Vì sao Triều Tiên bị cấm vận

Hội đồng Bảo an Liên Hợp QuốcSửa đổi

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một số nghị quyết kể từ vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên năm 2006.[2]

  • Nghị quyết 1718, được thông qua năm 2006, yêu cầu Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và cấm xuất khẩu một số vật tư quân sự và hàng xa xỉ sang Triều Tiên.[3][4] Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên được thành lập, được hỗ trợ bởi Hội đồng chuyên gia.[5][6][7]
  • Nghị quyết 1874, được thông qua sau vụ thử hạt nhân thứ hai năm 2009, đã mở rộng lệnh cấm vận vũ khí. Các quốc gia thành viên được khuyến khích kiểm tra tàu và phá hủy bất kỳ hàng hóa nào bị nghi ngờ có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân.[5][6][7]
  • Nghị quyết 2087, được thông qua vào tháng 1 năm 2013 sau khi phóng vệ tinh, tăng cường các biện pháp trừng phạt trước đó bằng cách làm rõ quyền của nhà nước để chiếm giữ và phá hủy hàng hóa bị nghi ngờ đến hoặc từ Triều Tiên cho mục đích nghiên cứu và phát triển quân sự.[2][4]
  • Nghị quyết 2094, được thông qua vào tháng 3 năm 2013 sau vụ thử hạt nhân thứ ba, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chuyển tiền và nhằm mục đích đóng cửa Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.[2][4]
  • Nghị quyết 2270, được thông qua vào tháng 3 năm 2016 sau vụ thử hạt nhân thứ tư, tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt hiện có.[8] Nó cấm xuất khẩu vàng, vanadi, titan và kim loại đất hiếm. Việc xuất khẩu than và sắt cũng bị cấm, với sự miễn trừ đối với các giao dịch hoàn toàn vì "mục đích sinh kế." [2][9]
  • Nghị quyết 2321, được thông qua vào tháng 11 năm 2016, giới hạn xuất khẩu than của Bắc Triều Tiên và cấm xuất khẩu đồng, niken, kẽm và bạc.[10][11] Vào tháng 2 năm 2017, một hội đồng của Liên Hợp Quốc cho biết, 116 trong số 193 quốc gia thành viên chưa nộp báo cáo về việc thực thi các biện pháp trừng phạt này, mặc dù Trung Quốc đã có.[12]
  • Nghị quyết 2371, được thông qua vào tháng 8 năm 2017, cấm tất cả xuất khẩu than, sắt, chì và hải sản. Nghị quyết cũng áp đặt các hạn chế mới đối với Ngân hàng Ngoại thương của Bắc Triều Tiên và cấm bất kỳ sự gia tăng nào về số lượng người Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.[13]
  • Nghị quyết 2375, Nghị quyết 2375, được thông qua vào ngày 11 tháng 9 năm 2017, hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Triều Tiên; liên doanh bị cấm, xuất khẩu dệt may, khí ngưng tụ tự nhiên và nhập khẩu chất lỏng; và cấm công dân Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài ở các nước khác.[14]

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc bị hạn chế trong khoản viện trợ mà họ có thể cung cấp cho Triều Tiên vì các lệnh trừng phạt, nhưng họ có thể giúp đỡ về dinh dưỡng, sức khỏe, nước và vệ sinh.[15]

Bình Nhưỡng xoay sở mọi cách, kể cả tin tặc để đối phó với cấm vận và dịch bệnh

Đăng ngày: 04/03/2021 - 10:06

Người dân Triều Tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng xem thông tin trên màn hình về vụ thử bom nhiệt hạch ngày 3-9 - Ảnh: REUTERS

Theo Đài CNN, các quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ và các đồng minh đang thúc đẩy một lệnh trừng phạt đa phương mới ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó nhắm đến hoạt động xuất khẩu dầu của Triều Tiên.

"Cần phải phong tỏa hoàn toàn Triều Tiên về mặt kinh tế" - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố.

Lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ chỉ vừa được thông qua cách đây chưa đầy 1 tháng với sự ủng hộ của cả Trung Quốc và Nga.

Các nhà phân tích ước tính Triều Tiên sẽ thiệt hại hơn 1 tỉ USD sau khi bị cấm xuất khẩu than, quặng sắt và hải sản. Tuy nhiên, rõ ràng điều này không đủ để nhà lãnh đạo Kim Jong Un ngừng chương trình tên lửa - hạt nhân đang tiến lên thần tốc.

Sau đây là một số phương án còn lại cho ông Trump:

Dầu thô

Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 90% thương mại quốc tế của Triều Tiên. Xuất khẩu vào Trung Quốc mang lại cho Bình Nhưỡng nguồn thu nhập quan trọng, ngược lại, Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên những hàng hóa thiết yếu giúp vận hành nền kinh tế.

Phía bên kia là đất Triều Tiên nhìn từ thành phố Đồ Môn, Trung Quốc. Hình chụp ngày 30-8 - Ảnh: REUTERS

Một trong những mặt hàng quan trọng là dầu thô. Hạn chế bán dầu thô cho Triều Tiên là một trong các biện pháp Mỹ đang muốn thúc đẩy.

Động thái sẽ gây áp lực lớn lên chính quyền Bình Nhưỡng vì nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như nông nghiệp.

Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp HĐBA LHQ thông qua biện pháp cấm vận này, sẽ rất khó để theo dõi việc Trung Quốc bán cho Triều Tiên bao nhiêu dầu. Bắc Kinh đã ngừng công bố thông tin này trong dữ liệu hải quan cách đây vài năm.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cũng bác bỏ ý tưởng này: "Nếu Trung Quốc cắt hoàn toàn nguồn cung dầu thô cho Triều Tiên hoặc thậm chí là đóng cửa biên giới Trung - Triều, không chắc chúng ta sẽ ngăn được Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa.Tuy nhiên, xung đột giữa hai nước khả năng lớn sẽ xảy ra".

Dệt và may mặc

Đây là hai sản phẩm quan trọng còn lại Trung Quốc được phép mua từ Triều Tiên sau lệnh cấm vận mới đây của LHQ.

Không rõ ngành công nghiệp dệt, may mặc của Triều Tiên đang làm ăn ra sao, các nhà phân tích nói một số dữ liệu mua bán cho thấy xuất khẩu của ngành này đã sụt giảm trong năm ngoái.

Một phóng sự điều tra gần đây của Hãng tin Reuters phát hiện các công ty Trung Quốc đang tăng cường sử dụng nhà máy Triều Tiên để sản xuất quần áo, gắn mác "Made in China" rồi xuất khẩu ra nước ngoài.

Có một điều chắc chắn là quy mô ngành dệt may của Triều Tiên đủ lớn để trở thành mục tiêu của lệnh cấm vận trong tương lai, theo các chuyên gia.

Người dân ở Bình Nhưỡng chờ xe buýt - Ảnh: REUTERS

Ngân hàng Trung Quốc

Mỹ chưa từng hết nghi ngờ Trung Quốc và Nga trong việc thực thi lệnh cấm vận Triều Tiên. Chính quyền ông Trump đã trừng phạt một số tổ chức của hai nước này với cáo buộc lén lút làm ăn với Bình Nhưỡng.

Hồi tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ chặn một ngân hàng nhỏ của Trung Quốc, không cho tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ, vì làm ăn bất hợp pháp với Triều Tiên.

Cựu bộ trưởng Tài chính Mỹ Anthony Ruggiero cho rằng Washington có thể làm mạnh tay hơn nữa đối với các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm đưa ra mức phạt thật nặng.

"Ngân hàng Trung Quốc là mắt xích quan trọng đối với hoạt động của các mạng lưới bất hợp pháp đó. Chính quyền ông Trump cần nhắm đến các tổ chức này để gia tăng thêm áp lực" - ông Ruggiero đề nghị.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đẩy Triều Tiên đến vực thẳm kinh tế, đủ để chính quyền ông Kim Jong Un thay đổi chính sách hạt nhân.

Bắc Kinh muốn duy trì Triều Tiên như một vùng đệm chống lại sức ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á, tránh để xảy ra kịch bản sự sụp đổ của một quốc gia láng giềng sát biên giới.

Một số người còn cảnh báo nếu gia tăng áp lực lên Bắc Kinh, ông Trump có thể bị Trung Quốc phản pháo bằng cách tấn công các công ty Mỹ trong khu vực.

Video liên quan

Chủ Đề