Vì sao bỏ gốc nhang phải để lại vài cây

Tại sao phải tỉa chân hương?

Theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật và các vị Thần linh, ông bà tổ tiên… Còn việc thắp hương về bản chất là để giao tiếp với thế giới tâm linh, Phật, Thần và linh hồn người đã mất. 

Vì vậy, mỗi khi cầu xin điều gì hay tưởng nhớ người đã mất, người ta thắp hương để thỉnh Phật, Thần hay linh hồn người đã mất để chứng giám lòng thành và bày tỏ những điều cầu xin. Trong khi đó, ban thờ cần luôn phải gọn gàng, sạch sẽ để giữ sự thanh tịnh, chứng tỏ lòng thành kính. Vì vậy, việc dọn dẹp ban thờ và tỉa bát hương là điều cần thiết.

Không nên để bát hương quá đầy bởi sẽ cản trở vận khí, gây rác ban thờ và dễ xảy ra hỏa hoạn

Còn theo quan niệm phong thủy, ban thờ là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân hương giúp cho ban thờ phong quang là điều cần thiết.

Thực tế, bát hương để quá đầy, nhiều chân hương sẽ làm cho ban thờ bị “rác”, rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Mặt khác, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ khiến việc cắm hương khó khăn. Đó là chưa kể khi thắp hương, tàn hương rơi xuống có thể làm cháy bát hương, không những gây tâm lý bất an cho gia chủ vì lo sợ báo hiệu điềm xấu mà còn rất dễ gây hỏa hoạn.

Có người còn quan niệm, việc bát hương đầy khiến khi thắp hương, chân hương mới không cắm được xuống mặt tro của bát hương sẽ làm mất sự linh ứng trong việc thắp hương.

Như vậy, dù với bất cứ quan niệm và phong tục nào thì việc dọn dẹp, sửa sang bát hương và tỉa chân hương cũng là điều nên làm.

Tỉa chân hương vào ngày nào?

Theo quan niệm của Phật giáo thì suy cho cùng, bản thân bát hương và việc thắp hương không phải là vật thần bí hay linh thiêng mà chỉ là vật trung gian để tiếp dẫn thế giới tâm linh với trần thế. Vì thế có thể tỉa chân hương bất cứ lúc nào. Bản thân nhà chùa cũng thường xuyên tỉa chân hương. 

Ở những chùa có nhiều người đến lễ bái, nhà chùa còn tiến hành tỉa chân hương hằng ngày. Thậm chí, ở những nơi thờ tự có quá đông người đến lễ vào dịp đầu năm, cuối năm hay lễ hội, người ta còn rút chân hương liên tục để tránh đầy bát hương. Có nơi người đến lễ vừa cắm hương xong, nhà chùa, nhà đền đã rút ngay cả khi hương còn đang cháy để vừa tránh đầy bát hương, vừa tránh khói hương xông đầy nội tự gây ngột ngạt.

Như vậy, theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian thì có thể rút tỉa chân hương bất cứ lúc nào.

Có thể tỉa chân hương và dọn dẹp ban thờ vào bất cứ ngày nào

Tuy nhiên, đối với các gia đình chỉ thắp hương vào ngày rằm, mùng một và những dịp cúng giỗ, bát hương lâu đầy thì thường tỉa chân hương mỗi năm một lần vào dịp lễ cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Cũng có người nhân dịp những ngày giỗ chạp lớn thì tiến hành tỉa chân hương. Còn theo quan niệm của nhiều người và nhiều vùng thì từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết là thời gian thích hợp để tỉa chân hương và dọn dẹp ban thờ.

Thủ tục tỉa chân hương thế nào cho đúng?

Mặc dù như chúng tôi đã trình bày ở trên, tỉa chân hương có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào khi bát hương đầy, nhưng theo quan niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành, khi tỉa chân hương ở gia đình vào ngày thường cũng nên chọn ngày tốt. Ngày tốt này có thể nhờ thầy xem hoặc chỉ cần chọn ngày Hoàng đạo là được.

Có người tiến hành những thủ tục rất rườm rà khi tỉa chân hương, nhưng theo phong tục truyền thống, thủ tục không cần quá cầu kỳ, chỉ cốt ở sự thành kính và người tỉa chân hương sạch sẽ là được.

Về cơ bản, thủ tục tỉa chân hương và dọn dẹp, sửa sang ban thờ được tiến hành như sau:

Gia chủ tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tề chỉnh, sắm lễ hoa quả bày lên ban thờ rồi lên hương, khấn vái xin phép các vị Thần linh và gia tiên được sửa sang ban thờ. Hết tuần hương thì tiến hành lau dọn ban thờ và tỉa chân hương.

Nếu tỉa chân hương kết hợp thay tro bát hương thì nhẹ nhàng rút tỉa hết chân hương rồi đổ tro ra khăn hoặc giấy sạch, giữ lại 1/3 tro cũ, dùng khăn sạch lau bát hương rồi đổ tro mới vào đầy 2/3 bát hương là được. Nếu tỉa chân hương nhưng vẫn giữ lại tro cũ thì sau khi rút hết chân hương, lấy chiếc thìa sạch nhẹ nhàng hớt bớt lớp tàn hương phía trên, chỉ giữ lại lớp tro khoảng 2/3 trong bát hương là được.

Lưu ý, nên rút từng chân hương một và tro đổ bát hương phải là tro đốt từ rơm sạch, hoặc cũng có thể dùng cát sạch để đổ bát hương. Cũng có người cẩn thận thì dùng nước thơm hoặc rượu gừng để lau bát hương cho thanh tịnh.

Nên nhẹ nhàng rút tỉa từng chân hương...

Sau khi đổ tro đầy khoảng 2/3 bát hương [tránh đổ tro quá đầy tàn hương rơi xuống nhanh đầy bát hương sẽ tràn ra ban thờ gây rác], chọn 3 chân hương cũ [cũng có thể 5 hay 7 hoặc 9 chân hương cũ] cắm lại vào bát hương. Chú ý cắm chụm vào giữa bát hương, không cắm bên cạnh hay cắm rải rác mỗi nơi một chân hương.

Chọn 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương cũ cắm chụm vào giữa bát hương

Sau khi quét dọn ban thờ và tỉa chân hương xong, đặt bát hương vào chỗ cũ rồi thắp hương làm lễ an vị là kết thúc.

Nên tỉa chân hương ở ban thờ nào?

Thông thường, các gia đình có 2 ban thờ trong nhà là ban thờ Thổ công và ban thờ gia tiên. Một số gia đình làm ăn buôn bán, hoặc ở các cửa hàng cửa hiệu, trụ sở các cơ sở kinh doanh còn hay có ban thờ Thần Tài. 

Như trên đã nói, việc tỉa chân hương ngoài những quan niệm theo phong tục thì còn có ý nghĩa thiết thực là tránh để bát hương quá đầy gây rác ban thờ và dễ xảy ra hỏa hoạn; do đó mà các ban thờ đều có thể tỉa chân hương khi thấy cần thiết. Thủ tục cũng tiến hành đơn giản như ở trên đã trình bày.

Ban thờ càng gọn gàng, ngăn nắp bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu./.

Thay cát lư hương, rút chân nhang là việc làm không thể thiếu trong việc dọn bàn thờ đón Tết, nhưng làm sao cho đúng thì không phải ai cũng rõ.

  • Diệt gián chết hàng đống chỉ với một quả trứng
  • Chỉ tốn vài nghìn đồng, bạn đã có tủ giày thơm tho đến bất ngờ
  • Coi chừng rước xui vào nhà chỉ vì không biết cách sắp xếp tủ giày hợp lý

Thời điểm đúng để thay cát, rút chân nhang là khi nào?

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, việc thờ cúng ông bà tổ tiên vốn đã là nét văn hóa đẹp đẽ trong đời sống tinh thần của người Việt ngàn đời qua. Việc thờ cúng ấy, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà nó còn là sự gợi nhắc, tưởng nhớ đến công ơn người đã khuất, duy trì truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của người Việt.

[Ảnh: Internet]

Chẳng thế mà, một trong những việc quan trọng nhất chuẩn bị đón Tết cổ truyền chính là lau dọn, sắp xếp bàn thờ tổ tiên. Nhưng theo các quan niệm dân gian, lư hương trên bàn thờ không được tùy tiện xê dịch, chỉnh sửa, vì sẽ gây ảnh hưởng, xào xáo đến cuộc sống hiện tại của gia đạo. Và việc thay cát lư hương hay tỉa bớt chân nhang cũng phải tuân theo một vài quy tắc, tốt nhất nên thực hiện việc này từ 23 tháng Chạp âm lịch đến trước 30 Tết.

Các bước thay cắt, tỉa chân nhang đúng chuẩn

Trước khi thực hiện vệ sinh, thay cát, lược chân nhang bàn thờ tổ tiên, thì người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ để thể hiện sự thành tâm. Kế đến, thắp 1 nén nhang trên bàn thờ rồi mới tiến hành thay cát, lược chân nhang.

Cắt tỉa, bỏ bớt chân nhang

Chân nhang lược bớt bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân nhang đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7- 9. Số chân nhang lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.

Thay cát lư hương

Ở nông thôn, người ta thường dùng rơm tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho lư hương vào mỗi dịp Tết đến. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.

[Ảnh: Internet]

- Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.

- Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trài lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.

- Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.

- Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.

- Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3 – 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.

- Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.

- Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.

[Tổng hợp]

Nội thất cổ điển sang trọng bên trong căn biệt thự Vinhomes 35 tỷ

Video liên quan

Chủ Đề