Hình ảnh trường đại học Kiến trúc TP HCM

Tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương, đến năm 1976 Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập, vào năm 2016 đánh dấu 40 năm thành lập và phát triên ĐH Kiến trúc TP.HCM với nhiều thành tích tiêu biểu và khẩu hiệu “Truyền thống – Sáng tạo – Chuyên nghiệp” tiếp tục là kim chỉ nam đưa trường tới những mục tiêu mới trong tương lai.

May In Thêu Hải Triều đã tổng hợp một vài file vector logo đại học Kiến trúc TP.HCM chất lượng cao phục vụ nhu cầu sử dụng logo hình ảnh trường dưới đây:

Đồng Phục Hải Triều là đơn vị chuyên sản xuất may – in – thêu các mẫu đồng phục: áo thun, sơ mi, áo khoác, mũ nón.. Các trường đại học, cao đẳng học viện trên toàn quốc. Mời bạn tham khảo một số mẫu áo các trường đại học, cao đẳng do Hải Triều thiết kế:

UAH Campus là công trình cơ sở 2 của ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Nguyên tắc thiết kế mặt đứng rất đơn giản gồm những dạng hình học mạch lạc dựa trên sự kết hợp của những hình chữ nhật; tuy nhiên, tỉ lệ của chúng được thay đổi để tạo ra sự chuyển động và sự cân bằng trong tổng thể tĩnh và động cho các mặt đứng và hình khối công trình.

  • Tên công trình: UAH Campus;
  • Đơn vị thực hiện: Khoa Kiến trúc – ĐH Kiến trúc TP.HCM và Truong An Architecture;
  • Kiến trúc sư chủ trì: Phạm Phú Cường, Nguyễn Công Duy;
  • Địa điểm: Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh;
  • Năm hoàn thành: 2015;
  • Tổng diện tích: 3.490m2;
  • Ảnh: Hiroyuki Oki.

Lời KTS: Đại học Kiến trúc TP.HCM [UAH] được thành lập vào năm 1951 ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh [HCMC] trước đây gọi là Sài Gòn ở địa chỉ 196 Pasteur, quận 3, HCMC. 65 năm trước, ngôi trường đại học này là một trường có mối quan hệ mật thiết với trường Đại học Mỹ thuật Pháp.

Cho đến nay, UAH  đã phát triển nhanh chóng từ một trường kiến trúc nhỏ trở thành một trường đại học với nhiều chuyên ngành và môn học bao gồm Kiến trúc, Quy hoạch, Nội thất, Mỹ thuật công nghiệp, Xây dựng & Kỹ thuật đô thị. Ở thời điểm hiện tại, ngôi trường đã chào đón hơn 8000 sinh viên ở tất cả các khóa.

Một lượng khổng lồ sinh viên như vậy thật sự là một thách thức lớn với sức chứa của khuôn viên hiện tại của trường. Vấn đề này đã dẫn đến sự cấp thiết của việc xây dựng một cơ sở mới ở quận Thủ Đức, TP.HCM. Tòa nhà cơ sở mới đã được chính thức khánh thành năm 2015.

Khu đất xây dựng được tiếp cận từ 2 con đường với những đặc điểm về đô thị hoàn toàn khác nhau.Theo như bối cảnh đô thị xung quanh khu đất, phương án mặt bằng tổng thể và hình khối của công trình đã được xem xét. Toàn bộ khối tích của tòa nhà được chia làm 2 phần. Ở mặt đường Đặng Văn Bi là một khối 8 tầng lầu và ở cạnh bên là một khối thấp hơn với tối đa là 4 tầng để phù hợp với những căn biệt thự xung quanh.

  • Điều kiện khu đất xây dựng cho thấy một số bất lợi, ví dụ như bề ngang hẹp và chiều dài lớn, giới hạn góc nhìn ra phía ngoài, diện tích giới hạn cho các khu vườn và tiểu cảnh.
  • Phương án thiết kế được tối ưu cho các không gian mở được tổ chức đan xen với những không gian đóng trong công trình để tạo ý tưởng cho “Vườn Babylon”
  • Toàn bộ diện tích tầng trệt được mở thoáng để cắt giảm diện tích xây dựng và để tạo ra mối liên kết mạnh giữa trong nhà và ngoài trời.
  • Những không gian mở được mở ra ở những tầng khác nhau của công trình. Mỗi không gian mở sở hữu một đặc đính riêng đem lại những cảm giác thú vị đa dạng cho người sử dụng suốt những chiều cao khác nhau của công trình.
  • Sủ dụng diện tích của tầng mái không chỉ tạo ra những không gian mở và khu vực tự học cho các sinh viên mà còn cải thiện điều kiện vi khí hậu của công trình và nhấn mạnh đặc điểm giao tiếp thân thiện trong môi trường giáo dục.

Sự tổ chức không gian ở tất cả các tầng đáp ứng tốt điều kiện khí hậu địa phương. Tất cả các phòng học đều quay mặt ra phương Bắc Nam trong khi những phòng chức năng bao gồm thang máy, thang bộ, phòng vệ sinh, hành lang và các phòng kỹ thuật đều được đặt ở phía Đông và Tây để ngăn sự hấp thụ nhiệt.

  • Nguyên tắc thiết kế mặt đứng của công trình rất đơn giản và những dạng hình học mạch lạc dựa trên sự kết hợp của những hình chữ nhật; tuy nhiên, tỉ lệ của chúng được thay đổi để tạo ra sự chuyển động và sự cân bằng trong tổng thể tĩnh và động cho các mặt đứng và hình khối công trình.
  • Khoảng thông tầng ở tầng 4 có vẻ là không gian mở đẹp nhất của ngôi trường. Nó được tạo ra bằng những bức tường đặc và mở được cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng về kích thước, tỉ lệ, cách sắp xếp để tôn lên nét độc đáo của một điểm nhấn của công trình. Khoảng thông tầng này cho thấy đặc tính giao tiếp 1 cách rõ ràng và đem lại những góc nhìn đẹp cho các sinh viên.

  • Kích thước và diện tích của các cửa sổ được thiết kế hợp lý dựa theo những hoạt động của lớp học và tránh việc sử dụng kính để che phủ toàn bộ bề mặt công trình.
  • Các cửa sổ được căn theo mặt trong của các bức tường để giảm thiểu những tác động của ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và cho phép sự hiệu quả của bóng đổ trên mặt đứng.
  • Cấu tạo tường 2 lớp tối ưu hóa sự đối lưu không khí để làm mát những không gian trong công trình.

Xem hình ảnh đầy đủ về công trình tại đây:

Gallery not found.

Video liên quan

Chủ Đề