Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không? Câu hỏi này nhận được khá là nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Để không làm mất thời gian, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Được quy định tại Khoản 1 Điều 191 Luật đất đai  2013 có quy định như sau:

“Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, hay nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với các trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.”

Do vậy, công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được nhận quyền sử dụng đất.

Nhà nước cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất

Hiện nay, Pháp Luật đất đai quy định, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất trực tiếp từ nhà nước, đây thực chất là một hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 có quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Chính phủ” [quy định cụ thể tại Điều 39 Nghị định 43/2014/NĐ-CP]. Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 174: “Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có quyền thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cũng như cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật”.

Do đó, ngoài các quyền góp vốn hay chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất thì những tổ chức kinh tế trong nước cũng như công ty liên doanh không có quyền cho thuê lại đất đối với doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp công ty có thể lựa chọn hình thức thuê đất từ nhà nước, tuy nhiên thời hạn thuê tối đa không quá 50 năm.

Hình thức để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất

Điều 169 Luật Đất đai quy định những hình thức để doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

  • Tổ chức kinh tế và doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hình thức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua Nhà nước giao đất để thực hiện những dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc có thể để bán kết hợp cho thuê;
  • Tổ chức kinh tế và tổ chức công lập tự chủ tài chính, cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua Nhà nước cho thuê đất.

Từ quy định trên có thể thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức:

  • Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm hoặc có thể trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Trường hợp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn nhận quyền sử dụng đất của một số hộ gia đình và cá nhân thì phải đề nghị với cơ quan có thẩm quyền, cũng như thỏa thuận với các hộ gia đình, cá nhân có đất để nhà nước tiến hành thu hồi đất, bồi thường, sau đó nhà nước cho thuê hoặc giao đất cho doanh nghiệp đó theo đúng quy định của pháp luật.

XEM THÊM: Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài – Điều cần lưu ý

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không? Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời cho chính mình.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền mua và cho thuê nhà ở tại Việt Nam?

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua hình thức:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mai bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án dầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính Phủ.

Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 162 Luật nhà ở, đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở thương mại tại Việt Nam nhưng không được sử dụng nhà ở đó để cho thuê, làm văn phòng.

Tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh mà pháp luật có quy định khác nhau về điều kiện, thời hạn, hình thức sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà pháp luật có những quy định khác nhau về điều kiện, thời hạn, hình thức sở hữu, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [sau đây gọi tắt là doanh nghiệp] hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua.

Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Người mua nhà ở của doanh nghiệp sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở]. Chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua nhà, trừ trường hợp người mua nhà tự nguyện làm thủ tục.

Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Khi Giấy chứng nhận đầu tư hết hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm bàn giao nhà ở để cho thuê và số lượng nhà ở chưa bán hết mà không thuộc diện phải phá dỡ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu nhà nước và giao cho doanh nghiệp có chức năng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quản lý và sử dụng nhà ở đó theo quy định của pháp luật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Lưu ý, đối với doanh nghiệp không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc thuộc diện được sở hữu căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, khi được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở không phải là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, doanh nghiệp chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó sau khi trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán nhà ở này khi có đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Đối với doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh bất động sản, khi có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở thì doanh nghiệp được mua và sở hữu một hoặc một số căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại tại Việt Nam.

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được dùng để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của doanh nghiệp tương ứng với thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm cả thời gian được gia hạn. Thời hạn sở hữu được tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp khi hết hạn đầu tư hoặc khi giải thể, phá sản thì nhà ở của doanh nghiệp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về phá sản và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?

Lưu ý, trường hợp doanh nghiệp được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại. Nếu nhà ở không phải là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại thì doanh nghiệp được quyền tặng cho hoặc bán nhà ở đó cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề