Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024

Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm ở trước đầu dưới xương đùi.

Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối.

Xương bánh chè có hình tam giác, bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc, ở trong là tổ chức xương xốp. Xương gồm: 2 mặt (trước-sau), 2 bờ (trong-ngoài), 1 đỉnh và 1 đáy

  • Mặt xương: Mặt trước hơi lồi có nhiều khía rãnh cho gân cơ tứ đầu đùi bám vào - Mặt sau có 4/5 là diện khớp tiếp khớp với diện bánh chè của xương đùi
  • Bờ xương: có 2 bờ (bờ trong và bờ ngoài)
  • Nền: nền để gân cơ tứ đầu đùi bám vào
  • Đỉnh: ở dưới, có dây chằng bánh chè bám

Xương bánh chè nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối nên xương bánh chè dễ bị tổn thương do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt.

Trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp ở mắt sau xương bánh chè dưới 1mm; gãy rạn xương bánh chè. Điều trị bằng cách: chọc hút hết máu tụ trong khớp; bó bột đùi - cổ chân - bàn chân trong tư thế gối duỗi hoàn toàn, thời gian từ 8-10 ngày. Chúng ta vận động theo chỉ dẫn bác sĩ và các cán bộ y tế có chuyên môn.

Nếu gãy xương bánh chè đầu gối có giãn cách trên 3mm và gãy ngang thì dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Kết hợp xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirscher song song và buộc néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwels. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, cố định vững chắc ổ gãy, tập vận động được sớm, càng tập càng nhanh liền xương và thường tập vận động 2 ngày sau mổ. Khâu cố định xương bánh chè bằng chỉ thép: buộc vòng thép quanh chu vi xương của Berger, dùng cho trường hợp gãy xương bánh chè thành nhiều mảnh.

Phòng bệnh bằng cách phối hợp nhiều biện pháp như: khởi động tốt trước khi vận động, luyện tập, lao động nặng. Dùng băng thun quấn bảo vệ đầu gối trong khi vận động như đá bóng, thi đấu điền kinh, trượt tuyết. Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: ngồi xổm, quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp, khuân vác vật nặng. Đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải khoảng 3cm.

Đau xương bả vai có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và kịp thời.

Xương bả vai là một xương hình tam giác ở khu vực lưng trên, chịu trách nhiệm nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Bên cạnh đó, xương bả vai còn đóng vai trò thiết yếu trong những chuyển động của vai.

Vì có phạm vi hoạt động tương đối rộng nên vai rất dễ bị tổn thương. Lúc này, xương bả vai có thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng đau xương bả vai không chỉ đơn giản là chấn thương vật lý.

Vậy, vì sao bạn bị đau xương bả vai? Phương pháp nào điều trị vấn đề này tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024
Đau xương bả vai gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh

1. Đau xương bả vai là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Tình trạng đau nhói ở xương bả vai có thể được xem là hệ quả rối loạn của hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ, phát sinh bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để bác sĩ có thể mau chóng đề xuất hướng điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Nhìn chung, nguyên nhân gây đau xương bả vai có thể được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:

1.1. Căng cơ hoặc chấn thương vật lý tác động trực tiếp lên xương bả vai

Phần lớn trường hợp, hệ quả căng cơ hay chấn thương chủ yếu tác động lên một bên vai. Tùy vào vị trí thương tổn mà bạn có thể bị đau vai trái hoặc đau vai phải.

Một số ví dụ về những yếu tố, thói quen có thể dẫn đến vấn đề trên như:

Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024
Căng cơ do ngủ sai tư thế có thể khiến bả vai bị đau

  • Chấn thương vật lý do té ngã hoặc tai nạn.
  • Căng cơ do ngủ sai tư thế.
  • Xương bả vai chịu áp lực nặng do người bệnh thường xuyên khuân vác vật nặng trên vai.

Tìm hiểu thêm về các chấn thương vai TẠI ĐÂY

1.2. Xương bả vai chịu ảnh hưởng từ một tình trạng sức khỏe khác

Đôi khi, dấu hiệu đau nhức tại xương bả vai có nguy cơ cảnh báo về một vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn so với căng cơ, chẳng hạn như:

Các vấn đề cơ xương khớp

Sức khỏe của xương và khớp không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau xương bả vai. Trong đó, các tình trạng thường gặp là:

  • Thoái hóa xương khớp do tuổi tác
  • Trượt đĩa đệm
  • Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp vai
  • Sang chấn khớp vai, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp vai, rách gân, giãn dây chằng…
  • Loãng xương
  • Cong vẹo cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Đau cơ xơ hóa

Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp cũng là yếu tố nguy cơ cao cho vấn đề đau xương bả vai. Mặc dù đây là tình trạng viêm mãn tính ở các khớp cột sống, nhưng bệnh vẫn có thể gây đau và viêm cho nhiều khu vực xung quanh, bao gồm cả xương bả vai. Những người trong độ tuổi 20 – 40 tuổi sẽ cần đặc biệt lưu ý vấn đề sức khỏe này.

\> Có thể bạn quan tâm: Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Một số vấn đề sức khỏe khác

Trong một số trường hợp, đau xương bả vai có thể bắt nguồn từ những tình trạng sức khỏe phát sinh ở phổi, ví dụ như:

  • Ung thư phổi
  • Thuyên tắc phổi
  • Vỡ phổi

Ngoài ra, đôi khi cảm giác nhói đau ở vùng xương bả vai còn có khả năng do:

  • Biến chứng sau phẫu thuật
  • Loét dạ dày
  • Viêm tụy
  • Các bệnh về gan và túi mật

Mặt khác, một vài chuyên gia còn tin rằng các vấn đề ở túi mật có thể liên quan đến hiện tượng đau xương bả vai phải. Trong khi đó, viêm tụy có khả năng ảnh hưởng đến vùng bả vai trái.

Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024

Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?

“Tôi năm nay 50 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường đau bả vai trái lan xuống cánh tay, kèm theo cảm giác tê bì. Vậy nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì có sao không?” Đây là thắc mắc mà phòng khám ACC nhận được từ nhiều…

2. Làm thế nào để đối phó với tình trạng đau nhói ở xương bả vai?

Hầu hết trường hợp đau xương bả vai đều không quá nghiêm trọng, đặc biệt nếu nguyên nhân là do té ngã hoặc phải khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu không thể xác định vì đâu mình cảm thấy đau nhức ở khu vực bả vai, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ.

Tùy vào nguyên nhân gây đau xương bả vai mà bạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân là đau nhức do căng cơ hay chấn thương, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau nhức bả vai, khắc phục đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm lạnh hoặc chườm nhiệt
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thực hiện một số bài tập co duỗi tác động đến vùng bả vai
  • Massage
    Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024
    Khắc phục đau xương bả vai bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nhiệt

Trong khi đó, nếu xương bả vai bị đau bởi một tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất hướng chữa trị tập trung vào vấn đề đó, ví dụ như, ung thư sẽ cần xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Đặc biệt, đối với trường hợp các cơn đau xương bả vai xuất phát từ những vấn đề về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm, bạn có thể sẽ cần đến liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Theo nghiên cứu, phương pháp điều trị này có khả năng giải quyết triệt để nguồn gốc cơn đau bằng cách điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch ở khớp và các đốt sống, từ đó giải phóng áp lực chèn ép ở dây thần kinh và thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Nhờ vậy, người bệnh có thể cảm thấy hết đau nhức xương bả vai mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Trong khi đó, nếu xương bả vai bị đau bởi một tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất hướng chữa trị tập trung vào vấn đề đó, ví dụ như, ung thư sẽ cần xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Hiện nay, khi phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống ngày càng phổ biến và được nhiều người tin tưởng điều trị, cũng có nhiều cơ sở y tế tự nhận có thể điều trị bằng phương pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế những cơ sở trên không hề có bác sĩ được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống. Việc lựa chọn chữa trị với những bác sĩ “tự xưng” này khiến nhiều bệnh nhân “tiền mất tật mang” và gặp phải nhiều biến chứng đáng tiếc. Do đó, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín có bác sĩ được đào tạo đúng chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Cùng ACC nhận dạng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống ĐÚNG và SAI qua video sau đây:

Là đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống, phòng khám ACC đã có hơn 15 năm hoạt động và chữa trị cho các bệnh nhân tại Việt Nam. Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm, liệu trình điều trị đau xương bả vai của ACC có những ưu điểm sau:

  • Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia tại ACC sẽ xây dựng một phác đồ điều trị kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng phù hợp riêng cho mỗi người bệnh.
  • Trang thiết bị tân tiến, hiện đại, ví dụ như máy giảm giãn áp cột sống DTS, trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, hệ thống Pneumex PneuBack… với khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi khả năng hoạt động của các mô, cơ bị tổn thương.
  • Đặc biệt, trong khu vực Đông Nam Á, phòng khám ACC là nơi duy nhất sở hữu hệ thống Pneumex PneuBack dành cho những ca cần phục hồi chức năng nặng.
    Xương nào ở người có hình tam giác năm 2024
    Bác sĩ Luke Hamman kiểm tra chức năng vai cho bệnh nhân

Cuối cùng, khi cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng xương bả vai, hãy mau chóng tìm hiểu nguyên nhân gây nên những cơn đau đó. Trong trường hợp cơn đau của bạn đến từ các vấn đề cơ xương khớp, đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám ACC để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn và điều trị đúng cách nhé.