Bàn tay ở đâu sờ vào không phải tay người

Các mô hình giải phẫu của các triệu chứng có thể gợi ý vị trí tổn thương nhưng thường không cụ thể. Nói chung,

  • Tê một phần của chi: Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên

  • Tê một bên của cả hai chi [có hoặc không có tê vùng thân mình]: Tổn thương não

  • Tê đối xứng hai, vị trí dưới khoanh cảm giác da: Bệnh tủy ngang [tổn thương tủy sống]

  • Tê hai bên không tương ứng với khoanh rối loạn cảm giác da cụ thể: Bệnh đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh đa ổ, hoặc tổn thương cục bộ não hoặc tủy

Các kiểu định khu cụ thể hơn bao gồm:

  • Phân bố kiểu đeo găng: Khi các dấu hiệu vận động rất lu mờ hoặc không có, thường là bệnh đa dây thần kinh tổn thương sợi trục; khi đi kèm với yếu và co cứng [ví dụ, tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, dấu hiệu Babinski dương tính], đôi khi gặp trong trường hợp vẹo cột sống cổ, bệnh đa dây thần kinh mất myeline hoặc tổn thương mất myeline của tủy sống

  • Rối loạn cảm giác tại 1 tiết đoạn thần kinh: Tổn thương rễ thần kinh [bệnh rễ thần kinh]

  • Tổn thương một chi với nhiều hơn một dây thần kinh hoặc một rễ thần kinh bị ảnh hưởng: Tổn thương đám rối thần kinh [plexopathy]

  • Nhiều dây thần kinh ngoại vi có liên quan hoặc không liên quan: Bệnh đơn dây thần kinh nhiều ổ

  • Mất cảm giác tư thế vị trí và cảm giác rung không cân xứng: Rối loạn chức năng cột sau tủy sống hoặc bệnh thần kinh ngoại vi mất myelin

  • Phân bố khu vực yên ngựa: Hội chứng chóp cùng hoặc chèn ép đuôi ngựa [hội chứng đuôi ngựa]

  • Sự phân bố rối loạn bắt chéo giữa mặt và thân minh [ví dụ: mặt và thân mình bị ảnh hưởng ở hai bên khác nhau]: Tổn thương khu vực thấp của thân não

  • phân bố rối loạn ở mặt và cơ thể cùng bên: Tổn thương phần trên của thân não, đồi thị hoặc vỏ não

Triệu chứng gợi ý có sự tham gia của nhiều vùng giải phẫu [ví dụ, tổn thương cả não và tủy sống] đồng nghĩa với việc có nhiều tổn thương [ví dụ, xơ cứng rải rác, khối u di căn, thoái hoá não nhiều ổ hoặc bệnh lý tủy sống] hoặc nhiều nguyên nhân gây bệnh.

Tốc độ khởi phát triệu chứng giúp gợi ý cơ chế bệnh sinh:

  • Gần như tức thời [thường là vài giây, đôi khi vài phút]: Thiếu máu cục bộ hoặc chấn thương

  • Vài giờ đến nhiều ngày: Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc-rối loạn chuyển hóa

  • Vài ngày đến hàng tuần: Nhiễm trùng, nhiễm độc -chuyển hóa, hoặc miễn dịch trung gian

  • Vài tuần đến vài tháng: Ung thư hoặc thoái hoá

Mức độ đối xứng cũng giúp gợi ý.

  • Tính chất đối xứng cao bao gồm: Nguyên nhân hệ thống [bệnh lý chuyển hóa, ngộ độc, thuốc, nhiễm trùng, hoặc sau nhiễm trùng, thiếu vitamin]

  • Tính đối xứng hoàn toàn: Nguyên nhân cấu trúc [khối u, chấn thương, đột quỵ, chèn ép đám rối hoặc thần kinh ngoại vi, bệnh lý thoái hoá một ổ hoặc đa ổ]

Sau khi xác định vị trí tổn thương, tốc độ khởi phát và mức độ đối xứng, chẩn đoán sẽ thu hẹp lại khá nhiều, từ đó việc tập trung vào các đặc điểm lâm sàng để phân biệt nguyên nhân sẽ mang tính thực tiễn hơn nhiều [xem bảng Một số nguyên nhân gây tê bì Một số nguyên nhân gây tê bì ]. Ví dụ, nếu đánh giá ban đầu gợi ý bệnh đa thần kinh tổn thương sợi trục, đánh giá tiếp theo tập trung vào các đặc tính của mỗi loại thuốc, chất độc, và rối loạn có thể gây ra bệnh đa dây thần kinh.

Cát bụi chân ai được sáng tác năm 1992, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và đời văn của Tô Hoài.

Thuộc thể loại hồi ký – tùy bút, nhà văn đã thành công khắc họa nên toàn cảnh bức tranh đời sống Việt Nam trước cách mạng tháng Tám đồng thời tái hiện lại chân dung của các nhà văn, những con người sống mãi với thời đại.

Điểm qua một vài nét về tác giả và Cát bụi chân ai

Tô Hoài là một cây đại thụ lớn trong nền văn học Việt Nam, ông đã sống và dành trọn cuộc đời mình với hơn 75 năm cầm bút để cống hiến cho sự nghiệp văn chương, Tô Hoài giống như một trận mưa lớn, đi đến đâu cũng khiến cho nước thấm sâu vào đất.

“Đời văn Tô Hoài gợi hình một dòng sông miên man, chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận.”

Chắp bút từ rất sớm nên Tô Hoài đã cho ra đời và hướng bản thân đến nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận phê bình và trong đó không thể không nhắc đến kí.

Đây là thể loại mà Tô Hoài thường xuyên sử dụng trong quá trình sáng tác bởi lẽ ông cho rằng, người viết kí là người luôn phải lăn lộn với thực tế, nhạy bén trước những vấn đề mới mẻ của thời đại nên Cát bụi chân ai cũng dựa trên những cơ sở đó để ra đời.

Theo Tô Hoài, để viết được một bài kí hay không phải là chuyện dễ dàng, người viết cần có một cái nhìn trực diện, sự trung thực và dũng cảm trong cuộc sống.

Chính vì quan niệm tiến bộ như vậy nên Cát bụi chân ai như một ngã rẽ mới, độc đáo và sáng tạo hơn, nó đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo hồi kí văn học hiện đại Việt Nam.

Hình ảnh lúc trẻ của nhà văn Tô Hoài

Cát bụi chân ai là trang văn về cuộc sống đời thường với niềm vui, băn khoăn, trăn trở và khát khao của các văn nghệ sĩ, bởi lẽ Tô Hoài viết tác phẩm vào năm 1922 với hoài niệm đi về những ngày cũ trước cách mạng tháng Tám nên Cát bụi chân ai còn tô đậm hiện thực cuộc sống trong giai đoạn lúc bấy giờ.

Khi nói về tác phẩm, giáo sư Phong Lê đã khẳng định rằng:

“Đọc Cát bụi chân ai, người đọc luôn luôn được cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không nhạt mờ, không kém sút trong cái khi kỷ niệm của nhân vật.”

Cát bụi chân ai lấy nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết nên khi đọc tác phẩm, độc giả có thể dễ dàng bị cuốn vào sự hấp dẫn của cái tôi ấy, đó là những dòng hồi ký chân thật và giàu chiêm nghiệm nhất.

Nguyễn Tuân là cây bút vượt ra khỏi lối mòn cũ

Theo Tô Hoài thì Nguyễn Tuân là con người lỗi lạc, ông sống một cách đặc biệt để đến lúc chết đi sẽ mang theo cái bản chính chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào cả.

Có lẽ do ấn tượng quá đỗi sâu sắc như thế nên những dòng hồi tưởng đầu tiên của Tô Hoài đã dừng lại ở Nguyễn Tuân và kết thúc Cát bụi chân ai cũng chính là sự ra đi của con người đó.

Độc giả thường biết đến ông như một nhà văn tài hoa, uyên bác với cái “ngông” suốt đời đi tìm cái Đẹp, đó là con người biết đặt bản lĩnh của mình lên trên thiên hạ và tạo cho bản thân nhiều huyền thoại.

Trong Cát bụi chân ai, chân dung Nguyễn Tuân được tái hiện nhiều lần với những hình ảnh chân thực, dung dị và đời thường nhất.

Hình ảnh bìa sách Cát bụi chân ai

Tô Hoài lần đầu tiên nhìn thấy Nguyễn Tuân là lúc ông đang lững thững đứng bên kia hè đường Bờ Hồ, sau đó lại ngồi trong nhà hàng Hoàng Gia với cách ăn mặc quen thuộc, khi nhìn vào là có thể nhận ra ngay.

“Khăn lướt vố, áo gấm tay trần, tay chống dọc chiếc quạt thức thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định.”

– Cát bụi chân ai 

Năm đó, Nguyễn Tuân ba mươi tuổi đôi chút, ngoài đường lại không có ai ăn mặc như ông nên cái duyên đẹp đẽ ấy dễ dàng được nhận ra bởi sự khác người.

Nguyễn Tuân lúc bấy giờ đã khá nổi tiếng trên văn đàn bởi cái “giọng khinh bạc”, có người mê ông như điếu đổ, từng chữ nhưng lại có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng ấy.

Ông còn khác người ở chuyện ăn, chuyện uống mà theo lời của Tô Hoài thì ông là người sành ăn nhưng cái sành ấy lại không giống với bất cứ ai.

Nổi tiếng với bài bút kí Phở, trong đó Nguyễn Tuân đã viết rất nhiều về các thứ phở nhưng bản thân tác giả lại chỉ ăn được duy nhất một món phở chín và không hề đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác.

Hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân

Cái nét vẽ đặc biệt của Nguyễn Tuân ấy còn phải tương xứng với cả nghệ thuật mà con người này theo đuổi. Tô Hoài khi đọc bút kí Một chuyến đi viết về Hương Cảng của ông thì thấy cảm thấy bâng khuâng nhiều bởi lẽ Nguyễn Tuân vẫn luôn mang đậm nét tài hoa và uyên bác.

“Triết lý và câu văn của Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghẻ bổ một tý, lại vô thưởng vô phạt.”

– Cát bụi chân ai 

Đối với Tô Hoài thì cái duyên ấy xưa nay vẫn một, để rồi những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn khắc khoải sự viết nhưng lại không viết được bao nhiêu. Thời còn trẻ, ông đã say mê với những chuyến đi và cái thú xê dịch dường như đã ăn sâu vào máu.

Nguyễn Tuân quan sát nhiều và đi sâu vào cuộc sống bằng những ca từ đẹp đẽ, sự biến thiên của con người, phố xá đã được chắp nối lại theo cách mà chỉ có cây bút Nguyễn Tuân làm được.

“Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái với mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đồi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phương chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giàu dép với khách dừng chân.”

– Cát bụi chân ai 

Đối với Nguyễn Tuân mà nói, chỉ cần thỏa mãn “cơn đói đi” của mình thì giấc mơ hương hoa đổi đời cũng chỉ là con số không. Đó là con người có một tâm hồn lãng mạn, tự do, phóng túng và chán ghét sự gò bó trong văn chương cũng như cuộc sống.

Theo Nguyễn Tuân thì Đi chính là hình thức tốt đẹp nhất của sự thoát ly.

“Đi và đi thực và mộng cả đời của Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi được, chỉ cốt đi được.”

– Cát bụi chân ai 

Nhiều lúc ông ở phương Đông này có cái đi mà không đi, chỉ ở nhà ngồi ngắm tranh sơn thủy hay nuôi chim muông thú lạ, tất cả là để thỏa cái tưởng tượng mà thôi.

Con người tài hoa ấy đã dành cả cuộc đời mình cho những chuyến đi và hành trình tìm kiếm cái Đẹp, nếu nói rằng “Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ” thì điều đó chẳng sai.

Nhưng con đường nào cũng phải có đích đến, Cát bụi chân ai đã khép lại kỷ niệm cuối cùng của Tô Hoài về Nguyễn Tuân, ông ra đi thanh thản như đến lúc phải dừng chân nghỉ lại một lát.

Cát bụi chân ai viết về những con người làm nghệ thuật

Khi bước vào thế giới Cát bụi chân ai chúng ta bắt gặp chân dung của những nhà văn lớn trong cuộc sống đời thường rất đỗi gần gũi.

Suốt cả thập kỉ 90, Tô Hoài rất thành công trong việc xây dựng chân dung văn học cho các tác phẩm hồi kí của bản thân, từ Những gương mặt chân dung văn học đến Chiều chiều và cả Cát bụi chân ai đều đánh dấu sự đột phá của ông.

Năm tháng kháng chiến ấy, Kim Lân đã cùng Nguyên Hồng đưa gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen trên Nhã Nam, ở đó còn có họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình và cả Ngô Tất Tố.

“Những vùng ở Xuân Áng [Phú Thọ] hay Quần Tín [Thanh Hóa] cũng tụ hội lại những làng văn nghệ sĩ kháng chiến. Nghe kể họa sĩ Trần Văn Cẩn được xã cấp cả ruộng, anh đi cày đã thạo. Tên cúng cơm ấp Cầu Đen, Nguyên Hồng đặt lại là ấp Đồi Cháy.”

– Cát bụi chân ai 

Cơ quan sắm dao kéo, tông đơ rồi mọi người húi đầu cho nhau, nhạc sĩ Văn Cao cũng từ đó mà có tiếng cắt tóc đẹp lại chỉ cần dùng kéo, sau khi thống nhất, họ trở về thành phố, gặp được nhiều và trải nghiệm nhiều hơn.

Nguyên Hồng quay lại Hà Nội, như chiều thứ bảy thường lệ, ông rủ Tô Hoài đến nhà chơi, còn có cả Nguyễn Tuân, ba người ngồi ăn mấy miếng chả nóng ròn với bát dấm không pha ớt, vẫn thường nghe Nguyên Hồng ca tụng sức thần kỳ bổ và chữa bách bệnh của cá rau đàn bả đẻ.

Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng lúc bấy giờ được in tại Nhà xuất bản Văn Nghệ rồi đến Nhà xuất bản Hội Nhà văn, bao nhiêu năm sách của ông lại được in còn Hoàng Tố Nguyên thì hỏng một chân nhưng lại có chiếc giày đánh bóng lộn được đặt tượng trưng trên ghế.

“Chiếc giày đẹp đẽ không bao giờ được xỏ chân.”

– Cát bụi chân ai 

Tính nết của Nguyễn Bính không có nhiều thay đổi, ông mãi xem đời là cuộc chơi dài mà điều thiên hạ cần làm chính là phải cung phụng nhà thơ.

Cho nên có một tối hôm nọ, Nguyễn Bính uống rượu say khướt, lại tợn hơn xưa nhiều, ông ngồi xích lô đến nhà hát lớn, nơi tổ chức lễ kỷ niệm Nguyễn Du nhưng người giữ cửa không cho vào, thế là ông hét toáng lên rằng.

“Không phải giấy má gì cả! Giỗ Nguyễn Du mà Nguyễn Bính không được vào a!”

– Cát bụi chân ai 

Khi vẫn còn ở nơi núi rừng, ai cũng biết rõ tính cách của Nguyễn Huy Tưởng, ông lúc nào cũng tròn miệng, tròn mắt, thao thao bất tuyệt ca tụng khấn vái Lev Tolstoy hay Ifxen.

Nguyễn Tuân thì lại khác, ông không mang trong mình nhiều tâm trạng và băn khoăn như Nguyễn Huy Tưởng, con người ấy quan niệm về tự do là không bờ bến, không chính trị nhưng điều đó không có nghĩa cuộc sống của Nguyễn Tuân là không kỷ cương hay nề nếp.

“Cái ngang ngang Nguyễn Tuân một mình một tính làm cho người ta hiểu lầm và dễ vui chuyện phóng đại lên.”

– Cát bụi chân ai 

Trần Dần loay hoay viết mãi một cuốn tiểu thuyết không biết lúc nào mới xong, chữ lại như kiến bò từ đầu đến cuối không xuống dòng. Trái lại thì truyện ngắn của Nguyên Hồng vẫn được xuất bản đều đều, thấy cảnh này Nguyễn Tuân đã tức cảnh làm hai câu ca dao.

Hình ảnh nhà văn Trần Dần

Mùa thu năm 1930, Nguyễn Tuân đã cùng Hoàng Thiệp trốn sang Xiêm chơi cho thỏa trí thì bị bắt. Vũ Hoàng Chương thì làm sở hỏa xa Đông Dương, trong suốt chuyến tàu Sài Gòn – Hà Nội, ông quen được một hành khách hạng nhì, không rõ nàng đi đâu, chỉ biết mối tình trên tàu hỏa ngắn ngủi như thế.

“Ấy là trang nhật ký thơ Vũ Hoàng Chương kỷ niệm theo con tàu.”

– Cát bụi chân ai 

Họa sĩ Nguyễn Sáng qua nhà Nguyễn Tuân chơi vào sáng mùng ba Tết, ngồi được một lúc thì hai người cãi nhau, về đến nhà Tô Hoài thì Nguyễn Sáng khóc lên, hồi sau lại uống tiếp chén lúc nãy còn đang dở ở nhà Nguyễn Tuân mà nói rằng.

“- Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người

– Lúc nãy có nói thế với Nguyễn không?

– Chưa hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn.”

– Cát bụi chân ai 

Cát bụi chân ai mở ra những con người gắn tên với nhiều sự kiện tiêu biểu, đọc tác phẩm chúng ta có thể thấy nó như một công trình điểm nhìn nhân vật về cá tính và phẩm chất của họ.
Hồi kí Cát bụi chân ai đưa độc giả đến gần hơn với cuộc sống chân thực của những văn nghệ sĩ mà ta chỉ biết đến họ qua văn chương và nghệ thuật.

Hình ảnh các nhà văn nghệ sĩ Việt Nam

Mỗi con người với mỗi cuộc đời, dù trên mảnh đất Sài Gòn hay Hà Nội thì khi quy tụ về đây, trong cuốn sách này, chúng ta mới thấy, mỗi nhà văn không chỉ có một phong cách nghệ thuật sáng tác khác nhau mà còn có cả cách sống, tính nết cũng khó thể lẫn đi đâu được.

Xuân Diệu mãi mãi một mùa Xuân

Tô Hoài quen Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, thuở ấy Xuân Diệu thường cùng Huy Cận lên Nghĩa Đô chơi cả buổi và ở lại ăn cơm. Hồi mới biết nhau, Xuân Diệu dịu dàng và âu yếm lắm, ông cứ cầm cổ tay Tô Hoài mà nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống.

“Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét.”

– Cát bụi chân ai 

Thi thoảng Xuân Diệu lên nhà Tô Hoài chơi, vẫn có những cái nắm tay thật lâu và ánh mắt nhìn nhau vẫn thật tha thiết.

Tô Hoài nói, Xuân Diệu yêu ông, rồi lại nhớ đến mấy ngày còn đi học ở trường Yên Phụ, không dám đến sớm vì sợ bạn bè chọc ghẹo, chỉ dám lần trong ngõ Trúc Lạc, nghe tiếng trống mới hối hả chạy vào lớp.

Hình ảnh nhà thơ Xuân Diệu

Có một ngày mưa rào, mấy cậu ở văn phòng bỏ về hết, trống cả cơ quan, lúc ấy cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại không ra ngoài, những giọt nước rơi lách tách trên mái nứa gọi đêm ma quái và say đắm ấy quay trở về ký ức của Tô Hoài.

“Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra.”

– Cát bụi chân ai 

Niềm hoan lạc trong Tô Hoài cứ thế mà vỡ ra, nó dâng lên từng đợt dữ dội rồi đốt cháy từng tấc da thịt, nó đến như một giấc chiêm bao, rã rời, thống khoái rồi lặng im, lâu sau ông nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối và nghe được cả cái mệt dịu dàng từ bên trong tâm hồn của đối phương.

Mọi việc tưởng chừng cứ lặng lẽ mà trôi đi nhưng Xuân Diệu bị kiểm điểm hai ngày, về đến cơ quan, ông chỉ ngồi khóc.

Tô Hoài cũng tự vấn bản thân rằng, không biết ngoài mình ra thì ông còn ngủ với ai nữa không, lâu sau trong cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ.

“Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi… tình trai…! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả.”

– Cát bụi chân ai 

Rồi một ngày, Xuân Diệu tự xa lánh mọi công tác và chuyển đi nơi khác, tiếp tục công việc viết lách của mình. Mỗi khi nhớ lại, Tô Hoài chỉ cảm thấy buồn thương, buồn cười và đáng yêu.
Xuân Diệu xem Tô Hoài là “đứa” khinh bạc nhưng lại rất quan tâm, hay bảo ban mọi chuyện, kể cả những chuyện nhỏ nhất.

“Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khỏe chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé.”

– Cát bụi chân ai 

Đọc đến đây, ta vẫn thường hay bảo Xuân Diệu sao lại say tình đến vậy nhưng ngặt nỗi, con người ai mà chẳng khao khát tình yêu huống hồ Xuân Diệu còn là một thi nhân. Tô Hoài đã vẽ lên chân dung của ông không phải là “mới nhất trong các nhà Thơ mới” mà đó là một Xuân Diệu với tình trai cháy bỏng và dạt dào.

Đó là những lần hoài niệm đẹp đẽ nhất in bóng hơn bốn mươi năm trong tâm trí Tô Hoài, để khi nhớ lại, ông mới có thể đưa Xuân Diệu vào những trang văn của Cát bụi chân ai, con người sống mãi một vùng kí ức.

Cát bụi chân ai là những năm tháng không thể nào quên

Tô Hoài là người đi nhiều, viết nhiều và cảm nhận nhiều, ông đã thử sức mình với nhiều thể loại nhưng có lẽ thành công nhất chính là hồi kí, ở mảng này, Tô Hoài có thể phát triển và gây dựng cho bản thân một nét riêng mà không ai làm được.

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rằng:

“Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện,.. Hồi kí, tự truyện là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài. Đúng thế, ở thể văn này tất nhiên nhân vật chính là cái tôi cho nên sự hấp dẫn của hồi kí Tô Hoài xét cho cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy.”

Đọc Cát bụi chân ai chúng ta có thể thấy rõ được phần nào điều trên, nó giúp độc giả có một cái nhìn ở cự ly gần với các nhà văn lớn và hiểu thêm phần nào cuộc đời của họ ngay từ trang văn đầu tiên.

Cuốn sách viết về điều đã cũ nhưng có lẽ sẽ mới với rất nhiều người, đó là câu chuyện xoay quanh những sự kiện rung động một thời như cải cách ruộng đất, Chỉnh Huấn Chính Trị và Nhân Văn Giai Phẩm, không những thế nó còn làm hiện lên chính sách đi thực tế của Cộng sản và đời sống các văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.

Gấp lại trang cuối hồi kí, ta vẫn nuối tiếc về những ngày trước cách mạng tháng Tám, Cát bụi chân ai như đã ghi lại một giai đoạn đầy biến cố không chỉ về xã hội mà còn cả những người cầm bút, tác phẩm của Tô Hoài như long mạch dưới lòng đất, càng khơi sâu, càng bất ngờ.

Minh Minh

Video liên quan

Chủ Đề