Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp

Ngày 25/4, đại diện UBND huyện Lang Chánh cho biết, đang giao UBND xã Trí Nang và các phòng ban liên quan giám sát chặt chẽ hoạt động thi công tại công trường thuộc khuôn viên nhà văn hóa bản Năng Cát.

Hiện các hoạt động thi công bị tạm dừng theo yêu cầu của chính quyền. Trên khu đất gần 9.000 m2, có bốn căn nhà sàn đã cơ bản hoàn thiện, hai căn còn lại mới xây xong phần thô, chưa kịp lợp ngói. Gạch ngói và vật liệu xếp đống hoặc vứt lổn nhổn khắp nơi. Số công trình này đều do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Ma Hao [công ty Ma Hao] bỏ vốn thực hiện.

Năm căn nhà sàn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở xã Trí Nang gần hoàn thiện. Ảnh: Lê Hoàng

Quảng cáo

Theo UBND huyện Lang Chánh, ngày 9/6/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho Công ty Ma Hao thực hiện dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Ma Hao tại bản Năng Cát, tổng mức đầu tư hơn 113 tỷ đồng, trên tổng diện tích 17,4 ha. Khu du lịch có thời gian hoạt động 50 năm, dự kiến khởi công từ tháng 6/2022 và hoàn thành vào tháng 7/2024.

Tuy nhiên, đến nay Công ty Ma Hao hầu như chưa có động thái gì với khu đất được giao mà lại xây dựng một số công trình trái phép trên các thửa đất trồng cây hàng năm, đất lúa và một phần đất giao thông, công ích. Các công trình này đều không thuộc phạm vi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động du lịch.

Quảng cáo

Sau khi thỏa thuận xây xong nhà văn hóa cho bản Trí Nang, Công ty Ma Hao tiếp tục xây dựng nhiều công trình trái phép khác. Ảnh: Lê Hoàng

Lý giải vì sao doanh nghiệp xây dựng trên đất của bản Năng Cát, Trưởng bản Hà Văn Tiếp cho biết, năm 2021, Công ty Ma Hao đã thỏa thuận với người dân lấy toàn bộ sân bóng và nhà văn hóa cũ của bản, bù lại doanh nghiệp sẽ xây cho dân một nhà văn hóa mới kèm hạng mục sân bóng và sân khấu. Sau khi nhà văn hóa thôn hoàn thành, doanh nghiệp tiếp tục xây thêm nhiều ngôi nhà khác...

"Các công trình được công ty Ma Hao tài trợ cho bản Năng Cát nhằm phát triển du lịch cộng đồng, giới thiệu bản sắc, thiết chế văn hóa địa phương với du khách và tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân...", ông Tiếp nói.

Theo ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Trí Nang, xã đã nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản xử phạt đơn vị thi công song họ lén lút xây dựng. Hiện xã đã ra quyết định dừng hẳn hoạt động thi công ở đây vì khu đất không nằm trong quy hoạch, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, không có giấy phép xây dựng...

UBND xã Trí Nang đã yêu cầu đơn vị thi công tháo dỡ hết công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng từ cuối năm 2021, song nhà đầu tư chưa thực hiện.

Toàn cảnh khu nhà sàn xây dựng trái phép. Ảnh: Lê Hoàng

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, cho hay ngoài đình chỉ thi công công trình sai phép, huyện đã yêu cầu xã Trí Nang kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.

Mục lục bài viết

  • 1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?
  • 2. Thời hiệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?
  • 3. Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?
  • 4. Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?
  • 5. Mứcđóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công ?

1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, hiện tôi đang có một mảnh đất trồng cây lâu năm, giờ tôi muốn xây nhà lên mảnh đất đấy có được không? Nếu không được xây nhà mà tôi vẫn xây thì sẽ xử phạt ra sao?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Khoản 1, điều 10, Luật đất đai năm 2013 quy định:

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a] Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b] Đất trồng cây lâu năm;

c] Đất rừng sản xuất;

d] Đất rừng phòng hộ;

đ] Đất rừng đặc dụng;

e] Đất nuôi trồng thủy sản;

g] Đất làm muối;

h] Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Dựa vào căn cứ trên thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Điều 6, luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, đất của nhà bạn đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm thì chỉ được sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà gia đình bạn xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm là trái quy định của pháp luật.

Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c] Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d] Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g] Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu gia đình bạn cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT bao gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Biên bản xác minh thực địa;

+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

+ Văn bản thẩm định nhu cầu, điều kiện sử dụng đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Bạn nộp 01 bộ hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để xin chuyển mục đích sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

2. Thời hiệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?

>>Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a] Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

b] Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

d] Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là khoảng thời gian xử lý vi phạm hành chính, khi hết khoảng thời gian này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ mất quyền xử lý vi phạm, người có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ.

3. Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?

Thưa luật sư, Bên cạnh nhà tôi có một công trình xây dựng mà cát bụi thường xuyên bay qua nhà gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi muốn khiếu nại và không biết mức phạt như thế nào ?

Xin luật sư tư vấn cụ thể. Cảm ơn!

>>Hướng dẫn quy chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động xây dựng, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a] Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, với lỗi này căn cứ vào khoản 1, điều 13 thì mức phạt chỉ từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ. Bạn có thể căn cứ thêm các quy định tại điều khoản này để khiếu nại hoặc yêu cầu xử lý với mức phạt khác nhau.

Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ với Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

4. Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?

Luật sư tư vấn:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổ chức sự nghiệp kinh tế, được UBND huyện quyết định thành lập, được UBND huyện quyết định thành lập, có nhiệm vụ giúp UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án xây dựng quy định:

"Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như sau:

c] Đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng;"

Trong trường hợp bạn đang công tác tại ban Quản lý dự án - Xây dựng của huyện, được quyết định thành lập của Chủ tịch UBND huyện và được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Tức là bạn có thể thực hiện vai trò đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Như vậy, Ban Quản lý dự án - xây dựng sẽ không bị xử phạt nếu không có hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao.

5. Mứcđóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau: Gia đình tôi có 1 căn nhà vừa xây xong tại khu vực Quận 12, TPHCM. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu làm hoàn công cho căn nhà [diện tích khu đất 5,4m x 17m, diện tích sàn xây dựng 5,4m x 13m, bao gồm 1 trệt và 2 lầu].

Vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên gia đình tự đứng ra thuê nhân công và mua vật tư về để làm. Vậy xin được tư vấn: 1. Như vậy chúng tôi có phải đóng thuế xây dựng hay không [nếu đóng thi phải đóng bao nhiêu] 2. Trong trường họp gia đinh tự đứng ra làm thủ tục hoàn công [không thông qua dịch vụ] thì chi phí hết khoảng bao nhiêu [con số ước lượng].

Tôi xin cảm ơn !

>>Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng [nhất là nhà ở của người dân] không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật; những nhân công xây dựng nhà cho bạn được coi là cá nhân kinh doanh dịch vụ xây dựng, lắp đặt và phải thực hiện nộp thuế như với cá nhân kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC .

Tuy nhiên, đối với hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ thì pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ nộp thuế theo Công văn số 3700/ TCT/DNK thì "Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ [không hợp đồng] hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay"

Nếu bạn không làm hợp đồng thuê công nhân xây dựng thì bạn có nghĩa vụ nộp thuế thay cho họ, trong trường hợp này là thuế thu nhập cá nhân. Bạn cũng phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng do tự mua nguyên vật liệu xây dựng. Như vậy, bạn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Về trường hợp này chị sẽ phải nộp thuế thay cho nhân công xây dựng nhà của bạn theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu theo quy định tại Điều 3 thông tư 92/2015/TT-BTC, việc tính thuế được xác định như sau:

"a.1.5] Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

b] Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

c] Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Điểm b khoản 2 Điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

"- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%."

Do bạn cung cấp thông tin về số liệu không cụ thể nên chúng tôi không thể đưa ra con số ước tính, bạn có thể căn cứ về các quy định nêu trên để tính toán chi phí.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6162.

Video liên quan

Chủ Đề