Vmware esxi so sánh hyper-v

Nếu OS có cuộc so kè giữa Window và Linux thì công nghệ ảo hóa có VMware và KVM. Bên cạnh OpenVZ, Hyper-V, hai cái tên WMware và KVM (Kernel-based Virtual Machine) là hai công nghệ ảo hóa được sử dụng phổ biến hơn cả khi triển khai máy chủ riêng ảo (VPS). Cùng so sánh sự khác biệt nhé.

I. Đôi nét tiểu sử

  • VMware, hay cụ thể VMware ESXi, là giải pháp ảo hóa của hãng phần mềm Mỹ VMware - nhà cung cấp giải pháp hạ tầng máy chủ và máy ảo trong các datacenter.
  • KVM là công nghệ máy ảo dựa trên Linux, do Red Hat phát triển bởi Red Hat. Đến đây, chắc bạn cũng sẽ nhận ra được khác biệt đầu tiên và rõ ràng nhất của hai giải pháp ảo hóa này chính là việc KVM là một giải pháp mã nguồn mở, miễn phí. Còn VMware thì không.

Vậy rốt cuộc giữa "hàng công ty" và "mã nguồn mở" thực sự khác nhau ở đâu?

II. So sánh chi tiết

1. Tính ổn định

Cả VMware và KVM đều có tính ổn định cao. Tuy nhiên, tính ổn định của VMware được đánh giá cao hơn (thậm chí, được cho là ổn định nhất nhất trên thị trường hiện nay). VMware cung cấp các công cụ và tính năng hỗ trợ để giải quyết các vấn đề phát sinh, bao gồm cả khôi phục máy ảo sau sự cố, sao lưu và phục hồi, cũng như chức năng giám sát. Tính ổn định của KVM phụ thuộc vào hệ điều hành host. KVM cung cấp các công cụ quản lý máy ảo và hỗ trợ giám sát, nhưng các công cụ này có thể hạn chế hơn so với VMware. Nếu xảy ra sự cố, quá trình khôi phục máy ảo có thể mất nhiều thời gian hơn so với VMware. uy nhiên, KVM có sự ổn định cao khi được sử dụng trên các hệ thống Linux.

2. Về hiệu suất

  • Hiệu suất của CPU và bộ nhớ: xử lý các tác vụ nặng, đòi hỏi khả năng xử lý tài nguyên cao, VMware sẽ thắng thế.
  • Khả năng ảo hóa:khả năng ảo hóa của VMware cao hơn à độ trễ thấp hơn so với KVM, do đó đảm bảo cho ứng dụng chạy trơn tru và hiệu quả.
  • Tính năng về lưu trữ: VMware hỗ trợ nhiều định dạng ổ đĩa, bao gồm VMFS (Virtual Machine File System).KVM hỗ trợ các định dạng ổ đĩa thông dụng như qcow2, raw, v.v nhưng không hỗ trợ các tính năng nâng cao như thin provisioning, cloning và snapshot giống như VMware.
  • Hiệu suất mạng: Đều cung cấp các máy ảo mạng, cân bằng tải, phân vùng mạng và mạng ảo. KVM được tích hợp sẵn trong các bản phân phối Linux, nó có thể gặp một số hạn chế trong việc quản lý mạng.
  • Hiệu suất khởi động và khôi phục: Nhìn chung, VMware khởi động và khôi phục nhanh hơn. Nói cách khác, với các môi trường yêu cầu HA & khả năng phục hồi nhanh chóng, WMware thắng thế. Còn với nhu cầu thông dụng: môi trường ảo hóa nhỏ hơn và các hệ thống có nhu cầu ít phức tạp hơn, KVM vẫn là một giải pháp tốt.

3. Tính linh hoạt và khả dụng

VMware và KVM đều có tính linh hoạt cao trong việc chạy các ứng dụng khác nhau trên các máy ảo và có thể được tích hợp với các công nghệ đám mây khác nhau:

  • Hỗ trợ phần cứng: Cùng hỗ trợ rất nhiều phần cứng và ứng dụng. Tuy nhiên, KVM không hỗ trợ các tính năng chuyên dụng như VMware.
  • Quản lý và triển khai: VMware cung cấp vCenter, vSphere và vRealize. KVM quản lý thông qua oVirt, Cockpit và Proxmox VE.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Windows, Linux và UNIX
  • Hỗ trợ đám mây: VMware có VMware vCloud Director và VMware Cloud Foundation. KVM có OpenStack và oVirt.
  • Hỗ trợ dịch vụ và cộng đồng: VMware hỗ trợ khách hàng thông qua các dịch vụ hỗ trợ cao cấp. Còn KVM, vì là miễn phí nên bạn sẽ phải tìm sự hỗ trợ qua cách email hoặc trên diễn đàn.
  • Giao diện quản lý: Ở WMware là giao diện quản lý trực quan với nhiều tính năng quản lý và tính năng mở rộng. Giao diện KVM đơn giản và dễ sử dụng. Nó được tích hợp sẵn trong các bản phân phối Linux và có thể được quản lý từ xa.

4. Tính bảo mật

VMware cung cấp các tính năng máy ảo bảo mật và mạng ảo. KVM cũng có các tính năng ảo hóa các thiết bị, tường lửa và phân quyền người dùng. Nhưng so với VMware, KVM có ít tính năng bảo mật hơn và chưa được tối ưu hóa để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp.

5. Giá thành

Như đã nhắc tới từ phần đầu, VMware là một sản phẩm thương mại. Các phiên bản trả phí của VMware có giá từ vài nghìn đến hàng chục nghìn đô la mỗi năm tùy thuộc vào phiên bản và tính năng. VMware ESXi có bản miễn phí nhưng bị hạn chế về tính năng và không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Trong khi đó, KVM là một giải pháp mã nguồn mở và miễn phí, được tích hợp sẵn trong hầu hết các bản phân phối Linux, bao gồm cả CentOS, Ubuntu, và Red Hat Enterprise Linux. Do đó, người dùng không cần phải trả phí cho việc sử dụng KVM.

Tóm lại, VMware là một sản phẩm trả phí, trong khi KVM là miễn phí. Tuy nhiên, việc triển khai KVM có thể yêu cầu một số chi phí khác. Do đó, việc lựa chọn giữa VMware và KVM cần phải xem xét đến nhu cầu và ngân sách của mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

Công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology), một khái niệm trừu tượng đã xuất hiện từ lâu. Là xu hướng tương lai mà doanh nghiệp đang hướng tới, chúng ta hay thường biết đến như máy ảo (virtual machine). Ảo hóa cho phép một server vật lý có thể đáp ứng được nhiều công việc (workload), bằng cách tăng số lượng các máy ảo chạy trên chúng, mỗi máy ảo tượng trưng cho một hệ điều hành (OS) hoặc một ứng dụng (Database, Mail System, Application). Giúp khai thác triệt để tài nguyên phần cứng và giảm chi phí đầu tư hạ tầng.

Để server vật lý có thể trở thành một server phục vụ cho việc ảo hóa, sẽ có một phần mềm ảo hóa hay còn được gọi là hypervisor (nhân ảo hóa) được cài lên các server này. Lớp ảo hóa hypervisor này được các tập đoàn lớn phát triển như VMware, Microsoft, Xen. Và mỗi nhân ảo hóa (hypervisor) của mỗi hãng sẽ có những kiến trúc và tính năng riêng của nó. Hầu hết, nhân ảo hóa này được phát triển dựa trên kiến trúc x86, cho nên hầu hết các máy ảo có thể tương thích và hoạt động tố trên kiến trúc này.

Về khái niệm chung, lớp ảo hóa này là nền tảng để hình thành nên máy ảo (virtual machine). Giúp máy ảo có thể giao tiếp được với phần cứng thông qua lớp ảo hóa. Nhiệm vụ của lớp ảo hóa là quản lý và cấp phát các tài nguyên vật lý cho các máy ảo như (compute, network, storage).

Ảo hóa là phương pháp tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất. Giúp doanh nghiệp tối ưu và tận dụng triệt để được hạ tầng, tiết kiệm chi phí đầu tư hơn là các phương pháp truyền thống. Ngoài ra, chúng còn tăng độ sẵn sàng cho doanh nghiệp, giảm thời gian downtime và dễ dàng mở rộng hệ thống (provision) khi doanh nghiệp đang có một sự kiện hay dự án mà cần nhiều tài nguyên của hạ tầng CNTT.

  1. Các loại ảo hóa

Vmware esxi so sánh hyper-v

Có 2 loại ảo hóa :

  • Hosted Hypervisor: là lớp ảo hóa được cài trên hệ điều hành. Ví dụ, Microsoft (Hyper-V), VMware (VMware workstation). Lớp ảo hóa này thường chỉ đáp ứng được nhu cầu cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cho việc nghiên cứu/học tập. Chúng thường không có các tính năng chuyên sâu.
  • Bare-metal: là lớp ảo hóa được cài trực tiếp trên server vật lý, hoạt động giống như một OS và thường chiếm rất ít tài nguyên. Ví dụ như VMware (ESX/ESXi), Microsoft (Microsoft Virtualization). Cung cấp các tính năng High Availability (HA), Replication, Load-Balancing.
  1. Định nghĩa và kiến trúc của máy ảo

Vmware esxi so sánh hyper-v

Máy ảo được lớp ảo hóa hypervisor cấp phát và giả lập các phần cứng (emulator hardware) cho nên chúng không phụ thuộc vào phần cứng vật lý (CPU, RAM, Memory), không bị các vấn đề và sự cố truyền thống về phần cứng vật lý như trước kia (vấn đề tương thích, hư hỏng, lỗi phần cứng). Một lợi ích nữa là do máy ảo được đóng gói thành một file, cho nên chúng dễ dàng di chuyển sang các máy vật lý ảo hóa khác trong hệ thống, giúp linh hoạt việc quản trị và tối ưu.

Vmware esxi so sánh hyper-v

Máy ảo thực chất là một máy được đóng gói lại thành một file. Mỗi máy ảo khi ta tạo ra sẽ tương đương là một thư mục (folder), trong thư mục này chứa các file định nghĩa nên một máy ảo. Tùy thuộc vào mỗi hãng sẽ có các định nghĩa và kiến trúc file máy ảo riêng của mình. Máy ảo cũng giống như một máy vật lý, chúng có CPU, Memory, Storage và Network riêng của mình, và có thể cài hệ điều hành và ứng dụng trên đó, tất cả là do người quản trị định nghĩa.

  1. Lợi ích và tương lai của việc ảo hóa
  • Không chỉ đáp ứng những lợi ích nêu trên, ảo hóa không chỉ tiết kiệm được chi phí vận hành và quản lý mà còn là nền tảng và kiến trúc duy nhất cho các doanh nghiệp nâng cấp hệ thống của mình trở thành nền tảng Cloud Computing. Là giải pháp duy nhất của các nhà cung cấp VDI có thể ảo hóa hệ thống Data Center của mình để phục vụ cho các mục đích kinh doanh.
  • Hiện tại, VMware và Microsoft đang tối ưu hóa các sản phẩm của mình để cho phép triển khai các hạ tầng cloud như: Private Cloud, Public Cloud và Hybid Cloud.
  1. So sánh ảo hóa của Microsoft và VMware

Về License

Microsoft VMware# of Physical CPU per license2CPU/ cho một License 1CPU/ cho một License# of Windows Server VM Licenses per HostCác máy ảo chạy hệ điều hành Windows Server sẽ không cần phải mua license. Mỗi máy ảo chạy hệ điều hành Windows Server phải mua license cho chúng.Includes Anti-virus / Anti-malware protectionSystem Center Endpoint Protection cho Host và VM, tích hợp trong bộ sản phẩm System Center 2012 R2 vShield Endpoint Protection cho các VM và Virtual ApplianceIncludes full SQL Database Server licenses for management databasesCó kèm theo Microsoft MySQL Database cho việc lưu trữ database. Hỗ trợ tới 1000 host và 25,000 VM Phải mua license database của các hãng khác (Oracle, Microsoft SQL, vPostgres).Includes licensing for Enterprise Operations Monitoring and Management of hosts, guest VMs and application workloads running within VMsChỉ cần mua license sản phẩm Microsoft System Center 2012 R2 thì có thể quản lý tất cả các host, VM, application Phải mua license sản phẩm vCenter Operation Manager và tính theo số lượng host và VM. Ví dụ: 25, 75, 100 VM hoặc Host.Includes licensing for Private Cloud Management capabilities – pooled resources, self-service, delegation, automation, elasticity, chargeback/showbackSản phẩm Microsoft System Center 2012 R2 thì có thể quản lý hạ tầng Private Cloud và các tính năng của chúng Để có thể quản lý cloud. VMware cung cấp sản phẩm vCloud Suite.Includes management tools for provisioning and managing VDI solutions for virtualized Windows desktops.Triển khai giải pháp VDI thông qua role RDS (Remote Desktop Service) trong Windows Server Để triển khai VDI, VMware cung cấp sản phẩm VMware Horizon ViewIncludes web-based management consoleCó thể quản lý thông qua web bằng System Center 2012 App Controller Truy cập và quản lý thông qua vSphere Web Client

Về khả năng ảo hóa

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Maximum # of Logical Processors per Host320 320Maximum Physical RAM per Host4TB 4TBMaximum Active VMs per Host1024 512Maximum Virtual CPUs per VM64 64Hot-Adjust Virtual CPU Resources to VMHyper-V có thể tăng/giảm tài nguyên cho máy ảo khi chúng đang chạy Tính năng Hot-add cho phép VMware thêm/bớt tài nguyên CPU khi máy ảo đang chạy.Hot-Add Virtual RAM to VMYes (Dynamic Memory) Yes (Hot-add)Maximum Virtual RAM per VM1TB 1TBDynamic Memory ManagementQuản lý bằng Dynamic Memory Quản lý bằng tính năng Memory Ballooning trong nhân ESXiGuest NUMA SupportHỗ trợ hệ thống NUMA Hỗ trợ hệ thống NUMAMaximum # of physical Hosts per Cluster64 32Maximum # of VMs per Cluster8,000 4,000Virtual Machine SnapshotsHỗ trợ 50 snapshot/VM Hỗ trợ 32 snapshot/VMBare metal deployment of new Hypervisor hosts and clustersYes – Cho phép deploy một Hyper-V host mới thông qua System Center Yes – Cho phép deploy một ESXi host mới thông qua tính năng Auto DeployManage GPU Virtualization for Advanced VDI GraphicsẢo hóa GPU đồ họa thông qua RemoteFX trong RDS role Ảo hóa GPU bằng công nghệ vDGA và vSGA trong sản phẩm Horizon ViewVirtualization of USB devicesYes – Cho phép nhận USB device ở máy remote vào máy ảo, thông qua RemoteFX Yes – Cho phép nhận USB device ở máy remote vào máy ảo, thông qua USB Pass-throughBoot from FlashYes – Boot Hyper-V OS thông qua Windows-To-Go Yes – Cho phép Boot ESXi HostBoot from SAN

Cho phép các server không có storage có thể boot OS Hypervisor

Yes – thông qua iSCSI Target Server Yes – Cho phép các server boot thông qua FC/Iscsi Storage

Về tính năng

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Live Migration of running VMsYes YesLive Migration of running VMs without shared storage between hostsYes – nhờ vào tính năng Shared Nothing Live Migration Yes – nhờ vào tính năng Enhanced vMotionLive Migration using compression of VM memory stateYes – Hỗ trợ nén memory trước khi chuyển đổi NoLive Migration over RDMA-enabled network adaptersYes – cho phép tích hợp RDMA cho quá trình chuyển đổi. NoHighly Available VMsYes – thông qua tính năng Failover Clustering và VM Guest Cluster Yes – Thông qua tính năng VMWare High Avaialbility (HA)Failover Prioritization of Highly Available VMsYes – Có thể cấu hình độ ưu tiên cho các máy ảo thông qua Priority Settings YesAffinity Rules for Highly Available VMsYes Yes – Thông qua tính năng Affinity Rule cho DRS/DPMCluster-Aware Updating for Orchestrated Patch Management of Hosts.Yes – Có thể update bản vá cho Hyper-V Host và Application thông qua CAU (Cluster-Aware Updating) Yes – sản phẩm UM (Update Management) cho phép cập nhật các patch, upgrade cho máy ảo, ESXi host, Virtual ApplianceGuest OS Application Monitoring for Highly Available VMsYes Yes – thông qua tính năng vSphere App HA (Apache, IIS, SQL, Sharepoint)VM Guest Clustering via Shared Virtual Hard Disk filesYes – thông qua tính năng mới Shared VHDX trong Windows Server 2012 R2 Yes – Thông qua tính năng Shared VMDKIntelligent Placement of new VM workloadsYes – System Center 2012 R2 cho phép dự đoán và di dời các máy ảo để cân bằng tải cho các Hyper-V host thông qua tính năng “Intelligent Placement” Yes – tính năng vSphere DRS cho phép dự đoán và di dời các máy ảo để cân bằng tải cho các ESXi Host trong hệ thống.Automated Load Balancing of VM Workloads across HostsYes – Dựa trên tính năng Dynamic Optimization trong System Center Yes – Dựa trên tính năng DRS (Distributed Resource Schedule)Power Optimization of Hosts when load-balancing VMsYes – tối ưu và tiết kiệm điện năng cho các Hyper-V host thông qua “Power Optimization” Yes – tiết kiệm điện năng thông qua tính năng DPM (Distributed Power Management)Fault Tolerant VMsNo Yes – Tính năng VMware FTBackup VMs and ApplicationsYes – Backup máy ảo và ứng dụng dựa trên sản phẩm Data Protection Manager Yes – Backup dựa trên tính năng vSphere Data ProtectionSite-to-Site Asynchronous VM ReplicationYes – Tính năng Hyper-V Replica Yes – tính năng vSphere Replication

Về Storage

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Maximum # Virtual SCSI Hard Disks per VM256 120Maximum Size per Virtual Hard Disk64TB 62TBNative 4K Disk SupportYes – Hỗ trợ định dạng 4K Sector, thường thấy là SSD No – có công nghệ quản lý riêng là VMFS5 Boot VM from Virtual SCSI disksYes YesHot-Add Virtual SCSI VM Storage for running VMsYes YesHot-Expand Virtual SCSI Hard Disks for running VMsYes YesHot-Shrink Virtual SCSI Hard Disks for running VMsYes Yes – VMware ToolStorage Quality of ServiceYes – Tính năng Storage QoS Yes – Tính năng Storage I/O ControlVirtual Fibre Channel to VMsYes – Hỗ trợ 4 kênh NPIV cho một máy ảo Yes – Hỗ trợ 4 kênh NPIV cho một máy ảoLive Migrate Virtual Storage for running VMsYes YesFlash-based Read CacheYes

Sử dụng tính năng SSD Tier để tăng tốc độ cho máy ảo chạy các ứng dụng đòi hỏi IOPS cao như (DB, Exchange, Web)