghĩa của nó đối với toàn bộ quá trình phàn ánh. Có thể nói, ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của kinh nghiệm hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm và cách xử lý của chủ thể đối với kinh nghiệm. Xác đinh đúng cấp độ và giới hạn của sự phản ánh, kinh nghiệm luôn có ý nghĩa tích cực góp phần vào quá trình con người phản ánh thế giới và ngược lại. Sự tùy tiện, tuyệt đối hóa kinh nghiệm sẽ dẫn kinh nghiệm đến biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm…

Trong quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm giữ vai trò tiền đề cho sự khái quát lý luận. Mặt khác, đến quá trình thực tiễn hóa lý luận, kinh nghiệm có chức năng kiểm nghiệm các tri thức lý luận đó. Đồng thời kinh nghiệm tham gia vào quá trình hiện thực hóa lý luận. Nói cách khác, những dữ liệu của thực tiễn thâm nhập vào lý luận, khái quát thành lý luận bao giờ cũng phải dựa vào những kiểm nghiệm của kinh nghiệm và chính những tổng kết kinh nghiệm làm cơ sở và những căn cứ cho khái quát lý luận. Lý luận chứng minh sự đúng, sai cho mình bằng thực tiễn, thực tiễn chỉ xác định được nó trên cơ sở kinh nghiệm. Giữa thực tiễn, kinh nghiệm thì lý luận là mối liên hệ hữu cơ, trong đó, kinh nghiệm là một khâu trung gian của quá trình tác động, chuyển hóa. Nếu phân tích cụ thể hơn thì kinh nghiệm là trình độ bước đầu có trước lý luận và thấp hơn lý luận. Nhưng một khi lý luận ra đời dựa trên những khái quát tổng kết kinh nghiệm, thì lý luận đó lại góp phần thúc đẩy sự nảy sinh kinh nghiệm mới, dọi sáng quá trình nhận thức lại kinh nghiệm cũ trên một trình độ mới. Đối với thực tiễn, kinh nghiệm là sự phản ánh trực tiếp, gắn liền thực tiễn đó. Nó có ý nghĩa thu nhận, tích lũy, sàng lọc những tài liệu thực tiễn để cung cấp cho lý luận. Không có kinh nghiệm thì thực tiễn không khái quát được thành lý luận và ngược lại, lý luận sẽ chỉ là lý thuyết trừu tượng không có căn cứ thực tiễn và không soi rọi cho thực tiễn nếu không có kinh nghiệm.

Trong mối quan hệ giữa cái lịch sử với cái lôgic, kinh nghiệm mang một ý nghĩa nhất định. Bởi lẽ, lịch sử và lôgic là hai phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự phát triển lịch sử của sự vật với quá trình phản ánh sự phát triển ấy trong tư duy.

Ông bà ta đã dạy “Tích tiểu thành đại”. Khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm và khả năng để apply vào những vị trí cao cấp thì hãy chịu khó làm những công việc đơn giản và tích lũy kinh nghiệm từ đó. Rồi bạn sẽ chạm tới cái đích mà mình mong muốn, bạn không hề trì hoãn con đường thành công khi lựa chọn như vậy, chỉ là bạn đang đi trên con đường “chậm mà chắc” mà thôi!

Người đăng: chiu Time: 2021-08-28 16:07:43

Dàn ý và 10 bài văn mẫu lớp 12

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống mang đến cho các bạn 10 mẫu siêu hay đạt điểm cao nhất của các bạn giỏi. Qua đó các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm vững kiến thức cơ bản, củng cố kĩ năng viết văn, mở rộng vốn từ để biết cách viết bài văn cho riêng mình.

Sự trải nghiệm vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy hãy không ngại dấn thân để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Vậy dưới đây là 10 bài văn nghị luận hay nhất về sự trải nghiệm mà Download.vn giới thiệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống hay nhất

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào đề: Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú thì sao chúng ta cần không ngừng cố gắng vươn lên, thành quả của mọi nỗ lực là những trải nghiệm đáng quý nhất.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

2. Bình luận và chứng minh

- Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:

  • Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
  • Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
  • Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
  • Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
  • Lấy dẫn chứng để chứng minh...

- Những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

3. Bài học nhận thức và hành động

- Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

III. Kết bài

- Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người.

- Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.

Dàn ý số 2

1. Mở đoạn:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:

  • Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
  • Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
  • Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
  • Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
  • Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...

- Bàn luận mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào đề: Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú thì sao chúng ta cần không ngừng cố gắng, vươn lên, thành quả của mọi nỗ lực là những trải nghiệm đáng quý nhất.

2. Thân bài

– Định nghĩa về trải nghiệm: Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện.

– Trải nghiệm là thành quả giá trị không chỉ để chúng ta học tập mà còn là những khám phá thú vị để ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

– Trải nghiệm không chỉ là việc khám phá một mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là cơ hội để chúng ta học tập, tích lũy thêm những kinh nghiệm, rèn luyện những kĩ năng cần thiết

– Tích cực tham gia vào một hoạt động nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó không phải bao giờ chúng ta cũng sẽ đạt được thành công nhưng chắc chắn ta sẽ có thêm những trải nghiệm ý nghĩa

– Để có trải nghiệm chúng ta đừng ngại gian khổ, ngại hi sinh, thất bại bởi sau tất cả những khó khăn, thử thách trong hoạt động khám phá, dù không thành công chúng ta cũng đã tự tích lũy cho mình một vốn hiểu biết thật phong phú .

– Trải nghiệm giúp con người luôn bình tĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống bởi họ đã có trải nghiệm và họ biết mình cần làm như thế nào.

– Để có những trải nghiệm, chúng ta hãy hành động, tự mình tham gia để cảm nhận được những thành quả từ những hoạt động ấy.

3. Kết bài

- Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.

Vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 1

Cuộc sống luôn vận động, vì vậy bắt buộc chúng ta không ngừng tìm tòi, khám phá để nâng cao hiểu biết của bản thân. Quá trình đó là sự trải nghiệm đem đến cho chúng ta những kiến thức vô tận về cuộc sống. Mỗi nơi chúng ta đến, mỗi người chúng ta gặp, mỗi việc chúng ta làm đều để lại những suy nghĩ và bài học nhất định. Mỗi trải nghiệm đều cho ta những bài học bổ ích và làm cho chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.

Bạn có thể tự thay đổi cuộc đời mình và cũng có thể trở thành người mà bạn mong muốn nếu bạn không ngừng cố gắng, tích cực trải nghiệm. Không ngại ngần, không ỷ lại hay lười biếng, mà hãy biến từng giây phút bạn có đều trở nên ý nghĩa hơn. Muốn vậy, bạn luôn đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy nhớ rằng con đường đi đến thành công đều phải trải qua không ít khó khăn, thử thách. Và nếu bạn tâm niệm rằng cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không bị áp lực đè nặng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình. Trải nghiệm có được từ những hoạt động, sự kiện mà chúng ta từng tham gia. Trải nghiệm cũng chính là quá trình tự mình trải qua để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm cũng như tích lũy kiến thức cho bản thân.

Muốn thành công, bạn cần phải thay đổi suy nghĩ, lời nói, kế hoạch bằng hành động cụ thể. Cuộc sống hiện đại thì trải nghiệm chính là thái độ sống tích cực, cần có và nên có. Đó là cách để mỗi người tạo nên những giá trị mới cũng như khẳng định bản thân. Cảm giác đầu tiên khi bạn trải nghiệm là cảm thấy lo lắng, hoài nghi, nhưng đó chỉ là những cảm xúc thoáng qua, lâu dần bạn sẽ cảm thấy thích thú, vui sướng. Trải nghiệm có thể giúp con người bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề, bởi khi đã qua trải nghiệm họ biết mình cần làm như thế nào. Trải nghiệm cũng tạo cho con người có thêm nhiều mối quan hệ và giúp cuộc sống của mỗi người thêm phong phú. Nó còn giúp chúng ta phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoàn thiện và phát triển bản thân. Nếu không trải nghiệm, chúng ta không thể biết sở thích, ước mơ của mình là gì. Chỉ có trải nghiệm mới giúp chúng ta biết mình là ai, chúng ta có những khả năng gì và sống một cuộc sống thật ý nghĩa.

Tích cực đi và khám phá những điều mới mẻ, hãy trải nghiệm để thấy được cuộc sống này thật tốt đẹp biết bao. Và rồi bạn sẽ tìm được niềm cảm hứng tuyệt vời nhất trong chính những trải nghiệm của mình.

Nghị luận về trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 2

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những điều quan trọng mà những người trẻ chúng ta cần trau dồi chính là sự trải nghiệm.

Vậy thế nào là sự trải nghiệm? Sự trải nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện, một chủ đề, lĩnh vực nào đó mà con người được tìm hiểu, va chạm và tiếp xúc từ đó rút ra những bài học riêng cho bản thân mình. Con người đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.

Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, thích hợp nhất dành để học tập, tiếp thu và lĩnh hội các nguồn kiến thức khác nhau và áp dụng chúng vào thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Ai cũng hiểu, giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Nếu chúng ta chỉ học trong sách vở thôi là chưa đủ, kiến thức ngoài thực tế cuộc sống vô cùng quan trọng sẽ giúp chúng ta rút ra bài học nhanh và chính xác hơn. Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lý thuyết vào thực tế để đánh giá để rút ra bài học. Lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập dẫn đến tư duy và hành động sai lệch,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

Sự trải nghiệm là điều tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về trải nghiệm cuộc sống - Mẫu 3

"Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe hằng ngày. Thật vậy, cuộc sống là không ngừng khám phá và thách thức để phát triển và nâng cao hiểu biết của bản thân. Thật vậy, mỗi trải nghiệm đều cho ta những bài học bổ ích và khiến con người ta trưởng thành hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ.

Tuổi trẻ là tuổi có nhiều nhiệt huyết, là tuổi mà con người dám nghĩ dám làm, dám thách thức bản thân để bứt phá giới hạn. Cũng ở tuổi trẻ con người ta có nhiều ý tưởng, họ mơ mộng và tràn đầy nhiệt huyết, người trẻ dám nghĩ dám làm và có thể đạt được những thành công vang dội. Đúng vậy thì tuổi trẻ rất cần phải trải nghiệm. Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được kinh nghiệm và tri thức và đặc biệt trong cuộc sống ngày nay con người phải luôn học hỏi, trải nghiệm thì mới trở thành người có ích cho xã hội.

Chắc hẳn một số người trẻ sẽ nghĩ tuổi trẻ là khoảng thời gian để hưởng thụ, tại sao lại phải trải nghiệm? Thay vì dành thời gian tự mình đi tìm những thứ khiến mình gặp khó khăn và tiêu tốn thời gian thì sao không dành khoảng thời gian đó để vui chơi hưởng thụ? Tuổi trẻ là tuổi để vui chơi và tận hưởng, quan điểm này chẳng có gì là sai cả vì chúng ta còn trẻ và đương nhiên tuổi trẻ ham chơi là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu cứ mù quáng lún sâu vào hưởng thụ và chơi bời không lo nghĩ cho tương lai thì sẽ gánh chịu hậu quả đáng buồn. Nếu bạn chọn vui chơi thay vì tự gây dựng sự nghiệp, tự khám phá những tri thức mới mẻ thì bạn chỉ có hôm nay chứ không có ngày mai. Vì ai trong chúng ta cũng biết nếu vui chơi mà không học tập sẽ không có sự nghiệp, nếu không có sự nghiệp thì cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Khi bạn còn trẻ bạn có thể bán sức lao động của mình để lấy tiền, có thể dầm mưa dãi nắng, bán thời gian để nuôi bản thân mình, thế nhưng khi bạn lập gia đình thì sao. Lúc ấy không chỉ nuôi một miệng ăn mà còn thêm vợ con, gánh nặng kinh tế khiến bạn phải lao thân đi làm kinh tế, sẽ không có thời gian hưởng thụ và vì lao động quá sức nên sức khỏe sẽ ngày một yếu dần và có thể mất mạng bất cứ lúc nào chẳng hay biết. Vậy là bạn sẽ phải dừng cuộc chơi của mình ở đây, cả cuộc đời chỉ vì dăm ba phút rong chơi không suy nghĩ mà mang đến kết cục bi thương.

Rồi bây giờ tôi sẽ trả lời cho các bạn biết tại sao chúng ta phải trải nghiệm, đặc biệt là tuổi trẻ. Vì trải nghiệm giúp chúng ta mở mang tri thức, có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trải nghiệm cũng cho chúng ta những mối quan hệ và giúp cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn. Một câu hỏi cho bạn là bạn thực sự có thể dành hàng giờ ngồi bên chiếc bàn học và nhồi nhét kiến thức một cách máy móc. Điều này sẽ là không thể đúng chứ. Chúng ta đều là con người chứ không phải là cỗ máy, chúng ta làm việc đa phần dựa theo cảm xúc và lý trí, việc bạn học như thế sẽ chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, chán nản. Học quá nhiều khiến bạn cảm thấy căng thẳng, thay vì nhớ lâu hơn thì bạn sẽ bị rối loạn trí nhớ vì phải ôm đồm quá nhiều. Nhưng thử nghĩ mà xem nếu chúng ta đem lý thuyết kết hợp với thực hành thì kết quả sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn chứ, đấy cũng là lý do tại sao mà các môn học bây giờ thường đi kèm với những tiết thực hành và hoạt động ngoại khóa. Thật vậy trải nghiệm giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tập.

Đọc đến đây rồi lại có nghĩ rằng mình qua tuổi đi học rồi thì cần gì phải trải nghiệm, đi làm cả ngày mình còn chẳng có thời gian để ngủ thì làm sao mà đi trải nghiệm được. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì bạn nhầm rồi vì trải nghiệm không chỉ là trải nghiệm học tập mà chúng ta có thể trải nghiệm từ bất cứ việc gì. Chúng ta học một môn học mới, học nấu ăn hay học các kỹ năng khác cũng là trải nghiệm, chúng ta đi du lịch cũng là trải nghiệm, đi công tác hay tham gia vào một dự án nghiên cứu cũng là trải nghiệm. Vì trải nghiệm vốn là tự thân mình trải qua để có được hiểu biết kinh nghiệm. Chỉ cần bạn còn muốn khám phá thì chắc chắn còn có trải nghiệm.

Trải nghiệm có vai trò rất lớn với cuộc sống của con người và đặc biệt là giới trẻ. Trải nghiệm đem lại kinh nghiệm thực tế giúp người ta trưởng thành hơn, trải nghiệm giúp ta khám phá ra điểm mạnh điểm yếu của mình để tự phát triển bản thân, chọn ra hướng đi cho cuộc đời mình. Hơn thế nữa qua nhiều trải nghiệm chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc phát triển của con người thế nhưng có những người lại coi nhẹ việc trải nghiệm, họ coi đó là chuyện tốn nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn thu mình lại với thế giới, sống một cuộc đời khô khan mà chẳng hay biết thế giới ngoài kia đang đổi thay thế nào. Sách vở ghi chép những tri thức đúng đắn thế nhưng liệu năm năm, mười năm sau nó có còn đúng nữa. Vì cuộc sống là không ngừng vận động vậy nên cần phải biết kết hợp giữa trải nghiệm và cuộc sống để có kiến thức toàn vẹn về mọi thứ.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 4

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe hằng ngày. Thật vậy, cuộc sống là không ngừng khám phá và thách thức để phát triển và nâng cao hiểu biết của bản thân. Thật vậy, mỗi trải nghiệm đều cho ta những bài học bổ ích và khiến con người ta trưởng thành hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ.

Tuổi trẻ là tuổi có nhiều nhiệt huyết, là tuổi mà con người dám nghĩ dám làm, dám thách thức bản thân để bứt phá giới hạn. Cũng ở tuổi trẻ con người ta có nhiều ý tưởng. Họ mơ mộng và tràn đầy nhiệt huyết. Vậy nên tuổi trẻ rất cần có những trải nghiệm. Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được kinh nghiệm, tri thức và đặc biệt trong cuộc sống ngày nay, con người phải học hỏi, trải nghiệm thì mới trở thành người có ích cho xã hội.

Chắc hẳn một số người trẻ sẽ nghĩ tuổi trẻ là khoảng thời gian để hưởng thụ, không cần thiết phải trải nghiệm. Thay vì dành thời gian tự mình đi tìm những thứ khiến mình gặp khó khăn và tiêu tốn thời gian thì sao không dành khoảng thời gian đó để vui chơi hưởng thụ. Tuổi trẻ là tuổi để vui chơi và tận hưởng, quan điểm này không sai vì chúng ta còn trẻ và đương nhiên ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu cứ mù quáng lún sâu vào hưởng thụ và chơi bời không lo nghĩ cho tương lai thì sẽ gánh chịu hậu quả đáng buồn. Nếu bạn chọn vui chơi thay vì tự gây dựng sự nghiệp, tự khám phá những tri thức mới mẻ thì bạn chỉ có hôm nay chứ không có ngày mai. Vì ai trong chúng ta cũng biết nếu vui chơi mà không học tập sẽ không có sự nghiệp, nếu không có sự nghiệp thì cuộc sống sẽ trở nên khó khăn.

Nguyên nhân nào khiến mỗi người cần phải có được những trải nghiệm, đặc biệt là khi còn trẻ tuổi? Vì trải nghiệm giúp chúng ta mở mang tri thức, có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trải nghiệm cũng cho chúng ta những mối quan hệ và giúp cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn. Con người không thể dành hàng giờ ngồi bên chiếc bàn học và nhồi nhét kiến thức một cách máy móc. Bởi vì bản thân mỗi người không phải là một cỗ máy. Đa số chúng ta làm việc dựa theo cảm xúc và lý trí. Việc học tập máy móc như thế sẽ chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, chán nản. Học quá nhiều khiến bạn cảm thấy căng thẳng, thay vì nhớ lâu hơn thì bạn sẽ bị rối loạn trí nhớ vì phải ôm đồm quá nhiều. Thay vì vậy, nếu biết cách học tập lý thuyết với thực hành. Những điều mà ta học hỏi được sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

Trải nghiệm không chỉ trong học tập mà còn trong mọi lĩnh vực. Chúng ta học một môn học mới, học nấu ăn hay học các kỹ năng khác cũng là trải nghiệm. Chúng ta đi du lịch cũng là trải nghiệm, đi công tác hay tham gia vào một dự án nghiên cứu cũng là trải nghiệm. Vì trải nghiệm vốn là tự thân mình trải qua để có được hiểu biết kinh nghiệm. Chỉ cần bạn còn muốn khám phá thì chắc chắn còn có trải nghiệm.

Trải nghiệm có vai trò rất lớn với cuộc sống của con người và đặc biệt là giới trẻ. Trải nghiệm đem lại kinh nghiệm thực tế giúp người ta trưởng thành hơn. Trải nghiệm giúp ta khám phá ra điểm mạnh điểm yếu của mình để tự phát triển bản thân, chọn ra hướng đi cho cuộc đời mình. Hơn thế nữa qua nhiều trải nghiệm chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Tuy trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc phát triển của con người thế nhưng có những người lại coi nhẹ việc trải nghiệm. Họ coi đó là chuyện tốn nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn sống thu mình lại với thế giới, sống một cuộc đời khô khan mà chẳng hay biết thế giới ngoài kia đang đổi thay thế nào. Sách vở ghi chép những tri thức đúng đắn thế nhưng liệu năm năm, mười năm sau nó có còn đúng nữa. Vì cuộc sống là không ngừng vận động vậy nên cần phải biết kết hợp giữa trải nghiệm và cuộc sống để có kiến thức toàn vẹn về mọi thứ.

Xã hội đang thay đổi, mọi người đang gồng mình lên để lao động và học tập nhằm đuổi kịp thời đại. Một ngày bạn không học tập cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bị tụt lại đằng sau. Tri thức là vô hạn và không ngừng đổi mới vì vậy bạn cần trải nghiệm để tích lũy thêm tri thức. Bạn có thể tự thay đổi cuộc đời mình và cũng có thể trở thành người mà bạn mong muốn nếu không ngừng cố gắng, không ngừng trải nghiệm.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 5

Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu và trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú, chúng ta cần không ngừng cố gắng, vươn lên. Thành quả của mọi nỗ lực chính là những trải nghiệm đáng quý nhất.

Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện. Trong cuộc sống, trải nghiệm được hình thành qua những hoạt động, sự kiện mà con người đã tham gia. Trải nghiệm là thành quả giá trị không chỉ để chúng ta học tập mà còn là những khám phá thú vị để ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

Sự trải nghiệm không đơn thuần là việc khám phá một mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là cơ hội để chúng ta học tập, tích lũy thêm những kinh nghiệm, rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Mà đó cũng là cách để con người bộc lộ được những tiềm năng; là cơ hội để con người hiểu hơn về giá trị của chính bản thân mình.

Tích cực tham gia vào một hoạt động nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó không phải bao giờ chúng ta cũng sẽ đạt được thành công nhưng chắc chắn ta sẽ có thêm những trải nghiệm ý nghĩa, có những cảm xúc thật và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chứ không phải chỉ là lý thuyết trên sách vở nữa. Bàn về ý nghĩa của trải nghiệm, nhà thơ Robert Frost từng viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Chọn cho mình một lối đi riêng, con người sẽ khám phá ra những điều mà chưa có ai khám phá được. Trải nghiệm là thái độ sống tích cực, chủ động cần có và nên có ở những con người hiện đại. Đó là cách tạo nên những giá trị mới, khẳng định dấu ấn cá nhân.

Để có trải nghiệm chúng ta đừng ngại gian khổ, ngại hy sinh, thất bại bởi sau tất cả những khó khăn, thử thách trong hoạt động khám phá, dù không thành công chúng ta cũng đã tự tích lũy cho mình một vốn hiểu biết thật phong phú rồi. Trải nghiệm giúp con người luôn bình tĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống bởi họ đã có trải nghiệm và họ biết mình cần làm như thế nào. Đây cũng là lý do vì sao những người lớn tuổi, những người ham học hỏi thường điềm đạm, giàu kinh nghiệm và vững vàng để làm chủ cuộc sống của chính mình.

Để có những trải nghiệm, chúng ta hãy hành động, tự mình tham gia để cảm nhận được những thành quả từ những hoạt động ấy. Đừng sống lãng phí, hạn hẹp như con ếch ngồi đáy giếng, cũng đừng sống dựa trên những trải nghiệm của người khác mà hãy sẵn sàng học tập, hoạt động để có những trải nghiệm. Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.

Qua phân tích trên, chúng ta nhận ra được ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người. Hãy cố gắng để bản thân có được thật nhiều trải nghiệm thật hữu ích.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 6

Trên thế giới đã từng có một cuộc khảo sát về những điều người ta thường nuối tiếc trước khi chết. Và một trong số những điều người ta nuối tiếc nhất, đó là mọi người tiếc rằng mình đã sống quá an toàn, đã không trải nghiệm nhiều hơn.

Còn tiếc hơn khi chúng ta, những người còn sống, biết được điều đó nhưng lại cứ thế cho qua, cứ thế tiếp tục sống một cuộc sống an toàn, bình lặng, cứ thế sống hết kiếp người rồi sau cùng nhìn lại lại ước gì, lại giá như lại hối tiếc. Ai mà chưa từng nghe qua những lời kêu gọi như: “Hãy khác biệt, hãy sống hết mình”, “Sống là không chờ đợi, hãy cứ dại khờ”... Nhưng khi áp dụng cụ thể những lời khuyên đó như thế nào thì dường như lại chẳng mấy ai biết và cũng thật khó khăn vô cùng.

Con người nếu muốn đạt được thành công, phải vượt qua những thử thách. Nhờ trải qua thử thách, mỗi người học tập được thật nhiều bài học. Cũng có được nhiều trải nghiệm quý giá để tích lũy thành kinh nghiệm sống cho riêng mình. Đầu tiên, có thể hiểu về khái niệm trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Nó giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Không chỉ vậy, trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Khi thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

Con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

Mỗi người hãy cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 7

Cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực nên mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác, sống nhiều hơn, không có nghĩa là sống lâu hơn nhưng là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.”

Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành “sống nhiều hơn”, thế là đủ. Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi.

Vậy làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống? Đó là khi hãy thay đổi suy nghĩ thành hành động, thay lời nói bằng hành động, thay kế hoạch bằng hành động. Mỗi người cần ý thức rằng hãy hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kỹ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Hoặc là Henry David Thoreau nói: “Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?”. Tôi thì sẽ nói lại “Khi ta muốn ta sẽ tìm cách, khi không muốn, ta tìm lý do”.

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: Hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

Cái gì trên đời cũng có giá cả, chỉ cần bạn trả đúng giá, bạn có thể mua được mọi thứ. Và tiền là cái giá rẻ nhất nếu muốn có gì đó. Còn trải nghiệm ư? Nếu bạn muốn có nó, tất nhiên không ngoại lệ, bạn cũng phải trả giá. Cái giá của trải nghiệm là ban đầu bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an, hoài nghi và rất nhiều cảm xúc tiêu cực khác nữa. Nhưng tin vui đó chỉ là những cảm xúc ban đầu thoáng qua mà thôi. Khi đã quen với nó thì mọi cảm xúc đó đều tan biến hẳn, thay vào đó sẽ là sự hào hứng, thích thú, tò mò, vui sướng lẫn hài lòng. Một cái giá khác nữa của trải nghiệm, đó là bạn có thể mất đi một số thứ cũ kĩ quen thuộc, nhưng đừng lo, chắc chắn bạn sẽ lại nhận thêm rất nhiều thứ khác tuyệt vời hơn. Như câu “Đừng e ngại sự thay đổi, bạn có thể mất đi một số thứ, nhưng bạn sẽ lại nhận lại những thứ khác tuyệt vời hơn. Cái giá của trải nghiệm, là bạn sẽ phải đưa bản thân vào tâm thế sống cho chính mình, chứ không vì dư luận, vì xã hội, hay vì gia đình… tóm lại là không vì một cái gì hết. Chính vì thế bạn sẽ có thể bị người ta dèm pha, chê cười hay thậm chí là bị chửi mắng là ngu ngốc nữa. Và đôi khi, bạn cũng nghĩ là mình… ngu thật. Nhưng này, đây chính là phần thưởng lớn dành cho bạn.

Người trải nghiệm nhiều sẽ có cái nhìn về đời, về cuộc sống toàn diện và thông thoáng hơn. Họ thường nhìn ra được những thứ thật sự quan trọng với bản thân để rồi tập trung vào đó, hơn là việc phí công sức vào những thứ vô bổ phù phiếm hàng ngày. Đi đi, trải nghiệm đi, để thấy những mảnh đời bất hạnh, để nhận ra bản thân mình dù gặp nhiều rắc rối nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn bao nhiêu. Những người đi nhiều trải nhiều gặp nhiều việc sẽ có cái nhìn tổng quát và bao dung hơn. Họ có xu hướng trân quý cuộc sống hơn và dễ dàng hòa nhập hơn vào mọi hoàn cảnh trên đời. Đó chính là phần thưởng. Cứ mỗi khi trải qua một chuyện ta lại thấy mình lớn hơn, già hơn, thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều.

Hàng ngày chúng ta cứ nghe ra rả bên tai và đọc được hàng ngàn thông điệp kiểu “Hãy là chính mình, hãy đi tìm chính mình”. Nhưng khoan, hãy là chính mình bằng cách nào khi ta còn đang phải mải mê tìm kiếm chính mình là gì? Thật ra chỉ có một cách thôi, một câu trả lời cho tất cả, đó là hãy trải nghiệm đi, trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có trong trải nghiệm, trong những hoàn cảnh cụ thể bạn mới biết mình là người như thế nào. Chỉ có trong trải nghiệm bạn mới tìm ra được chính mình. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người can đảm hay sợ sệt. Trải nghiệm sẽ cho bạn biết bạn là người giữ lời hay là kẻ thất hứa, là người trọng tình cảm hay luôn bị lý trí lấn át. Chỉ trong trải nghiệm bạn mới biết được khả năng sinh tồn, khả năng xoay chuyển tình huống và khả năng đối phó với những khó khăn. Chính những nét tính cách đó là con người bạn. Làm sao bạn có thể tìm ra nó, tìm ra chính mình khi không trải qua những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống?

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Chúng ta đương nhiên có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng thôi nào, chẳng mấy ai chịu học từ bài học của người khác cả. Tôi có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh nhận định này, một trong số chúng là khi các bạn tôi đến hỏi kinh nghiệm mở shop thời trang hoặc quán cafe. Đương nhiên tôi luôn chỉ họ mọi điều, kể cả những kinh nghiệm đau thương của mình, nhưng rồi sao? Họ ờ à và rồi sau đó họ lờ nó đi và mắc những lỗi i chang tôi đã cảnh báo. Nhiều đến mức tôi chẳng thấy lạ hay buồn lòng gì nữa cả. Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân.

Một người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không thể biết tại sao vốn dự phòng lại quan trọng. Một người không bao giờ đọc sách sẽ chẳng hiểu nổi tại sao người ta phải đọc sách. Một người chưa đi du lịch bụi bao giờ sẽ không biết tại sao người ta phải mang theo mình thứ này thứ nọ như vài viên thuốc tây, chai nước lọc hay ít đồ ăn khô… Thật sự là như thế, bạn chỉ có thể học hỏi được nhiều khi và chỉ khi chính bạn phải trải nghiệm cuộc sống trong từng hoàn cảnh xảy đến mà thôi.

Trải nghiệm đơn giản là hãy nhào ra ngoài đời, nhào vào cuộc sống, không sợ thử những điều mới lạ, những thử thách và cơ hội với tâm thế của người học hỏi mọi thứ, nhưng cũng đừng quên ước chừng trước những gì bạn có thể mất, hay cái giá bạn phải trả để có những trải nghiệm đó.

Tham gia một tổ chức đa cấp, đó là trải nghiệm. Làm thêm gia sư, phục vụ, lễ tân… đó là trải nghiệm. Tham gia một câu lạc bộ, những hoạt động xã hội, thử sức kinh doanh bất kì lĩnh vực nào, đó là trải nghiệm. Thử học những điều mới, làm quen bạn bè mới… đó là trải nghiệm. Đi đây đi đó, đi phượt, đi du lịch bụi… đi chính là kiểu trải nghiệm mạnh mẽ nhất.

Tóm lại, trải nghiệm là một điều quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi biết sống trải nghiệm, cũng có nghĩa là chúng ta đã thành công một phần.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 8

Đã có bao giờ bạn ngồi thơ thẩn nhìn lời bầu trời và tự hỏi, ý nghĩa của cuộc sống này là gì? Có người sẽ nói đó là vinh hoa phú quý, là địa vị cao sang, là tìm được tình yêu đích thực. Còn phần tôi, tôi chỉ đơn thuần nghĩ rằng chúng ta sinh ra trên cuộc đời này là để sống và trải nghiệm nó. Bởi lẽ suy cho cùng, tiền bạc, của cải, tình yêu đến một lúc nào đó chúng đều có thể biến mất. Sau này, khi bạn chết đi, bạn bước sang một thế giới khác, bạn chẳng thể nào mang theo chúng bên mình được. Và trong lúc đó những gì còn lại bạn có được chỉ còn những kí ức và sự trải nghiệm.

Người ta vẫn thường lấy thời gian để làm thang đo của sự sống, thế nhưng điều thực chất làm nên cuộc đời của bạn đó chính là những trải nghiệm bạn có được trên cuộc hành trình của mình như triết học gia Jeans - Jacques Rousseau đã từng nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.” Sự trải nghiệm cũng giống như một người thầy ở trường đời, một người thầy của cuộc sống. Một sinh viên tự mình đi làm thêm trang trải cuộc sống mới hiểu được đồng tiền khó kiếm như thế nào. Một start-up trẻ phải thử nghiệm, phải thất bại mới biết được cách vận hành một mô hình kinh doanh. Một người bôn ba du lịch khắp thế giới mới biết được ở nước bạn, người ta làm được những gì mà quê hương mình chưa làm được, tiếp nhận những luồng tư tưởng mới và thay đổi cách nhìn nhận của mình. Chính sự trải nghiệm mới mang lại cho chúng ta những bài học vô giá như thế. Để rồi từ đó chúng ta tìm ra được bản ngã, khám phá ra tiềm năng của mình. Chúng ta biết mình thích gì, chúng ta biết mình là ai, chúng ta có những khả năng gì và sống một cách trọn vẹn nhất có thể.

Vì thế, đừng ngại ngần nữa mà hãy trải nghiệm đi. Hãy học một ngôn ngữ mới, chơi một môn thể thao hoặc bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến du lịch “bụi” của mình. Tin tôi đi, và rồi bạn sẽ tìm được niềm cảm hứng, ước mơ trong chính những trải nghiệm của mình.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 9

Theo Các-mác: "Cuộc sống là dòng chảy luôn vận động". Con người không thể cứ ngồi yên mặc cho nhịp sống cứ thế tuôn đi. Thật vậy, và điều chúng ta cần đó là sự trải nghiệm. Trải nghiệm chính là quá trình tìm tòi, khám phá và trải qua những điều mới mẻ. Không ai có thể phủ nhận tác động tích cực nhờ trải nghiệm mang lại. Trải nghiệm không chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn dạy ta những bài học về cuộc sống.

Trải nghiệm chính là quá trình tiếp thu kiến thức từ đời sống. Mỗi việc chúng ta trải qua, mỗi vùng đất ta đi đến, mỗi con người ta gặp đều sẽ để lại trong lòng ta những suy nghĩ và bài học nhất định. Bạn sẽ chẳng biết vịnh Hạ Long đẹp ra sao nếu bạn không đến đó, bạn không biết sở thích của mình là gì, bạn sống mà không có ước mơ đó là do bạn không chịu trải nghiệm để khám phá bản thân mình. Trải nghiệm giúp chúng ta va đập với sự khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trải nghiệm dạy chúng ta bằng hành động, việc làm chứ không phải bằng những con chữ. Trải nghiệm là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ. Hãy mở rộng lòng mình, hãy đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, hãy tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đừng sống như một người vô hình không có đam mê, không có ước mơ, không chịu trải nghiệm sẽ không thể tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi cũng vậy, tôi sẽ tích cực khám phá và tìm tòi những điều mới mẻ, và rằng thay vì ngồi yên hay trải nghiệm cũng đều dẫn đến một kết quả, tôi sẽ chọn trải nghiệm. Nào, ta không thể cứ ngồi yên thờ ơ với dòng chảy của cuộc sống, hãy đứng lên hòa nhịp cùng nó, để thấy được cuộc sống này tươi đẹp biết nhường nào.

Tóm lại, mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, hãy ý thức được ý nghĩa giá trị của sự trải nghiệm. Con người chỉ sống có một lần thôi, vậy nên hãy sống sao cho thật ý nghĩa nhất.

Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống - Mẫu 10

Cuộc sống là một hành trình dài luôn chứa đựng nhiều thử thách. Mà ở đó, mỗi người cần phải tự đương đầu với chúng. Nhưng nhờ có vậy, mà mỗi người sẽ có được sự những bài học quý giá - sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Đầu tiên, cần hiểu được “trải nghiệm” là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống. Sự trải nghiệm không phải khi con người sinh ra đã có được. Mà nó sẽ được tích lũy qua mỗi ngày. Từ những vấp ngã, những thành công mà chúng ta trải qua, hoặc từ những người xung quanh.

Ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người cần phải gặp phải khó khăn, mới rèn luyện được bản lĩnh. Trải nghiệm đêm đến những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Nhờ có những trải nghiệm mà mỗi người đã tự khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, sự trải nghiệm giúp mỗi người biết dấn thân để thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Ngược lại, nếu một người thiếu đi những trải nghiệm, cuộc sống của họ sẽ trở nên nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích...

Arianna Huffington - một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Đó là những trải nghiệm đáng quý mà con người có thể tích lũy thành kinh nghiệm, tiếp tục trên con đường vươn đến thành công. Bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Nếu nhắc đến Hồ Chí Minh - chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều cảm thấy tự hào về tấm gương đạo đức sáng ngời của một vị lãnh tụ. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã tự mình tích lũy kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. Khi lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, Bác đã chọn đi về các nước phương Tây - một hướng đi riêng không giống với các bậc tiền bối. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước ấy đã làm đủ mọi thứ nghề: bồi bàn, quét tuyết… - nhờ có trải nghiệm như vậy mà Người đã nhận ra những bài học sâu sắc. Đặc biệt Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, lãnh đạo đúng đắn giúp nhân dân ta giành lại một nước Việt Nam độc lập…

Con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi tích cực tham gia trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích. Trên thực tế, có rất nhiều bạn trẻ còn sống một cách thụ động, chưa chủ động dấn thân, tích cực rèn luyện để rồi mãi thụt lùi về phía sau. Có nhiều người còn sa ngã vào các tệ nạn xã hội, khiến cuộc sống trở nên vô ích. Thế hệ trẻ hôm nay - chủ nhân của đất nước, hãy cố gắng tích cực dấn thân để trải nghiệm những điều quý giá. Bởi vì: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....” [Thép đã tôi thế đấy].

Tóm lại, sự trải nghiệm vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy hãy không ngại dấn thân để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Cũng như ai đó đã từng nói rằng: “Rốt cuộc mục đích của cuộc đời chính là sống nó, trải nghiệm đến tận cùng, háo hức vươn ra và không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú hơn”.

Cập nhật: 12/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề