Tô Hải Chứng khoán Bản Việt là ai

Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt không nhận thưởng để giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí.

Năm 2020, Công ty Chứng khoán Bản Việt [VCSC] đạt lợi nhuận trước thuế 951 tỷ đồng, cao hơn tới 73% so với kế hoạch và vượt 12% so với kết quả năm 2019. Theo kế hoạch được cổ đông công ty thông qua trước đó, mức thưởng cho ban tổng giám đốc VCSC là 7,7 tỷ đồng, tương đương 8% phần lợi nhuận trước thuế vượt so với năm 2019.

Tuy nhiên, trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2021, VCSC cho biết ban tổng giám đốc sẽ chỉ nhận thưởng 3,85 tỷ đồng do Tổng giám đốc Tô Hải không nhận thưởng 3,85 tỷ đồng để giảm chi phí cho công ty.

Ông Tô Hải hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất tại VCSC với 22,7% cổ phần. Cộng với lượng cổ phiếu do các thành viên trong gia đình đang đứng tên, CEO VCSC cùng những người có liên quan sở hữu 28,6% cổ phần công ty chứng khoán này.

Ngoài vai trò CEO, ông Hải hiện cũng là thành viên HĐQT VCSC. Năm 2021, các thành viên HĐQT VCSC tiếp tục duy trì truyền thống không nhận thù lao.

Ông Tô Hải và Chủ tịch HĐQT VCSC Nguyễn Thanh Phượng [ngồi hàng đầu]. Ảnh: VCI.

Chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến 2021 của VCSC là 1.250 tỷ đồng, tăng tới 31% so với năm trước. Mục tiêu tổng doanh thu hoạt động là 2.050 tỷ đồng, tăng 19%. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh ngưỡng 1.250 điểm vào cuối năm 2021.

Năm nay, ban lãnh đạo VCSC cho biết sẽ tiếp tục nắm giữ, củng cố vị thế số một trong nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khi thị trường mua bán sáp nhập [M&A] và huy động vốn bắt đầu nóng trở lại. VCSC cho biết đang thực hiện nhiều hợp đồng ngân hàng đầu tư có giá trị giao dịch lớn ước tính khoảng 40.000 tỷ trong năm 2021 ở các lĩnh vực tài chính tiêu dùng, hàng tiêu dùng, logistics.

Với nghiệp vụ môi giới, VSCS đặt mục tiêu duy trì vị trí trong nhóm các công ty có thị phần lớn nhất. Kết thúc năm 2020, VCSC nằm trong top 5 thị phần môi giới trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM [HoSE] và đứng đầu thị phần môi giới nước ngoài.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt [VCSC] mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua khoản thưởng 7,7 tỷ đồng cho ban giám đốc, tương đương 8% phần lãi trước thuế năm 2020 cao hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, ban giám đốc chỉ nhận 3,85 tỷ đồng do ông Tô Hải – Tổng giám đốc từ chối khoản thưởng của mình để giảm chi phí cho công ty.

Chứng khoán Bản Việt năm nay tiếp tục trình phương án thưởng cho ban giám đốc 8% số tiền vượt so với lợi nhuận trước thuế năm 2020. Trong khi đó, Hội đồng quản trị vẫn không nhận thù lao. Ban kiểm soát gồm 3 người nhận tổng cộng 360 triệu đồng.

Ông Tô Hải hiện là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt. Ông cũng là cổ đông lớn nhất tại đây với tỷ lệ sở hữu 22,77%, tương ứng 37,7 triệu cổ phiếu.

Ông Tô Hải. Ảnh: Báo cáo thường niên VCSC.

Tại phiên họp thường niên năm ngoái, ông Hải được đại hội đồng cổ đông Chứng khoán Bản Việt cho phép nhận chuyển nhượng cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 25-35% mà không cần chào mua công khai.

Ông Hải cho biết, cá nhân và gia đình khi đó đã giữ xấp xỉ tỷ lệ này. Trong đợt giảm giá cuối tháng 3/2020, ông có nhu cầu mua thêm nhưng không được vì vướng quy định phải chào mua công khai nếu muốn sở hữu trên 25% vốn tại một công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán. Hơn nữa, chào mua công khai thì sẽ không thực tế về mặt tỷ lệ và giá bán do thị trường điều chỉnh.

"Thực tế rất nhiều công ty niêm yết hay đưa ra giải pháp miễn quyền chào mua công khai. Trong trường hợp này, tôi được quyền mua số lượng cổ phiếu mong muốn với điều kiện công bố thông tin trước và sau giao dịch nên hoàn toàn minh bạch", ông Hải nói.

Chứng khoán Bản Việt đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm nay lần lượt đạt 2.050 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,5% và 31,4%.

Ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ tái khởi động các thương vụ lớn, củng cố vị thế trong nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Các hợp đồng công ty đang thực hiện có giá trị giao dịch ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng trong năm 2021 ở các lĩnh vực tài chính tiêu dùng, hàng tiêu dùng, logistics... Đối với lĩnh vực môi giới, công ty dự báo năm nay vẫn khó khăn do cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán vốn Hàn Quốc với chiến lược giảm lãi suất cho vay margin và phí giao dịch.

    Đang tải...

  • {{title}}

Phương Đông

Chia sẻ tại phiên họp thường niên chiều 9/4, ông Tô Hải – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt [VCSC] cho biết khoảng 4 năm trở lại đây, doanh nghiệp này không đặt nặng vấn đề xếp hạng thị phần môi giới vì số liệu không thực chất.

Theo đó, nhiều công ty chứng khoán đang tranh đua thị phần bằng hoạt động tự doanh và bán khống. Những nghiệp vụ này tốn nguồn lực thực hiện nhưng lợi nhuận thấp. Một số công ty thậm chí chấp nhận lỗ mảng môi giới chỉ để đánh bóng tên tuổi, trong khi VCSC vẫn có lãi 100 tỷ từ mảng này.

VCSC năm ngoái đứng thứ tư thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HoSE với tỷ lệ 7,69%, giảm 0,5 điểm phần trăm và tụt một bậc. Trong quý đầu năm nay, công ty rớt xuống thứ năm với thị phần chỉ còn 5,62%.

Ông Hải dự đoán trong thời gian tới VCSC sẽ văng khỏi nhóm 5 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần, nhưng bù lại vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới hàng đầu thị trường. Ông khẳng định một đồng doanh thu môi giới đang đem về 0,5 đồng lợi nhuận, còn những công ty khác có thể chỉ khoảng 0,1 đồng.

"Tôi thường bảo với nhân viên, chúng ta làm kinh doanh chứ không phải làm showbiz mà cần đánh bóng tên tuổi", ông Hải nói. Ông cũng cho biết VCSC không chạy theo thị phần, bởi nếu cứ cạnh tranh bằng hạ giá, giảm phí thì đến khi không giảm được nữa hoặc công ty khác giảm mạnh hơn, khách hàng sẽ nhanh chóng rời bỏ.

Ông Tô Hải tại phiên họp thường niên ngày 9/4. Ảnh: VCSC.

Theo Tổng giám đốc VCSC, công ty vẫn tìm kiếm lợi nhuận mảng môi giới song song với duy trì các mảng trụ cột như tư vấn, đầu tư, ký quỹ. Công ty sẽ tập trung cho những phân khúc mà những công ty chứng khoán mới nổi không cạnh tranh được, điển hình như môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây là mảng có biên lợi nhuận cao, giá trị giao dịch ổn định và công ty đang dẫn đầu thị phần với 28,5%.

VCSC đặt kế hoạch doanh thu năm nay 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.250 tỷ đồng. Nếu đạt được, công ty sẽ lần đầu cán mốc lãi nghìn tỷ và tiếp tục đặt mục tiêu duy trì trong ba năm tới. Ba tháng đầu năm, công ty ước lợi nhuận vào khoảng 360-400 tỷ đồng và lợi nhuận chưa thực hiện khoảng 500 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng trung hạn của VCSC là các thương vụ tư vấn chào bán cổ phiếu ra công chúng. Công ty không kỳ vọng nhiều vào mảng này trong năm nay do hiện tượng nghẽn lệnh vẫn chưa được giải quyết, nhưng từ năm sau có thể sẽ bùng nổ với nhiều thương vụ tỷ đô.

Năm ngoái VCSC có doanh thu 1.730 tỷ đồng và lãi trước thuế trên 950 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 11%. Công ty vượt xa kế hoạch nhờ tận dụng được nguồn vốn rẻ là vay tín chấp nước ngoài, thay vì kênh huy động truyền thống là phát hành trái phiếu và vay ngân hàng. Sắp tới công ty sẽ huy động thêm khoản vay tín chấp thứ hai với lãi suất cũng rẻ hơn so với ngân hàng trong nước.

Phương Đông

Theo ông Tô Hải, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra chiều 9/4, trả lời cổ đông về vấn đề giảm sút thị phần của Chứng khoán Bản Việt [VCSC - mã chứng khoán: VCI], Tô Hải, Tổng giám đốc VCSC cho biết, thị phần không còn quá quan trọng mà ảo khá là nhiều.

Năm 2020, VCI tụt thị phần môi giới từ thứ 3 xuống thứ 4. Đặc thù năm 2020 có một số công ty chứng khoán vượt lên tốt. Các sản phẩm phái sinh gắn với chứng khoán cơ sở có giao dịch bùng nổ, dẫn đến nghẽn lệnh ở HOSE. Theo VCI, sự tham gia của các nhà đầu tư F0 không tác động lớn tới nghẽn lệnh, thật ra là sản phẩm phái sinh đi kèm chứng khoán cơ sở là nguyên nhân chính.

Thị phần môi giới theo quan điểm của ông Tô Hải không quá quan trọng mà tập trung làm ra lợi nhuận của mảng môi giới, duy trì hoạt động của các mảng trụ cột như tư vấn, margin, đầu tư.

Với VCI, mảng môi giới nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận cao, biên lợi nhuận cao, giá trị giao dịch ổn định. Năm 2020, VCI có thị phần dẫn đầu ở khối khách hàng này, 28,5%. Đây là phân khúc mà các công ty chứng khoán mới nổi không chen chân vào được trên thị trường chứng khoán cơ sở.

Trong giai đoạn tới, Công ty có thể rớt khỏi top 5 thị phần, nhưng vẫn sẽ tập trung duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới đạt cao nhất.

Theo ông Tô Hải, ông có góc nhìn khác về thị phần. Thật ra, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần.

Hiện tại, các công ty chứng khoán đang thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần. ROE mục tiêu của VCI phải đạt khoảng trên 20% thì các khoản đầu tư sinh lời phải 30% thì mới tham gia.

Hiện có tự doanh nhiều công ty chấp nhận tham gia nhưng nếu nhìn kỹ thì dù thị phần cao nhưng lợi nhuận môi giới rất thấp. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của VCI đạt khoảng 40%, lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng, còn hầu hết công ty chứng khoán có thị phần lớn đang lỗ mảng môi giới.

Hình ảnh ông Hải minh hoạ về thị phần môi giới

Do đó, con số thị phần không phải là thị phần. Phương thức giành thị phần có thể theo hình thức phát triển công ty, hạ gục đối thủ lúc đó có thể tăng giá. Nhưng chứng khoán là ngành đặc biệt, muốn giữ khách hàng thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ, muốn thế phải có tiền, muốn có tiền thì kinh doanh phải sinh lời. Do đó, VCSC sẽ không chạy theo thị phần mà tập trung vào tỷ suất lợi nhuận. Nếu cứ cạnh tranh bằng hạ giá, giảm phí, đến khi không giảm được nữa, hoặc có công ty khác giảm mạnh hơn, khách hàng cũng sẽ dễ rời bỏ.

“Do đó, theo tôi con đường duy nhất là tập trung vào chất lượng dịch vụ, và đây là con đường VCI đi, dù thị phần có giảm đến đâu. Tôi vẫn thường nói với nhân viên, công ty chúng ta là kinh doanh chứ không phải làm showbiz để mà đánh bóng tên tuổi. Với VCI, chỉ cần tăng chất lượng dịch vụ sẽ giữ chân được khách hàng, song song tăng được hiệu suất sinh lời thực cho công ty”, ông Hải nói.

Phan Hằng

Video liên quan

Chủ Đề