Cách sử dụng hoàng liên ô rô

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tên khác

Còn gọi là thập đại công lao

Tên khoa học Mahonia nepalensis DC., họ Hoàng liên gai- Berberidaceae.

 Cây Hoàng liên ô rô

[ Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....]

Mô tả thực vật:

Cây bụi hay gỗ nhỏ cao đến 5m, cành không có gai. Lá kép chân chim lẻ, mọc đối, dài 30cm, mang 11-25 lá chét không lông, cứng, dầu nhọn sắc, phía cuống tròn, dài 6-10cm, rộng 20-45mm, lúc non màu đỏ; mép có răng nhọn, mỗi bên 3-8 răng sắc ngắn dài 3-6mm; lá kèm nhọn nom như 2 gai nhỏ. Chuỳ hoa ở ngọn, phân cành ở phía dưới, nhiều hoa; lá bắc ngắn bằng 1/2 cuống hoa phụ; hoa màu vàng nhạt, lá đài 9 xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 3; 6 phiến hoa có tuyến mật ở gốc, nhị 6, chỉ nhị có xúc ứng động; bầu hình nón, phình ở giữa. Quả mọng màu xanh lơ, hình cầu, to cỡ 1cm, chứa 3-5 hạt.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, thường gặp ở ven rừng một số núi cao nhưPhăng xi păng, Bát Xát[Lào Cai].

Trồng trọt:

Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh [Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xem phần phụ lục].

Bộ phận dùng, thu hái chế biến:

Lá, thân, rễ và quả. Quả thu hái vào mùa hạ. Thân lá rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Thân lá chứa berberin hàm lượng 0,3-2,5%.

Liều dùng:

Dùng lá khô hay quả 8-12g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.

 Vị thuốc Hoàng liên ô rô

[ Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... ]

Tính vị - Qui kinh:

Vị đắng, tính hàn, quy kinh phế.

Công dụng:

Trừ ho, hạ nhiệt, bổ âm hư, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ.

 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoàng liên ô rô

Chữa viêm ruột ỉa chảy, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ

Rễ hay cây khô Hoàng liên ô rô 10-20g sắc uống.

Trị ung thư gan:

Hoàng liên ô rô 30g, Long quỳ, tức cây lu lu đực [Solanum nigrum] 30g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị dùng dài ngày.

Ung thư mũi họng:

Hoàng liên ô rô 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g, sắc uống.

Ung thư phổi:

Hoàng liên ô rô 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yết 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương [Galium aparine] 30g, xà lục cốc [Amorphophallus konjac] 30g [sắc trước]. Sắc uống ngày 1 tháng.

Nơi mua bán vị thuốc Hoàng liên ô rô đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Hoàng liên ô rô ở đâu?

Hoàng liên ô rô là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y [thuốc nam, thuốc bắc] đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Hoàng liên ô rô được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Hoàng liên ô rô tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay Hoang lien o ro, vi thuoc Hoang lien o ro, cong dung Hoang lien o ro, Hinh anh cay Hoang lien o ro, Tac dung Hoang lien o ro, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Hoàng liên ô rô là dược liệu thuộc họ hoàng liên gai, có thành phần berberin giúp điều trị hiệu quả các bệnh về tiêu hoá, đường ruột, ăn không tiêu, mẩn ngứa,…Cùng tìm hiểu chi tiết về cây thuốc nam này trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

Tên gọi khác:  Thập đại công lao, Cây Mã hồ, Cây Mật gấu

Họ: Hoàng liên gai – Berberidaceae.

Tên khoa học:  Mahonia bealei [Fort.] Carr

Cây bụi hay gỗ nhỏ cao đến 5m, cành không có gai. Lá kép chân chim lẻ, mọc đối, dài 30cm, mang 11-25 lá chét không lông, cứng, dầu nhọn sắc, phía cuống tròn, dài 6-10cm, rộng 20-45mm, lúc non màu đỏ; mép có răng nhọn, mỗi bên 3-8 răng sắc ngắn dài 3-6mm; lá kèm nhọn nom như 2 gai nhỏ.

Hoàng liên ô rô

Nhuỵ hoa ở ngọn, phân cành ở phía dưới, nhiều hoa; lá bắc ngắn bằng 1/2 cuống hoa phụ; hoa màu vàng nhạt, lá đài 9 xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 3; 6 phiến hoa có tuyến mật ở gốc, nhị 6, chỉ nhị có xúc ứng động; bầu hình nón, phình ở giữa. Quả mọng màu xanh lơ, hình cầu, to cỡ 1cm, chứa 3-5 hạt.

Mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 10 – 11, mùa quả thường từ tháng 12 – 2..

Trên thế giới, cây hoàng liên ô rô phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc thuộc các tỉnh như An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và một số nước như Nê Pan, Ấn Độ…

Ở Việt Nam, cây mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và ven rừng một số núi cao như Phan-xi-păng, Bát Xát.

Lá, thân, rễ và quả. Quả thu hái vào mùa hạ. Thân lá rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Thu hái: rễ, thân và lá cây được thu hái quanh năm. Quả cây được thu hái vào mùa quả từ tháng 12 – 2.

Chế biến: cây hoàng liên ô rô sau khi thu hái xong đem đi rửa sạch, phơi khô để làm dược liệu chữa bệnh.

Bảo quản: dược liệu phơi khô từ cây phải được cất trong bao hoặc bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm thấp dễ làm hỏng thuốc.

Thành phần dược tính quan trọng nhất có trong hoàng liên ô rô là berberin. Ngoài ra là một số thành phần khác như: berbainin, oxyacanthine, isotetrandrin, palmatin, jatrorrhizin.

Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính hàn, được quy vào các kinh Can, Vị, Thận và Phế.

Theo Đông y:

Trong y học cổ truyền, cây hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, ăn uống không tiêu, đau mắt, dị ứng, mẩn ngứa…

Hoàng liên ô rô có nhiều công dụng trị bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường ruột

Theo y học hiện đại:

  • Các thành phần Excisanin A và Rabdoserrin A trong dược liệu có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là ung thư tử cung. Ngoài ra, chất Alcoloid cũng được cho là một hoạt chất chống ung thư tương đối mạnh.
  • Một số hợp chất đắng trong dược liệu đem lại tác dụng kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp hạ sốt và hỗ trợ điều trị chứng cảm lạnh.
  • Các hoạt chất berberin, berban amin hay isotetrandin, palmatin có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, tả lỵ, đau bụng.
  • Các Polyphenol trong dược liệu có tính kháng viêm và đồng thời giúp thải độc để bảo vệ thận, gan. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều các bệnh ngoài da và bảo bệ tim mạch nhờ tác dụng làm ổn định lipit máu.
  • Hàm lượng carotene tương đối dồi dào trong lá hoàng liên ô rô còn có tác dụng cân bằng quá trình tổng hợp và sản sinh các hormone sinh dục nữ. Đồng thời giúp duy trì nồng độ estrogen để giúp nữ giới khỏe mạnh hơn.

Mỗi lần sử dụng khoảng 8 – 12g dược liệu khô đem đi sắc nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rô cùng với 15g rễ cốt khí.
  • Thực hiện: Thái nhỏ các dược liệu trên rồi sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước trong ấm còn khoảng 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm nóng, dùng với liều 1 thang/ngày.
  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rổ cùng 10g hạ khô thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ với nửa thăng nước trong khoảng 15 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng với liều dùng 1 thang/ngày.
Hoàng liên ô rô giúp điều trị chứng vàng da do viêm gan
  • Chuẩn bị: 15g hoàng liên ô rô, 30g thạch quyết minh, 6g toàn yết, 9g cương tàm, 9g câu đằng, 30g trư ương ương, 30g xà lục cốc.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng với liều lượng 1 thang/ngày.
  • Chuẩn bị: 30g hoàng liên ô rô cùng với 30g long quỳ.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với khoảng 1 lít nước trong 20 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng, sử dụng 1 thang/ngày.
  • Chuẩn bị: 10g lá hoàng liên ô rô ở dạng khô, 25g nghệ củ.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 100ml. Có thể cho thêm mật ong vào để uống khi còn ấm nóng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chuẩn bị: 60g hoàng liên ô rô, 40g thạch bì, 45g hạ khô thảo, 9g cam thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên ở dạng khô đem cho hết vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trong 30 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng với liều sử dụng 1 thang/ngày.
  • Chuẩn bị: 15g lá hay rễ hoàng liên ô rô, 20g lá khổ sâm.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho hết vào nồi để nấu lấy nước đặc. Dùng nước này rửa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
Hoàng liên ô rô giúp điều trị hiệu quả viêm da dị ứng

Mặc dù đem nhiều nhiều tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh phản ứng không mong muốn với vị thuốc hoàng liên ô rô:

  • Hoàng liên ô rô có thể tương tác với một số loại thuốc như Neoral, Sandimmune, Mevacor, Biaxin, Crixivan, Viagra, Halcion…
  • Lạm dụng hoàng liên ô rô có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nóng da, kích ứng và một số phản ứng dị ứng như mẩn đỏ, phát ban.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại dược liệu khác nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi dùng cây hoàng liên ô rô.
  • Trong hoàng liên ô rô chứa berberin nên trẻ em và trẻ sơ sinh không được dùng vì nó gây những tổn thương não cho trẻ.

Trên đây là một số thông tin cũng như bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng liên ô rô. Nếu không tìm được vị thuốc này, bạn có thể sử dụng cây hoàng liên gai thay thế bởi chúng có thành phần cũng như tác dụng khá giống nhau. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Thuốc Dân Tộc sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Xem thêm: Chữa thận yếu bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Video liên quan

Chủ Đề