Ý nghĩa của hai bà trưng và lý là gì

60 điểm

NguyenChiHieu

Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì? A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến B. Chống ách đô hộ của nhà Hán C. Chống ách đô hộ của nhà Đường

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Tổng hợp câu trả lời [3]

A

Đáp án C

Đáp án cần chọn là: A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến - Đối với khởi nghĩa Hai Bà Trưng: + Khởi nghĩa: mùa năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ của nhân dân Âu Lạc được nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. + Kháng chiến: sau khi giành quyền làm chủ, mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người kéo vào xâm lược => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo dù chiến đấu anh dùng nhưng thất bại. - Đối với khởi nghĩa Lý Bí: + Khởi nghĩa: năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. + Kháng chiến: năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến. => Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là đều trải qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy? A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung. B. Công bằng, bình đẳng. C. Mọi của cải đều là của chung. D. Sinh sống theo bầy đàn.
  • Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động. C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước. D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.
  • Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào? A. chủ nô và nô lệ. B. địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. địa chủ và nô tì. D. địa chủ và công nhân.
  • Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào? A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình. B. Đã biết chế tác công cụ lao động. C. Biết chế tạo lao và cung tên. D. Biết săn bắn, hái lượm.
  • Ý nào không đánh giá đúng về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng? A. Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ. B. Là sự kế thừa tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp. C. Có tác dụng cổ vũ những người lãnh đạo. D. Là một trong những tiền đề cho sự hình thành học thuyết Mác sau này.
  • Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào? A. Hán B. Đường C. Minh D. Thanh
  • Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á B. Ngoại thương đường biển rất phát triển C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.
  • Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là A. nông dân tự canh. B. nông dân lĩnh canh. C. nông dân làm thuê. D. nông nô.
  • Thời kì nào được coi là bước đi chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua? A. Xã hội nguyên thủy. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội chủ nghĩa.
  • Thân phận của nông nô so với nô lệ có điểm gì khác? A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở D. Đều được coi như những công cụ biết nói

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Sau khi lên làm vua, Trưng Vương đã bắt tay ngay vào xây dựng chính quyền

Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta đang như thế nào?

Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc

Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

Hãy kết nối thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp

Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?

Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?

Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?

Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?

Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Tên nước Vạn Xuân phản ánh khát vọng gì của Lý Bí?

Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng [năm 40 - 43 sau Công nguyên]

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra khi nào, kết quả ra sao là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. Trong bài viết dưới đây, Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 - 43 sau CN

Hi vọng qua tài liệu này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, phần nào cải thiện được kiến thức môn Lịch sử lớp 6 để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng [năm 40 - 43 sau CN]

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm nào?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 đầu Công nguyên, cách chúng ta gần hai nghìn năm. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy.

2. Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

3. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần. Đó là:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn [nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội].
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê [nay thuộc Ba Vì – Hà Nội].

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

4. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn, mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ. Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.
  • Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê [Ba Vì - Hà Tây].
  • Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

=> Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự chênh lệch về lực lượng lớn.

6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ
  • Nói lên sự biết ơn tôn kính của nhân dân trước công lao to lớn của Hai Bà Trưng

Cập nhật: 10/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề