Ví dụ thương mại thế giới phát triển mạnh

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện rõ nét sau:

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh:

+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

+ Tổ chức thương mại thế giới [WTO] với 150 thành viên [tính đến tháng 1 – 2007] chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.

+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,..

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF], Ngân hàng Thế giới [WB] ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu vàđời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế

 - Tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

  - Tiêu cực: toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

Loigiaihay.com

Từ khóa “Toàn cầu hóa – hiện đại hóa” chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta trong nhiều năm trở lại đây. Khẩu hiệu toàn cầu hóa hầu như phủ sóng trong hầu khắp các lĩnh vực từ giáo dục đến kinh tế và xã hội… Vậy toàn cầu hóa là gì? Tại sao cần phải đẩy mạnh toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay? Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về cụm từ này nhé!

Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Nói như vậy có lẽ vẫn khó hiểu và chưa thực sự rõ ràng về ván đề này. Các bạn có thể toàn cầu hóa là việc chính phủ của một nước nào đó cho phép công dân của nước mình được làm việc xuyên biên giới. Chỉ cần công dân đó đảm bảo thực hiện đúng theo quy định mà các chính phủ các nước đã đề ra.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau vì khái niệm này tương đối lớn. Ở mỗi một giai đoạn và thời kì chúng lại có sự chuyển dịch thay đổi để phù hợp với tình hình chung của thế giới. Do đó ta nên hiểu chung toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho biết trước kia khi Liên Xô và phe đối lập vẫn đang căng thẳng thì chưa hình thành sự kết nối xuyên quốc gia. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc việc kết nối giữa các quốc gia mới bắt đầu được xây dựng và đẩy mạnh.

  Weibo là gì? Cài đặt, tạo tài khoản và đổi thành Tiếng Việt

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Trong toàn cầu hóa người ta thường chia thành ba thể thức như sau:

  • Toàn cầu hóa kinh tế
  • Toàn cầu hóa văn hóa
  • Toàn cầu hóa chính trị

Như vậy, Toàn cầu hóa kinh tế chỉ là một khí cạnh chuyên chỉ về các hoạt kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đó là sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới không còn thuộc phạm trù của một quốc gia. Trong đó, ta có thể kể tới các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa kinh tế như: dịch vụ, hàng hóa, tài chính, sản xuất, lao động, thể chế lao động, vốn đầu tư, công nghệ, và thông tin truyền thông…

Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã đạt được mực phát triển cực lớn nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ tiên tiến. Chúng giúp các quốc gia dù ở vị trí nào trên bản đồ cũng có thể kết nối với nhau khi có mạng internet. Hoạt động này còn giúp sự liên kết giữa các quốc gia nhanh chóng và đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các phương thức cũ. Nếu trước kia ta chỉ có thể kết nối kinh tế thông qua đường bộ, đường sắt và đưởng thủy. Thì nay ta đã có những giao dịch ảo những quy đổi giống như giao dịch thực tế.

Ví dụ về toàn cầu hóa

  • Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
  • Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC
  • Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN
  • Tổ chức Thương mại thế giới WTO
  • Ngân hàng thế giới  WB

  Giải mã cung Thiên Bình: Tính Cách, Tình Yêu & Sự Nghiệp

Đặc điểm của toàn cầu hóa

Như đã giải thích toàn cầu hóa là sự kết nối về nhiều mặt [chính trị – kinh tế – xã hội- văn hóa] giữa các quốc gia. Ta sẽ phân tích cụ thể từng khía cạnh:

  • Kinh tế: cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của mình để hợp tác phát triển trên các quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động , nguồn nhiên liệu, khách hàng…
  • Xã hội: liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau
  • Chính trị: tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư.
  • Pháp lý: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi
  • Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật của thế giới…

Biểu hiện của toàn cầu hóa

  • Thương mại thế giới phát triển mạnh
  • Đầu tư nước ngoài tăng mạnh
  • Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  • Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Mặt tích cực của toàn cầu hóa

Việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa cho phép các quốc gia có cơ hội phát triển đất nước và con người. Từ đó tạo ra những giá trị cuộc sống mới. Thay đổi đời sống nhận thức cũng như tưởng tượng của công dân nước mình theo chiều hướng hiện đại.

Toàn cầu hóa mang đến sự công bằng trong cạnh tranh xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quyền sống và quyền con người được ưu tiên hàng đầu.

Các sáng kiến mới cho đời sống xã hội và kinh tế được mở rộng. Tạo môi trường phát triển cho tri thức nhân loại. Là sự kết nối bền vững từ bên trong mỗi công dân chưa không đơn thuần là những vỏ bọc bên ngoài.

  Phòng Dorm là gì? Ưu điểm & Bí quyết tìm phòng dorm giá rẻ

Vai trò của toàn cầu hóa

  • Phát huy tối đa thế mạnh của các quốc gia khi liên kết với với những quốc gia khác trên thế giới. Từ đó tìm ra điểm chung để phát triển đất nước.
  • Mở rộng thị trường cạnh tranh thương mại của giới đầu tư
  • Giải quyết vấn đề việc làm giữa các quốc gia. Những quốc gia thừa nhân lực lao động sẽ có thêm công việc để làm và tăng mức thu nhập.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện ngày một tốt hơn
  • Xây dựng văn hóa công đồng theo hướng tích cực mỗi ngày
  • Tiết kiệm tài nguyên môi trường, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên tránh lãng phí. Hơn nữa, tận dựng được các nguồn tài nguyên vào nhiều mục đích khác nhau.
  • Có thêm nhiều ngành nghề mới

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế Việt Nam

  • Tăng mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần xây dựng thêm các cơ sở sản xuất trên chính đất nước mình. Tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
  • Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật cho các nhân công nước nhà. Là cơ hội lý tưởng để học hỏi các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến ở nước bạn.
  • Thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, giúp khôi phục nền kinh tế nhanh chóng sau các cuộc khủng hoảng.
  • Mở rộng kinh tế đối ngoại xuyên quốc gia tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, v­ượt qua được những thách thức.
  • Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và mạnh mẽ ở nhiều tỉnh địa phương. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho chính nhân dân quốc gia mình.

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Cử nhân luật kinh tế, cử nhân Quản lý nhà nước, thạc sĩ ngành kinh tế học. Hiện tại đang công tác giảng dạy tại các trường đại học đồng thời là tác giả trên trang Nam Kỳ Lân

Video liên quan

Chủ Đề