Vùng thượng vị là ở đâu

Đau vùng thượng vị là đau vùng bụng trên rốn và dưới xương ức - Ảnh: Pixabay

Đau bụng vùng thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đau bụng vùng thượng vị thường liên quan đến các bệnh về tiêu hóa - gan mật.

Đau bụng vùng thượng vị là một hội chứng hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đau thượng vị là đau ở đâu, do những nguyên nhân nào gây ra.

Đau thượng vị là gì và ở đâu?

Vùng thượng vị tức là vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau vùng thượng vị là một triệu chứng hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. 

Trong một số trường hợp, đau vùng thượng vị là dấu hiện này đang cảnh báo một vài bệnh lý như:

  • Viêm thực quản
  • Trào ngược dạ dày
  • Loét dạ dày...

Triệu chứng đau thượng vị

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột như.

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm dạ dày cấp
  • Viêm túi mật cấp
  • Thủng dạ dày
  • Viêm tụy cấp...
  • Hoặc đau âm ỉ, kéo dài như viêm
  • Loét dạ dày - tá tràng mạn tính
  • Viêm đại tràng
  • Nhiễm giun, gan to…

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng hay gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có thể đau cồn cào, hoặc âm ỉ, chán ăn, ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, còn có thể là triệu chứng của đau tụy, đau mật nên cần được thăm khám để phát hiện chính xác.

Khi có một số triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để biết chính xác nguyên nhân. Nếu chưa sắp xếp được thời gian, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ.

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị

  • Thứ nhất, căng tức vùng thượng vị có thể do tình trạng khó tiêu. Cụ thể, triệu chứng của tình trạng này khiến người bệnh bị ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn sau khi ăn. Trong dạ dày con người có chứa axit để tiêu hóa thức ăn, nhưng thỉnh thoảng, chất axit này lại gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa.
  • Nguyên nhân thứ 2 là hiện tượng trào ngược dạ dày. Biểu hiện cụ thể của chứng trào ngược dạ dày là: khó tiêu, ho kéo dài, có vị đắng trong miệng, cảm giác như có cục u ở cổ họng hoặc ngực. Trào ngược dạ dày gây đau vùng thượng vị là do axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị.
  • Thứ 3, một nguyên nhân gây đau bụng vùng thượng vị rất phổ biến là viêm thực quản. Axit từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc là nguyên nhân dẫn đến niêm mạc thực quản bị viêm.
  • Thứ 4, loét dạ dày, viêm dạ dày cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau vùng thượng vị.
  • Thứ 5 là do thói quen ăn uống không lành mạnh, điều độ cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau vùng thượng vị. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn vừa phải, đủ no và điều độ, không nên ăn quá nhiều sẽ gây áp lực với dạ dày.

Cuối cùng là do rối loạn túi mật, biểu hiện nhận biết rõ nhất ở người bệnh là vàng da, tiêu chảy kéo dài, nôn, buồn nôn...

Xét nghiệm chẩn đoán

Bệnh nhân đau thượng vị nên đi khám ở các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa, sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật sau:

  • Siêu âm
  • Nội soi tiêu hóa
  • X.Quang vùng bụng
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP

Trong đó, nội soi tiêu hóa là kỹ thuật thăm dò chức năng quan trọng và chính xác để chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng thượng vị.

Kết hợp với siêu âm, chụp X.quang và xét nghiệm khác cho phép chẩn đoán chính xác.

Phương pháp điều trị

Sau thăm khám, bác sĩ Tiêu hóa sẽ có phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.

  • Có thể dùng tây y hoặc y học cổ truyền. Ví dụ như nếu là viêm loét dạ dày tá tràng, có thể sử dụng nghệ mật ong để điều trị mang lại hiệu quả.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, tinh thần vui vẻ
  • Điều trị bệnh dứt điểm bệnh và vi khuẩn HP

Khám và điều trị đau thượng vị ở đâu tốt?

Đau bụng vùng thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện của một nhóm các bệnh đều gây đau bụng vùng thượng vị [vùng bụng trên rốn đến dưới xương ức]. 

Vì vậy, đi khám với bác sĩ chuyên khoa nào, ở đâu cho phù hợp là việc cần thiết để được thăm khám và điều trị hiệu quả. 

Khi gặp đau bụng vùng thượng vị, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám, xét nghiệm và chẩn đoán.

Bên cạnh đó, người bệnh còn thể chọn khám, tư vấn với bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến. Dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Sau đây là một số bác sĩ giỏi [hoặc đơn vị uy tín] chuyên Khám tiêu hóa gan mật. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

đau thượng vị, đau bụng, đau dạ dày


PKHL-Nhiều bệnh nhân khi đến với PKĐK Hoàng Long trong tình trạng đau cồn cào, hoặc đau âm ỉ, nhâm nhẩm đau kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn…Vị trí đau là ở vùng trên trốn và dưới mũi xương ức, được chẩn đoán ban đầu là bị đau vùng thượng vị dạ dày.
 

Đau thượng vị dạ dày có những triệu chứng gì?
 

Đau vùng thượng vị dạ dày được xác định là đau quanh vùng trên rốn và dưới mũi xương ức và đau hai bên ở hai mạn sườn. Bệnh thường khởi phát bằng những cơn đau. 
Tùy từng trường hợp bệnh lý mà người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đau quặn, hay đau lẩm nhẩm, đau âm ỉ kéo dài. Bởi nguyên nhân của đau thượng vị dạ dày rất đa dạng, khó xác định và dễ nhầm lẫn với nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau nên cần đi khám để được hướng dẫn điều trị.

 

Đau thượng vị dạ dày - căn bệnh phổ biến hiện nay

Đau vùng thượng vị dạ dày cảnh báo bạn đang gặp bệnh gì?

Triệu chứng đau thượng vị dạ dày thường cảnh báo một số bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan. 

  • Nếu là cơn đau cấp tính, xuất hiện đột ngột thì rất có thể người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, hay viêm tụy cấp…
  • Nếu là cơ đau lẩm nhẩm, đau âm ỉ, kéo dài thì rất có thể người bệnh bị viêm, loét dạ dày-tá tràng mạn tính, trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm đại tràng, nhiễm giun sán, viêm tụy mạn… 
  • Đôi khi, do thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá no, ăn uống không điều độ cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau thượng vị dạ dày. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần duy trì chế độ ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ no…hạn chế sử dụng các chất chua, cay, giảm lượng sử dụng rượu, bia và duy trì thói quen sinh hoạt giảm thiểu căng thẳng, lo lắng kéo dài.
  • Các bệnh lý gan-mật: như Cơn đau quặn mật: đau hạ sườn phải, hoặc thượng vị lan lên vài hoặc xuyên ra sau lưng, có thể kèm theo nôn; Viêm túi mật cấp hay viêm đường mật; Áp-xe gan: Sốt, đau, gan to, ấn kẽ sườn thấy đau….
  • Viêm ruột thừa: triệu chứng thường thấy là đau thượng vị dạ dày kèm sốt nhẹ trước khi di chuyển xuống hố chậu phải. 


Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh đau thượng vị dạ dày

Khi đau vùng thượng vị dạ dày, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần thực hiện một số kỹ thuật như: Siêu âm ổ bụng, Chụp X-quang, Nội soi tiêu hóa, test thở tìm vi khuẩn Hp… Trong đó, nội soi là kỹ thuật thăm dò chức năng quan trọng và chính xác để chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày.

Điều trị đau thượng vị dạ dày ở đâu tốt?

Người bệnh gặp các bệnh lý tiêu hóa nói chung và đau vùng thượng vị dạ dày nói riêng có rất nhiều sự lựa chọn để thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, do có quá nhiều địa chỉ nên đôi khi, người bệnh bối rối không biết nên lựa chọn địa chỉ khám tiêu hóa tốt. Có nhiều người đi khám nhiều nơi mà vẫn không khỏi bệnh. Do đó, trước khi đi khám, người bệnh cần xác định cơ sở y tế khám chữa bệnh hiệu quả là địa chỉ:

  • Có chuyên khoa tiêu hóa được đầu tư trang thiết bị máy móc, kỹ thuật;
  • Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa được đào tạo bài bản, vững vàng chuyên môn;
  • Dây soi được khử khuẩn an toàn, đảm bảo không bị lây chéo các bệnh lý khác trong quá trình nội soi….

Ảnh - PKĐK Hoàng Long - địa chỉ khám đau vùng thượng vị dạ dày tin cậy

đau thượng vị dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, và là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, nhưng nguyên tắc điều trị chung nhất vẫn là tuân theo chỉ định của Bác sĩ, không tự ý chẩn đoán và mua thuốc uống mà không theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, đẩy lùi rượu bia, hạn chế lo lắng, căng thẳng… chính là một trong những phương thuốc điều trị đau vùng thượng vị dạ dày hữu hiệu nhất. Phòng khám Đa khoa Hoàng Long là một trong những địa chỉ đáp ứng được tối đa các yêu cầu thăm khám, điều trị tiêu hóa, gan mật của người dân. Được đánh giá là Phòng khám ngoài công lập đầu tiên, tiên phong các kỹ thuật công nghệ cao và chuyên sâu điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật cũng như các thăm dò, chẩn đoán cận lâm sàng khác. 

Được sáng lập bởi một trong những thành viên là Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Long – nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y… chắc chắn, đây đã, đang và sẽ là địa chỉ tin cậy cho người dân cả nước.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

Video liên quan

Chủ Đề