Vị sao phải chú trọng xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hiện nay

Những năm qua, cùng với việc thực hiện chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động [NLĐ], các cấp công đoàn tỉnh tích cực tham gia xây dựng Đảng vững mạnh.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động [LĐLĐ] tỉnh, từ năm 2018 đến nay, các cấp công đoàn trong tỉnh đã giới thiệu 5.000 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp, trong đó có hơn 2.000 đoàn viên được kết nạp vào Đảng. Riêng ở khu vực doanh nghiệp, hoạt động của tổ chức Đảng đóng vai trò hết sức quan trọng trong lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nghị quyết của chi bộ khi được xây dựng đều song hành với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò nòng cốt, gương mẫu của đảng viên.

Với vai trò là “sợi dây” kết nối giữa Đảng với CNLĐ, Công đoàn Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam, KCN Đồng Văn II đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với cấp ủy để thực hiện công tác phát triển đảng viên; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp, góp phần vào việc phát triển chi bộ đảng trong doanh nghiệp. Đây cũng là lực lượng quan trọng, góp phần to lớn trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, củng cố niềm tin của NLĐ vào vai trò lãnh đạo của Đảng. 

Lãnh đạo Công đoàn các KCN tỉnh trao Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở cho Công ty TNHH Neweb Việt Nam, KCN Đồng Văn III.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình, Bí thư Chi bộ công ty cho biết: Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, công ty đang giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 6,4 triệu đồng/tháng. Chi bộ công ty được thành lập năm 2015 với 11 đảng viên, đến nay, kết nạp được 27 đảng viên. Chi bộ được thành lập giúp cho đảng viên có nơi sinh hoạt Đảng thuận tiện, được bảo đảm quyền lợi chính trị; vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng được tăng cường; là cơ sở để phát triển đảng viên cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp có những đặc thù riêng, do vậy việc tập hợp đảng viên, tổ chức sinh hoạt định kỳ và làm công tác Đảng luôn phải linh hoạt về thời gian, cách thức tổ chức, nội dung sinh hoạt, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị. 

Là Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch Công đoàn, đồng chí Bình có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của cả 2 tổ chức. Từ năm 2020 đến nay chi bộ đã tổ chức kết nạp Đảng cho 9 đảng viên. Các đảng viên được sinh hoạt chi bộ trong giờ làm việc; được bố trí vào các vị trí chủ chốt, từ lãnh đạo công ty đến trưởng các phòng, tổ, đội sản xuất và đều phát huy tốt vai trò quản lý, thể hiện năng lực điều hành trong các hoạt động. 

Chia sẻ về những giải pháp, cách làm hay của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên tại đơn vị, đồng chí Nguyễn Văn Khanh, Bí thư Chi bộ Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàn Dương, KCN Đồng Văn I cho biết: Tại đơn vị chúng tôi, ngoài chi bộ, công đoàn, còn có cả chi đoàn thanh niên. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, các tổ chức đoàn thể đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ đó không chỉ chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty hiện có 209 lao động, thu nhập bình quân đạt 6-7 triệu đồng/tháng; quyền lợi, phúc lợi của NLĐ luôn được bảo đảm và ngày càng được nâng cao.

Sản xuất tại Công ty TNHH Set Vina, KCN Châu Sơn. 

Chi bộ Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàn Dương hiện có 9 đảng viên, đều giữ vị trí từ tổ trưởng sản xuất trở lên. Mỗi đảng viên trên cương vị của mình đều gương mẫu thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng. Riêng năm 2019, chi bộ kết nạp được 3 đảng viên. Từ thực tế cho thấy tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp đã phát huy được vai trò, vị trí, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

Những nỗ lực của tổ chức công đoàn và tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng tại doanh nghiệp. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt, tạo sự tin tưởng đối với lãnh đạo doanh nghiệp và bồi đắp thêm ý chí phấn đấu vào Đảng cho công nhân lao động [CNLĐ]. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số lượng các doanh nghiệp có tổ chức đảng như Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam hay Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàn Dương chưa nhiều. Thực tế đa phần doanh nghiệp mới chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nên từ chối việc thành lập chi bộ, không muốn NLĐ đứng trong hàng ngũ của Đảng vì sợ ảnh hưởng đến thời gian làm việc. Do nhận thức, hiểu biết về Đảng còn hạn chế nên CNLĐ gần như chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập, mà chưa thực sự muốn phấn đấu trở thành đảng viên. Sự biến động thường xuyên về lao động của các doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn cho công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng. Vai trò, trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của tổ chức công đoàn các cấp chưa được phát huy triệt để… 

Xác định tham gia xây dựng Đảng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn, thời gian tới, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp cho đoàn viên, NLĐ; quán triệt, phổ biến kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới đoàn viên, NLĐ. Tăng cường vai trò của công đoàn trong tham gia giám sát, phản biện xã hội, tích cực góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong đoàn viên, CNLĐ, qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; từng bước nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, nhất là ở khu vực doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho việc phát triển Đảng tại doanh nghiệp. Thông qua các phong trào thi đua phát hiện và giới thiệu những đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng để xem xét, bồi dưỡng kết nạp.

Kỳ I: Khẳng định bản lĩnh, phát huy sức mạnh

Những năm qua, cùng với tổ chức Công đoàn trong cả nước, Công đoàn tỉnh Phú Thọ không ngừng lớn mạnh, trở thành điểm tựa vững chắc của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên quê hương Đất Tổ. Để thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đóng vai trò quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn mà còn giúp xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững. Mặc dù thực tế đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đã được quan tâm phát triển cả về số lượng, chất lượng song cũng còn bộc lộ không ít khó khăn, bất cập.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh thăm nắm tình hình hoạt động ở CĐCS Công ty TNHH găng tay Dongwon Việt Nam [huyện Thanh Thủy].

Xây dựng đội ngũ, đẩy mạnh thi đua

Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở [CĐCS] được các cấp công đoàn xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức công đoàn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ ngày 6/1/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS, đến nay toàn tỉnh có 1.746 CĐCS với trên 151.000 đoàn viên; trong đó LĐLĐ tỉnh quản lý trực tiếp 1.674 CĐCS trực thuộc.Không chỉ gia tăng về số lượng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ CĐCS luôn được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ cán bộ CĐCS đã có bước trưởng thành và từng bước nâng cao về chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 10.336 cán bộ CĐCS, trong đó ủy viên BCH có 6.603 người. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ và năng lực công tác; nhiệt tình, tâm huyết với tổ chức Công đoàn; năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn; có khả năng tập hợp đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ; tích cực triển khai các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hoạt động của Công đoàn cấp trên; luôn gắn bó, quan tâm đến lợi ích của đoàn viên, công nhân lao động; không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu trong học tập, công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Anh Dương Văn Thắng- Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH công nghệ Namuga Phú Thọ- doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho biết: Từ khi nhận nhiệm vụ, tôi luôn dành thời gian nắm bắt tình hình lao động, việc làm cũng như tâm tư, nguyện vọng của công nhân trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ, từ đó có những phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời, góp phần ổn định tư tưởng của đoàn viên, đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp…Nắm bắt tư tưởng đoàn viên, các CĐCS còn chủ động phối hợp và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước do các cấp, ngành phát động như: Lao động giỏi- lao động sáng tạo, xanh- sạch- đẹp đảm bảo ATVSLĐ, giỏi việc nước đảm việc nhà… thu hút đông đảo đoàn viên, NLĐ tham gia, đóng góp nhiều ý tưởng, sáng kiến hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, làm lợi cho doanh nghiệp nhiều tỉ đồng như ở Công ty CP Tasa Group, Công ty TNHH công nghệ Cosmos 1 [KCN Thụy Vân], Công ty CP xi măng Vicem Sông Thao [huyện Thanh Ba], Công ty TNHH găng tay Dongwon Việt Nam [huyện Thanh Thủy]… Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã có gần 6.400 lượt tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua được các cấp, ngành và tổ chức Công đoàn biểu dương, khen thưởng.

Công nhân Công ty TNHH công nghệ Cosmos 1 không ngừng nỗ lực, lao động sáng tạo, đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

Những khó khăn, bất cập

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là CĐCS tại doanh nghiệp thời gian qua vẫn gặp phải không ít khó khăn. Là người có nhiều năm làm việc với các CĐCS tại doanh nghiệp, đồng chí Lê Thị Mai Hương- Phó Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh cho biết: Mặc dù đội ngũ cán bộ CĐCS là những người đã được lựa chọn từ cơ sở, nhiệt tình, trách nhiệm với công tác, được cán bộ, đoàn viên tín nhiệm, có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ song hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn chưa thỏa đáng, ít có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn, trong khi ngay ở BCH Công đoàn cơ sở, việc phân công nhiệm vụ cũng chưa hợp lý nên chất lượng chưa cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp, đơn vị thường xuyên luân chuyển, điều động thay đổi cán bộ, bao gồm cả cán bộ chủ chốt CĐCS; việc tìm cán bộ công đoàn mới ở cơ sở khó khăn do bản thân cán bộ CĐCS còn phải chịu sức ép về việc làm; quyền lợi, chế độ đãi ngộ thấp… thậm chí một số chủ sử dụng lao động chưa tạo điều kiện cho việc thành lập tổ chức công đoàn cũng như hoạt động của CĐCS.Hiện nay trên toàn tỉnh, hoạt động công đoàn ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu khỏ rất khó khăn, mặc dù theo quy định doanh nghiệp sử dụng tối thiểu từ 5 lao động phải thành lập tổ chức công đoàn song hầu hết rất khó thành lập, hoặc thành lập được nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở những doanh nghiệp hoạt động kiểu gia đình, hoạt động trong các ngành dịch vụ vận tải, nhà hàng… Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như: Dệt may, sản xuất linh kiện điện tử… hoạt động CĐCS cũng có những khó khăn riêng, đó là số lượng lao động lớn lên tới hàng nghìn người/doanh nghiệp nhưng hầu hết không có cán bộ công đoàn chuyên trách.

Trong 10 năm qua, cùng với sắp xếp, kiện toàn về cơ cấu, tổ chức theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các CĐCS, hạn chế sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo giữa LĐLĐ tỉnh và Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn và giữa Công đoàn ngành với LĐLĐ địa phương đối với CĐCS… các cấp công đoàn trong tỉnh đã thành lập mới được 338 CĐCS, trong đó có tới 288 CĐCS ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 50 CĐCS khối hành chính sự nghiệp, kết nạp mới gần 48.000 đoàn viên.

Chị Nguyễn Thị Hằng - Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH YIDA Việt Nam [huyện Cẩm Khê] chia sẻ: “Công ty tôi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu, có trên 4.000 lao động làm việc. Công việc chính của tôi là chuyên viên cấp cao bộ phận cải tiến sản xuất của Công ty, khối lượng công việc nhiều, giờ kiêm thêm công tác công đoàn nên nhiều khi tôi vừa phải tập trung cao độ để đảm bảo chất lượng công việc, vừa cân đối thời gian thực hiện nhiệm vụ CĐCS giao, thực sự rất áp lực. Bản thân tôi vừa phải giữ mối quan hệ hài hòa với chủ sử dụng lao động, vừa đấu tranh để doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật và các thỏa thuận cam kết với người lao động và công đoàn theo hợp đồng lao động, TƯLĐTT”.Đối với các huyện, thành, thị, biên chế cán bộ công đoàn còn bất cập, bình quân 3 người/đơn vị chưa đáp ứng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, CNVCLĐ ở các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước dẫn đến công tác tuyên truyền vận động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh khẳng định: Thực tế khó khăn trong hoạt động của các CĐCS thời gian qua đã được LĐLĐ tỉnh nắm bắt, ngoài những nguyên nhân khách quan còn những nguyên nhân chủ quan như: Phần lớn cán bộ CĐCS tại doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập có tuổi đời trẻ, dù nhiệt tình, sáng tạo, năng nổ trong công việc nhưng kinh nghiệm đàm phán, đối thoại, kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc còn hạn chế… Bản thân cán bộ CĐCS cũng là người làm thuê trong doanh nghiệp, mọi chế độ và việc làm đều phụ thuộc vào doanh nghiệp nên dẫn đến tâm lý e ngại, chưa mạnh mẽ đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Một số CĐCS còn bị động trong hoạt động, hiệu quả các phong trào chưa cao, chưa thu hút được đoàn viên, người lao động tham gia, chủ sử dụng lao động chưa tin tưởng. Trong khi một bộ phận NLĐ nhận thức chính trị còn hạn chế, thờ ơ với thời cuộc, chưa có kỹ năng mềm trong ứng xử… Để tháo gỡ, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp CĐCS đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên, NLĐ, tăng cường đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn, thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất, các hoạt động trong Tháng Công nhân, Tết sum vầy… từ đó thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên công đoàn, đưa tổ chức công đoàn ngày càng phát triển.

>>>Kỳ II: Để đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Nhóm PV

Nhóm PV

Video liên quan

Chủ Đề