Bao lâu thì được tiêm mũi 3 astrazeneca

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Vừa khỏi Covid-19, tiêm mũi 3 được không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • Tiêm 3 mũi là 3 loại vắc-xin, có sao không?

  • Thay van tim sinh học, tiêm ngừa Covid-19 được không?

  • Tiêm mũi 3 loại vắc-xin nào là tốt nhất?

  • Bị u Lympho có cần tiêm vắc-xin mũi 3?

Bạn đọc hỏi: Tôi tiêm 2 mũi Vero Cell, mũi 3 tiêm Astrazeneca. Sau khi tiêm cảm thấy nhịp tim đập nhanh, vậy có sao không?

- Các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc-xin sẽ tự khỏi trong vòng 24-72 giờ, không có gì phải lo lắng.

Tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TP HCM [ảnh minh họa] Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bạn đọc hỏi: Tôi vừa khỏi Covid-19 mấy ngày, được gọi đi tiêm mũi 3, có tiêm được không?

- Thời gian tiêm mũi tăng cường phụ thuộc vào thời điểm tiêm mũi 2 chứ không phải thời điểm thành F0. Mũi tăng cường được tiêm sau mũi 2 từ 3-6 tháng.

Bạn đọc hỏi: Chồng tôi bị bệnh viêm gan B, sốc phản vệ thuốc cấp độ 3. Vậy có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

- Tiêm được, nhưng phải tiêm tại bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ. Bạn không nói rõ sốc phản vệ thuốc là thuốc gì. Nếu "thuốc" bạn nói là vắc-xin Covid-19 mũi trước đó thì mũi sau sẽ được yêu cầu tiêm loại khác với loại từng gây sốc phản vệ.

Bạn đọc hỏi: Tôi bị Covid -19 và đã khỏi, như vậy khoảng bao lâu tôi mới tiêm VAT được?

- Chắc chắn sau khi hết bệnh, không còn khả năng lây cho người khác [sau 14 ngày kể từ khi mắc Covid-19] là có thể tiêm VAT được. Bởi việc mắc Covid-19 và việc tiêm ngừa VAT không ảnh hưởng tới nhau.

Thu Anh ghi

- 7 January 2022

Trong năm 2021, 11/11 huyện thành phố của tỉnh Lạng Sơn đã Triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 diện rộng cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên bằng vắc xin Vero Cell. Đây cũng là loại vắc xin có số lượng người dân tiêm nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, với hơn 380 nghìn lượt người được tiêm mũi 1 và gần 370 nghìn lượt người được tiêm mũi thứ 2.

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi thứ 3 tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn

Để tiếp tục tăng cường miễn dịch cho người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, ngày 17/12/2021 Bộ Y tế đã ban hành công văn số  10722/BYT-DP về tiêm vắc xin liều cơ bản và liều nhắc lại. Theo đó, liều bổ sung sẽ sử dụng vắc xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Liều nhắc lại sử dụng vắc xin cùng loại trước đó hoặc vắc xin mRNA. [trường hợp trước đó tiêm 02 mũi khác nhau thì sử dụng vắc xin mRNA] Nếu trước đó tiêm liều cơ bản hoặc liều bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút [vắc xin AstraZeneca].

Ngày 05/01/2022, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cũng đã ban hành công văn số 18/VSDTTƯ-TCQG về việc Sử dụng vắc xin AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm vắc xin Vero Cell. Theo đó đề nghị các địa phương có thể sử dụng vắc xin AstraZeneca, vắc xin Vero Cell [Sinopharm] hoặc vắc xin mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Vero Cell [Sinopharm].

Như vậy, dù là tiêm bổ sung hay tiêm nhắc lại, đối với người đã tiêm các mũi trước đó bằng vắc xin Vero Cell thì có thể sử dụng vắc xin Vero Cell hoặc  AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA để tiêm mũi tiếp theo.

Minh Anh – TT KSBT

Video liên quan

Chủ Đề