Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học vẹt

Các em hãy cùng chúng tôi hoàn thiện bài Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ để trình bày quan điểm của mình về hiện tượng học tập này của học sinh hiện nay.

Đề bài: Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 12. Bài mẫu số 2

3. Bài mẫu số 3

Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.

Từ xưa đến nay, việc học luôn có tầm quan trọng hàng đầu với mỗi người song ngày nay, học sinh lại đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Có thể thấy, học vẹt là cách học chỉ biết chăm chú học thuộc mà không hiểu rõ bản chất của vấn đề còn học tủ là học vào một phần kiến thức nhất định, phụ thuộc vào may mắn của bản thân. Mặc dù bản chất khác nhau, song việc học vẹt, học tủ luôn để lại hậu quả nặng nề. Người học không hiểu, không nắm vững được bản chất của vấn đề, bị thiếu hụt kiến thức. Họ học chỉ để đối phó, phụ thuộc vào vận may mà quên đi mục đích chính, quan trọng và cốt yếu nhất của việc học là gì. Với những hậu quả đó, chúng ta không nên học vẹt, học tủ mà cần có phương pháp học tập hợp lí, đúng đắn để nắm vững được kiến thức nền tảng, đó chính là nền tảng vững chắc để mỗi người thành công hơn trên con đường tương lai.

Việc học luôn là vấn đề quan trọng và mỗi người luôn tự kiếm tìm cho mình những phương pháp học hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngày nay có một thực trạng đáng buồn là nhiều học sinh đang học vẹt, học tủ. Học vẹt chính là cách học thuộc lại những gì đã được dạy mà không hiểu rõ vấn đề, không thấy được bản chất của vấn đề còn học tủ là chỉ học một phần còn lại phụ thuộc vào vận may. Học vẹt và học tủ đều để lại những hậu quả nghiệm trọng đối với người học. Trước hết, nó làm cho người học phụ thuộc vào may mắn, nên dễ dẫn tới hiện tượng lệch tủ và bị điểm kém. Cùng với đó, với cách học này sẽ khiến cho học sinh bị rỗng kiến thức, mất gốc và mất đi phương hướng học tập của bản thân. Như vậy, có thể thấy, việc học vẹt, học tủ để lại những hậu quả khó lường cho người học, bởi vậy chúng ta cần tránh xa việc học tủ, học vẹt và tự kiếm tìm cho mình một phương pháp học đúng đắn, hiệu quả nhất.

——————–HẾT——————–

Học tủ, học vẹt đang là thực trạng phổ biến ở rất nhiều bạn học sinh, qua đoạn văn mẫu nghị luận về thói học tủ, học vẹt đã bàn luận về thực trạng, hậu quả, giải pháp để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh học tủ, học vẹt, các em có thể luyện tập thêm với một số đề nghị luận khác như: Hãy viết đoạn văn diễn dịch [8 đến 10 câu] chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống, Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong đó có khởi ngữ và thành phần biệt lập, Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân, Viết đoạn văn về lợi ích của việc đọc sách.

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học và hành

Từ xưa đến nay, học luôn đi đôi với hành là phương thức giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn, vận dụng tốt hơn vào thực tiễn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài siêu hay giúp chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành.

  • Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài luôn là chân lý đã được rất nhiều người áp dụng và thực hiện để nâng cao vốn kiến thức và phát triển bản thân. Sau đây là các mẫu đoạn văn suy nghĩ về học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài, mời các bạn cùng tham khảo.

Mở đoạn: giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.

Thân đoạn:

- Giải thích: “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Ý cả câu khuyên nhủ chúng ta nên thực hiện phương pháp học đi đôi với hành.

- Phân tích những ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp này cũng như tác động to lớn của nó đối với đời sống con người.

Kết đoạn: khái quát lại giá trị, vai trò của phương pháp này đối với con người.

2. Đoạn văn mẫu Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài

“Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Ngày nay xã hội phát triển ko ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có 1 cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả 2? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm 1 phần kiến thức. Học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như Toán, Lý, Hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà ko làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau 1 thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn không rèn luyện nó và ko hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi ko học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bẳng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn hs rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề