Vì sao văn bản khoa học mang tính khái quát

1. Kháiniệm phong cách ngôn ngữ khoa học

- Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học,tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.

Tóm tắt nội dung bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Trước khi vào phần trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học thì hãy cùng Đâytóm tắt một vài kiến thức liên quan đến phong cách ngôn ngữ khoa học bạn nhé!

Khái quát về Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nó thường được gọi là văn bản khoa học.

Văn bản khoa học tồn tại ở cả hai dạng là viết và nói. Nó thường có ba loại là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học phổ cập.

Đặc trưng của văn bản khoa học bao gồm:

  • Tính khái quát, trừu tượng.
  • Tính logic, lí trí.
  • Tính khách quan.

Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học

Về ngữ âm, chữ viết

Văn bản khoa học có những đặc điểm riêng về hệ thống kí hiệu khoa học mà người viết và người đọc phải biết sử dụng và tiếp nhận được. Bên cạnh đó là yêu cầu về phát âm để thu hút người nghe.

Về từ ngữ

Mỗi ngành khoa học khác nhau thì đều có những thuật ngữ khác nhau. Người sử dụng cần hiểu rõ về các thuật ngữ đó để sử dụng một cách chính xác.

Văn bản khoa học đòi hỏi tính khách quan, phi cá thể. Vì vậy từ ngữ trong đó thường mang sắc thái biểu cảm trung hòa.

Về kiểu câu

Văn bản khoa học có hệ thống thuật ngữ riêng buộc người dùng phải hiểu chính xác mới sử dụng được. Để trình bày những biện luận, suy lí khoa học, văn bản khoa học dùng các kiểu câu phức có đầy đủ các cặp quan hệ từ hô ứng.

Về biện pháp tu từ

Văn bản khoa học không dùng các biện pháp tu từ. Tuy nhiên, trong văn bản khoa học phổ cập, người ta vẫn thường sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,…

Về bố cục, trình bày

Cách trình bày, bố cục của văn bản khoa học phải chặt chẽ và logic. Các văn bản khoa học không có khuôn mẫu cố định nhưng thường được trình bày theo trật tự, chương, mục.

Tiếp theo hãy cùng Đâysoạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học để hiểu rõ hơn về phong cách này nhé!

b. Hoạt động 2 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.


PCNNKH có những đặc trưng cơ bản nào? HS kể 3 đặc trưng.
Biểu hiện của tính khái quát, trừu tượng? Giải thích làm rõ tính khái quát, trừu tượng của
PCNNKH? HS:
GV nhấn mạnh đặc điểm của các thuật ngữ khoa học.
Biểu hiện của tính lí trí, logic trong PCNKH? HS:
- Từ ngữ. - Câu văn.
- Đoạn văn. GV phân tích các VD thơng qua bảng phụ.
Tính khách quan, phi cá thể trong PCNNKH thể hiện cụ thể như thế nào?
HS: GV tổng kết 3 đặc trưng cơ bản của PCNNKH,
liên hệ so sánh với đặc trưng của các kiểu phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật,
chính luận, báo chí. HS đọc ghi nhớ SGK.

1. Tính khái quát, trừu tượng. - Thể hiện dùng các thuật ngữ khoa học.


VD: + Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái qt,
trừu tượng vì nó là kết quả của q trình khái qt hóa những biểu hiện cụ thể.
+ Thuật ngữ khoa học được phân chia theo các ngành khoa học.
- Thể hiện ở cách kết cấu văn bản qua các phần, chương, mục, đoạn từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên
cao, từ cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại. 2.Tính lí trí, logic.
VD: - Khơng dùng từ đa nghĩa, từ theo nghĩa bóng và
các phép tu từ. - Câu văn chính xác, chặt chẽ, logic, khơng dùng
câu đặc biệt, không dùng các phép tu từ. - Các câu, các đoạn liên kết chặt chẽ, mạch lạc
trong văn bản. VD: SGK

3. Tính khách quan, phi cá thể: - Từ ngữ, câu văn trong văn bản khoa học cómàu


sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc trừ văn bản khoa học phổ cập.
- Ít có những biểu đạt mang tính chất cá nhân.
Ghi nhớ: SGK c. Hoạt động 3 Luyện tập
27
HS xem lại bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
GV chia nhóm học sinh thảo luận: Văn bản đó trình bày nội dung khoa học gì?
Thuộc ngành khoa học nào? Vì sao em biết? Đặc điểm ngơn ngữ dạng viết có dấu hiệu gì dễ
nhận biết?
HS thảo luận và trả lời. GV bổ sung, tổng kết.
HS đọc kỉ nội dung bài tập 2 SGK. Phân biệt, giải thích sự khác nhau giữâ các từ ngữ
thông thường với các thuật ngữ khoa học trong mơn Hình học.
GV hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh, cách dùng từ điển để so sánh.
HS: Từ bài tập hãy rút ra sự khác nhau giữa thuật ngữ
khoa học và từ ngữ thông thường. + Thuật ngữ khoa học: chứa đựng khái niệm cơ
bản của ngành khoa học; có tính khái qt, trừu tượng, hệ thống.
+ Từ ngữ thơng thường trong lời nói hàng ngày: cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm.
HS đọc kỉ đoạn văn bài tập 3 SGK. Xác định các thuật ngữ khoa học được sử dụng
trong đoạn văn? Phân tích, làm rõ tính lí trí và logíc của đoạn văn?
HS trả lời. GV bổ sung và ghi điểm nếu học sinh trả lời tốt.
Bài tập 4: GV giao đề tài:Vai trò của nước đối với cuộc
sống. Học sinh hoạt động theo nhóm, viết đoạn văn và
trình bày trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
GV nhận xét và bổ sung; đưa đoạn văn bằng bảng phụ cho học sinh tham khảo.
Bài tập 1: a. Nội dung của khoa học văn học khoa học lịch
sử văn học: tiền đề phát triển, các giai đoạn phát triển, các đặc điểm chung.
b. Văn bản khoa học giáo khoa: dùng giảng dạy trong nhà trường.
c. Ngơn ngữ: - Hệ thống đề mục hợp lí.
- Dùng các thuật ngữ khoa học của văn học: chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực...
Bài tập 2:
Từ Thuật ngữkhoa
học Từ ngữ thơng
thường 1.Điểm.
2.Đoạn thẳng.
3.Đường thẳng.
4.Mặt phẳng.
5.Góc. 6.Đường
tròn. 7.Góc
vng.
Bài tập 3: - Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch
đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ... - Tính lí trí, logic: Câu đầu nêu luận điểm khái
quát, các câu sau nêu luận cứ- đó là các cứ liệu thực tế.
Lập luận theo lối diễn dịch. Bài tập 4: Viết đoạn văn theo kiểu văn bản khoa
học phổ cập. Đề tài: Vai trò của nước đối với cuộc sống.
IV. CỦNG CỐ2’ Các loại văn bản khoa học? Ngôn ngữ khoa học? Tính khái qt, trừu tượng của ngơn ngữ khoa học; tính lí trí, logic và tính kháh quan, phi cá thể?
V. DẶN DÒ2’ Nắm nội dung đã học, hoàn chỉnh phần bài tập. Tiết tiếp trả bài viết số 1, xem lại cách làm bài nghị luận tư tưởng, đạo lí.
Lập dàn ý cho đề bài.
28
TIẾT 14 Ngày soạn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận xã hội.
Thấy được mối quan hệ qua lại giữa phẩm chất đạo đức và hành động trong mỗi con người. 2, Kỷ năng: Làm bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
3, Thái độ: Rút kinh nghiệm chuẩn bị viết bài số 2. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại...
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: Chấm chữa bài, nhận xét cụ thể.

2. Chuẩn bị của HS: Lập dàn bài theo yêu cầu. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Hướng dẫn soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trang 71 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

Câu trả lời:


Nội dung bài gồm:

  • I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
  • II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...
  • Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...
  • Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...
  • Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...
Back to top

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Các loại văn bản khoa học:

  • Văn bản khoa học chuyên sâu: Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu
  • Văn bản khoa học giáo khoa: Phù hợp với trình độ sinh học theo từng caaos lớp
  • Văn bản khoa học phổ cập: Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.

2. Ngôn ngữ khoa học :

  • Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
  • Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở hai dạng:
    • Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…
    • Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương
Back to top

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khai quát, trừu tượng

  • Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
  • Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát [các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể].

2. Tính lí trí, logic:

  • Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
  • Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
  • Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

3. Tính khách quan, phi cá thể:

  • Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc
  • Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.
Back to top

Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Trả lời:

a. Nội dung thông tin:

  • Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa
  • Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
  • Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm:

  • Dùng nhiều thuật ngữ khoa học
  • Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: Có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.
Back to top

Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thườngqua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Trả lời:

  • Đoạn thẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
    • Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
  • Mặt phẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
    • Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
  • Điểm :
    • Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
    • Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.
Back to top

Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:

Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ [Thiệu Hóa, Thanh Hóa] nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương [vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ] của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc [Đồng Nai] cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn

[Sinh học 12]

Trả lời:

  • Thuật ngữ khoa học trong đoạn văn trên là: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…
  • Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:
    • Câu đầu nêu luận điểm khái quát
    • Các câu sau nêu lên luận cứ [các cứ liệu thực tế]; đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.
Back to top

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa họcphổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống [nước, không khí và đất].

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,...Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài mẫu 2:

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.

Back to top

Video liên quan

Chủ Đề