Xuất sắc là gì

Xuất sắc hay suất sắc là câu hỏi khiến cho nhiều người phân vân khi gặp phải. Việc nhầm lẫn hai âm tiết x và s rất dễ gặp trong tiếng Việt. Do hai cách phát âm của hai âm này khá giống nhau nên khá khó để phân biệt. Cụ thể thì từ nào là chính xác nhất? Nên sử dụng trong những ngữ cảnh nào? Hãy cùng đón đọc trong bài viết nhé.

Từ xuất sắc có nghĩa là gì?

Để hiểu được từ nào là chính xác bạn đọc cần phân tích sự khác biệt giữa “xuất” và “suất”. Trong đó xuất được hiểu theo hai nghĩa lớn tùy vào cách viết của nó.

  • Nghĩa thứ nhất là từ xuất xuất phát từ tiếng hán. Nó chỉ sự xuất hiện có mặt của ai đó hoặc cái gì đó trong cuộc sống;
  • Nghĩa thứ hai từ xuất có trong từ điển Thiều Chửu mang ý nghĩa là sinh ra, phát triển thêm [nghĩa này thường mang hướng tích cực, nói về những cái tốt];
  • Nghĩa thứ 3 từ xuất được dùng trong từ điển Nguyễn Quốc Hùng với 3 tầng nghĩa khác nhau như xuất là nhô lên, mọc lên [chỉ cây cối, cỏ cây, hoa lá]; hoặc hướng từ bên ngoài vào [chỉ mặt trời ánh sáng,...];
  • Nghĩa thứ 4 từ xuất được dùng trong cả 4 quyển từ điển bao gồm từ điển Thiều Chửu; Trần Văn Chánh; Nguyễn Quốc Hùng đều mang nghĩa là vở, tấn, lớp, hồi,...

Còn đối với từ sắc là một từ mang gốc Hán Việt, vì thế nó mang khá nhiều lớp nghĩa khác nhau. Cụ thể như:

  • Nghĩa thứ nhất từ sắc mang nghĩa là lời răn dạy, chỉ bảo hoặc khuyên nhủ của ai đó;
  • Nghĩa thứ hai từ sắc mang nghĩa là sự dè sẻn, tằn tiện, ki bo, chắt bóp từng đồng từng thứ một;
  • Nghĩa thứ ba từ sắc mang nghĩa là một giống cây có nhiều lá rụng tả tơi;
  • Nghĩa thứ tư từ sắc mang nghĩa là hành động gặt hái và thu hoạch;
  • Nghĩa thứ năm từ sắc mang nghĩa là màu sắc hoặc thứ hạng cấp bậc, phân cấp,...

Nói tóm lại xuất sắc là một loại tính từ được dùng để khen ngợi hoặc nói về ai đó, thứ gì đó theo hướng tích cực. Tuy nhiên từ nào còn mang thêm nhiều lớp nghĩa khác. Vì thế tùy thuộc vào từng hoàn cảnh để sử dụng.

Có thể bạn chưa biếtXử lý hay sử lý là đúng? Cách sử dụng “x” và “s” trong chính tả

Từ suất sắc có nghĩa là gì?

Từ suất sắc được tìm thất trong từ điển Hán Việt với nhiều lớp nghĩa khác nhau. Mỗi cách ghi lại có một quy định riêng và cách đọc phiên âm khác nhau. Tuy nhiên từ suất sắc chỉ được dùng nhiều trong hán việt. Bạn có thể sử dụng nó trong các trường hợp sau:

  • Suất sắc dùng để chỉ những người đứng đầu; tướng cầm đầu hoặc người làm gương cho kẻ khác;
  • Suất sắc dùng để chỉ với nghĩa rơi xuống; vứt thẳng xuống;
  • Nghĩa thứ ba là tế máu hoặc lớp màng mỡ ở ruột.

Tương tự như các từ ngữ khác nó sẽ được dùng theo nhiều ngữ nghĩa khác nhau.

Xuất sắc hay suất sắc mới đúng chính tả tiếng Việt?

Theo phân tích mà chúng tôi đã đưa ra ở trên, thì xuất sắc mới là từ ngữ được viết đúng với chính tả của tiếng Việt. Cụm từ này biểu hiện rõ nhất nét nghĩa của nó cũng như diễn đạt đúng với mục đích và mong muốn của người nói. Người ta thường dùng nó để chỉ sự giỏi giang vượt trội của ai đó hoặc nói về tài năng phi thường của họ. Từ xuất sắc có thể được dùng trong văn chương, trên mạng xã hội và cả trong giao tiếp hàng ngày. Từ ngữ này rất là phổ biến và dễ hiểu nên được sử dụng với tần suất cao.

Còn từ suất sắc thì không được dùng trong tiếng Việt mà nó chỉ là một từ Hán ngữ. Nó chỉ xuất hiện trong các ngữ cảnh như chúng tôi đã phân tích ở trên. Vì thế bạn đọc nên chú ý để tránh nhầm lẫn.

Có thể bạn chưa biếtTrêu hay chêu là đúng chính tả Tiếng Việt? Làm sao để sử dụng đúng 2 âm “tr-ch”

Tại sao có sự nhầm lẫn giữa xuất sắc và suất sắc?

Từ lâu đã có rất nhiều người gặp phải sự nhầm lẫn giữa xuất sắc và suất sắc. Lỗi chính tả âm đầu x và s thường gặp ở người dân vùng phương ngữ Bắc Bộ. Cộng đồng cư dân ở đây khi phát âm hai âm này thường sai. Nguyên nhân chính mà các nhà ngữ học đã chỉ ra đó là S thuộc vào nhóm phụ âm quặt lưỡi nên thường hay mắc lỗi khi phát âm.

Vì thế để có thể sửa được lỗi này thì người đó cần nắm nghĩa chính xác của từng từ. Sau đó rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. Bên cạnh đó có thể áp dụng các mẹo luật chính tả thông dụng đối với những cặp từ hay nhầm lẫn khác. Chẳng hạn như xuề xòa - suề sòa; xoay xở - soay sở; xoành xoạch - soành soạch;... Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn có thể sửa được lỗi này nhanh chóng.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi xuất sắc hay suất sắc thì đúng. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn sửa được lỗi chính tả này. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị nữa tại web ReviewAZ nhé.

Có thể bạn chưa biếtSai sót hay sai xót? Bí quyết khắc phục lỗi chính tả thường gặp

Page 2

Ngày 26/3 hằng năm luôn là một ngày lễ kỷ niệm được rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam mong chờ. Trong ngày này, hàng loạt các hoạt động tập thể đều được diễn ra với sự tham gia của đoàn viên thanh niên trên cả nước. Vậy 26/3 là ngày gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Tìm hiểu về ngày 26/3

Ngày 26/3 được xem là một ngày truyền thống đặc biệt quan trọng của nước ta. Đặc biệt là đối với những người trong độ tuổi học sinh, sinh viên

26/3 là ngày gì?

26/3 được biết đến là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nay thường gọi là Đoàn Thanh niên. Đây là một tổ chức chính trị - xã hội đứng đầu thanh niên Việt Nam hiện nay.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ trước đến nay luôn được xem như là đội ngũ dự bị của Đảng. Là những bước đệm đầu tiên để trở thành đảng viên, những lãnh đạo tương lai của nước nhà. Vì vậy, Đoàn viên cần xác định nhiệm vụ của mình là cố gắng nỗ lực hết mình trong xây dựng tổ chức Đoàn, Đảng và chính quyền.

Ở nước ta, tất cả những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có trình độ từ tiểu học trở lên đều được tổ chức xem xét và kết nạp vào Đoàn

Những lần đổi tên của Tổ chức Đoàn

Để theo kịp xu thế chính trị và phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ, Đoàn Thanh niên đã trải qua 6 lần đổi tên từ khi thành lập đến nay

  • Từ ngày 26/3/1931 đến năm 1937: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương
  • Từ năm 1937 đến năm 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
  • Từ tháng 11/1939 đến năm 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
  • Từ tháng 5/1941 đến năm 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
  • Từ ngày 25/10/1956 đến năm 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ tháng 2/1970 đến tháng 11/1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
  • Từ tháng 12 năm 1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Được mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh là một niềm tự hào và vinh dự lớn lao của Đoàn. Vì vậy, trong gần 30 năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn cố gắng hết mình trong sự nghiệp công nghiệp hiện hóa đất nước. Nỗ lực xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh nhất dưới sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước

Có thể bạn quan tâmNgày 25/10 là cung gì? Giải mã đường tình duyên, sự nghiệp người sinh ngày 25/10

Lịch sử thành lập ngày 26/3

Từ ngày 20 đến 26/3, mùa xuân năm 1931 nước ta đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2. Và trong vòng 7 ngày này, Đảng ta đã ưu tiên một khoảng quan trọng trong chương trình hội nghị để bàn bạc về các công tác thanh niên trong nước.

Sau khi đã bàn bạc và trao đổi kỹ lưỡng, các cấp ủy đã đưa ra một quyết định có ý nghĩa quan trọng. Đó là phải ngay lập tức cử các ủy viên ưu tú trong hàng ngũ Đảng đứng ra phụ trách công tác Đoàn.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của các Đảng viên, tổ chức Đoàn ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tổng số thành viên của Đoàn lúc này lên đến gần 1500 người, bao gồm cả các tổ chức từ cơ sở đến xã, huyện.

Cũng chính nhờ sự phát triển lớn mạnh này của Đoàn mà những yêu cầu cấp bách trong phong trào thanh niên lúc bấy giờ đã được đáp ứng kịp thời. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản lúc này.

Vào ngày 22 đến ngày 25/3/1961, theo sự đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam Đại hội toàn quốc lần thứ 3 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn. Quyết định này đã nhận được sự đồng ý nhiệt liệt từ Bác Hồ và Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Từ đó trở đi, ngày 26/3 trở thành ngày truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm8/3 là ngày gì và có ý nghĩa như thế nào? Những điều đặc biệt trong ngày 8/3

Hoạt động ý nghĩa vào ngày 26/3

Hằng năm, vào ngày 26/3, các tổ chức Đoàn từ cơ sở đến địa phương đều tổ chức hàng loạt các phong trào thi đua, học tập. Đây là một biện pháp để khơi dậy tinh thần trách nhiệm, yêu nước và phấn đấu trong đội ngũ thanh niên nước ta.

Hiến máu nhân đạo

Hiến máu nhân đạo là một hoạt động thường niên của tổ chức Đoàn. Hoạt động này được Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam đứng ra lãnh đạo chủ trì và duy trì bởi đông đảo thế hệ thanh niên. Hiến máu nhân đạo còn là một cách để giáo dục các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay biết chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh bất hạnh

Mang tinh thần “ lá lành đùm lá rách”, đây là một nghĩa cử cao đẹp, cần được duy trì và lan tỏa rộng rãi.

Cuộc thi tìm hiểu về Đoàn Thanh niên

Đây là một hoạt động khá thiết thực, giúp người tham gia có thể ôn lại những truyền thống vẻ vang và tốt đẹp của Đảng ta. Cuộc thi được tổ chức dưới dạng các video giới thiệu, quảng bá danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Kết quả cuộc thi sẽ được lựa chọn dựa trên số lượng chia sẻ, yêu thích trên Facebook.

Bên cạnh đó, hình thức tham gia thi này còn giúp tuyên truyền rộng rãi hơn những thông tin, kiến thức về Đoàn.

Phong trào thi đua học tập tốt

Phong trào thi đua học tập từ trước đến nay luôn nhận được sự ủng hộ đông đảo của các thầy cô và học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Đây cũng là một dịp tốt để thể hiện tinh thần hiếu học, cần cù, siêng năng của nhân dân ta.

Trong khuôn khổ của phong trào này, mỗi đơn vị sẽ có một cách thức tổ chức thi đua riêng. Một số cách thức phổ biến nhất là hoa điểm 10, đánh giá điểm qua sổ đầu bài, rung chuông vàng,...

Hy vọng những thông tin chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu được ngày 26/3 là ngày gì cũng như một số hoạt động thú vị quanh sự kiện này. Để tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin thú vị khác, nhớ theo dõi website ReviewAZ của chúng tôi thường xuyên nhé

Có thể bạn quan tâmNgày 25/10 là cung gì? Giải mã đường tình duyên, sự nghiệp người sinh ngày 25/10

Video liên quan

Chủ Đề