Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nêm gia vị

Có nên cho bé ở tuổi ăn dặm làm quen với gia vị hay không? Cách chọn gia vị ăn dặm cho bé như thế nào để vừa an toàn cho sức khỏe vừa giúp vị giác của con phát triển?

Nếu bạn nghĩ em bé ăn dặm không cần gia vị thì điều này cũng không có gì sai. Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên thêm muối, đường, bột nêm hay bột ngọt vào thức ăn của bé. Tuy nhiên, việc làm quen với gia vị không chỉ gói gọn ở muối và đường. Một số gia vị lành tính từ thảo mộc cũng sẽ tạo thêm hương vị hấp dẫn cho bữa ăn và giúp vị giác của bé phát triển tốt hơn.

Gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi – Mẹ nên lựa chọn như thế nào?

Đối với vấn đề có nên nêm gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi hay không thì thực tế là vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm qua thì nhiều mẹ vẫn chọn cách cho bé ăn nhạt và không nêm bất kỳ gia vị nào khi con tập cho ăn dặm.

Thế nhưng, điều này không đúng hoàn toàn và mẹ vẫn nên giúp bé làm quen với gia vị từ sớm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ biết cách nêm gia vị ăn dặm cho bé một cách an toàn.

Gia vị ăn dặm cho bé cần tránh

Mẹ không nên thêm muối, đường, bột ngọt hoặc bột nêm vào thức ăn của con. Đây là những loại gia vị có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chẳng hạn như:

  • Muối có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi vì lúc này thận của bé còn non nớt. Do đó, mẹ nên cho con hấp thu natri qua thực phẩm tự nhiên thay vì thêm muối hoặc nước mắm vào món ăn của con.
  • Đối với việc nêm đường , mẹ không nên cho con làm quen với đường quá sớm vì ăn nhiều đường không tốt và dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ về sau.
  • Bột ngọt, bột nêm là những gia vị có chứa nhiều glutamate gây ức chế thần kinh của trẻ, gây co giật, đau đầu… và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé làm quen với việc ăn cay quá sớm để tránh gây khó chịu cho vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ. Mặc dù vẫn có bé sẽ thích vị cay do bạn từng ăn cay lúc mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Thế nhưng, loại gia vị này chỉ nên cho bé làm quen khi trẻ lớn hơn và có thể ăn uống như người lớn. Đối với bé dưới 1 tuổi thì việc thêm gia vị ăn dặm có tính cay nóng là điều cần tránh tuyệt đối.

Gia vị ăn dặm từ thảo mộc không gây hại cho bé

Việc sử dụng gia vị không chỉ để tạo hương vị hấp dẫn cho bữa ăn mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này rất đúng với những gia vị từ thảo mộc vừa “lành tính” vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn một số gia vị từ thảo mộc như rau mùi, hành lá, tỏi [nghiền nhỏ], húng quế, thì là, gừng, quế, bạc hà… nấu cùng cháo để giúp bé khám phá nhiều hương vị hấp dẫn hơn khi ăn dặm. Ngoài ra, việc cho con làm quen với gia vị thảo mộc từ sớm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là bí quyết hạn chế tình trạng kén ăn khi trẻ lớn lên.

Dầu ăn dành riêng cho bé tập ăn dặm

Dầu ăn cũng là một loại gia vị cần thiết và an toàn đối với trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên dùng dầu ăn khi nấu các món ăn dặm cho con để giúp bé ăn ngon chóng lớn.

Lưu ý là chỉ nên dùng dầu ăn thực vật dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi. Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng, chỉ nên dùng 1/2 – 1 muỗng cà phê dầu ăn/ mỗi khẩu phần và không quá 4 ngày/ tuần.

Những lưu ý khi giúp trẻ làm quen với nhiều loại gia vị khác nhau

Ngoài việc lựa chọn gia vị ăn dặm cho bé phù hợp và an toàn, các mẹ cũng thường quan tâm đến việc làm sao giúp con khỏe mạnh và vui vẻ khi làm quen với gia vị ăn dặm. Sau đây là những điều mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ nên chọn gia vị sạch và nấu chín tất cả gia vị để giúp con tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong quá trình tập ăn dặm.
  • Tình trạng dị ứng với gia vị rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để yên tâm hơn thì mẹ có thể chọn cách cho con ăn riêng lẻ từng loại gia vị và quan sát trong vài ngày trước khi cho bé thử loại khác.
  • Khi trẻ lớn hơn thì mẹ có thể kết hợp các loại gia vị khác nhau trong cùng một món ăn để giúp vị giác của con khám phá nhiều hương vị và ăn ngon miệng hơn.
  • Tương tự như khi tập cho con ăn rau củ quả, mẹ cũng nên kiên nhẫn khi giúp bé làm quen với các gia vị ăn dặm. Bé có thể không thích một gia vị nào đó trong lần đầu tiên nhưng mẹ vẫn nên cho con thử lại sau vài ngày để trẻ quen và thích ăn hơn.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ cũng nên sáng tạo khi chế biến món ăn dặm cùng với gia vị cho bé, miễn là chọn được gia vị an toàn. Mẹ đừng ngại cho con khám phá càng nhiều hương vị càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao khẩu vị và nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu chuyển chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang cho bé ăn dặm có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ…Chế độ dinh dưỡng và thực đơn của bé sẽ đa dạng hơn, vậy trong giai đoạn này mẹ có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi hay không? Cùng Chilux tìm hiểu ngay!

Khi nấu cháo ăn dặm, nhiều bố mẹ thường nêm gia vị cho bé theo khẩu vị của mình. Tuy nhiên, đó là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không là băn khoăn của rất nhiều bố mẹ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên sử dụng gia vị nêm cho bé dưới 1 tuổi vì trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh chức năng gan, thận, do đó nếu ăn quá dư thừa sẽ tăng nguy cơ bệnh lý như: suy thận, bệnh chuyển hóa, bệnh não, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa.

Việc thêm nhiều muối, đường, hạt nêm sẽ tạo thói quen không lành mạnh khi bé lớn lên. Mẹ có thể thêm dầu ăn vào thức ăn cho bé vì dầu ăn bổ sung chất béo tốt cho trẻ. Đây là nhóm dưỡng chất thiết yếu cung cấp năng lượng, hình thành mô mỡ điều hoà thân nhiệt và hỗ trợ bé hấp thụ vitamin.

>> Xem thêm: Ngày tốt cho bé ăn dặm

Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không

Bố mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt suy nghĩ, cảm giác và vị giác của mình vào trẻ con. Nghĩ rằng trẻ con sẽ cảm nhận được gia vị giống như mình. Trước khi tìm hiểu có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không, nhiều mẹ hay nấu các món ăn cho bé ăn dặm với quan niệm sai lầm trên.

Vì số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều. Có nghĩa là, cùng một lượng gia vị nhưng vị giác của trẻ sẽ cảm nhận được mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lý do vì sao đôi khi mẹ chỉ nêm 1 ít muối hoặc tiêu vào cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn được vì trẻ cảm  thấy quá mặn hoặc quá cay.

Có 3 loại gia vị mẹ cần tránh khi nấu cháo cho bé ăn dặm đó là: muối, đường, bột ngọt hay ahạt nêm. Đây là những loại gia vị có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

– Muối: Muối có thể ảnh hưởng đến thận của bé do chức năng thận của bé dưới 1 tuổi chưa được hoàn thiện. Mẹ nên cho con hấp thu natri qua các loại thực phẩm tự nhiên thay vì thêm muối hoặc nước mắm vào món ăn của con.

– Đường: Mẹ không nên cho con làm quen với đường quá sớm vì ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bé. Có thể gây béo phì vì thực phẩm chứa đường chỉ chứa toàn năng lượng rỗng không có chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn gây sâu răng và các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường.

– Hạt nêm/bột nêm: Việc lạm dụng hạt nêm có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây ra chứng biếng ăn, hạt nên chứa nhiều glutamate gây ức chế thần kinh của trẻ gây đau đầu, chóng mặt và một số bệnh lý khác.

Có nên nêm gia vị cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của NHS [Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh] thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau dưới 12 tháng tuổi:

Chủ Đề