Vệ sinh hệ thần kinh cho trẻ em

I. Ý NGHĨA CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

- Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể giống như đói thì cần ăn, khát thì cần uống.

- Bản chất của giấc ngủ là sự ức chế tự nhiên, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể giảm sự hoạt động.

- Giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người: giúp phục hồi hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.

- Nhu cầu về giấc ngủ ở các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau:

+ Trẻ em [trẻ sơ sinh] 1 ngày ngủ khoảng 20 tiếng.

+ Người trưởng thành 1 ngày ngủ 7 – 8 tiếng.

+ Càng về già thời gian ngủ 1 ngày càng ít.

- Muốn có giấc ngủ tốt cần

+ Ngủ đúng giờ

+ Chỗ ngủ thoải mái, thuận tiện

+ Không dùng các chất kích thích như: cà phê, chè đặc, thuốc lá … trước khi ngủ

+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích tới vỏ não gây hưng phấn.

II. LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI HỢP LÍ

- Cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

- Sức khỏe của con người cũng phụ thuộc vào hệ thần kinh.

→ Cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh, tránh những tác động xấu đến hoạt động của hệ thần kinh.

+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngảy để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng

+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

III. TRÁNH LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH VÀ ỨC CHẾ ĐỚI VỚI HỆ THẦN KINH

Một số chất có hại đối với hệ thần kinh

I. Ý NGHĨA CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

- Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể giống như đói thì cần ăn, khát thì cần uống.

- Bản chất của giấc ngủ là sự ức chế tự nhiên, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể giảm sự hoạt động.

- Giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người: giúp phục hồi hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.

- Nhu cầu về giấc ngủ ở các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau:

+ Trẻ em [trẻ sơ sinh] 1 ngày ngủ khoảng 20 tiếng.

+ Người trưởng thành 1 ngày ngủ 7 – 8 tiếng.

+ Càng về già thời gian ngủ 1 ngày càng ít.

- Muốn có giấc ngủ tốt cần

+ Ngủ đúng giờ

+ Chỗ ngủ thoải mái, thuận tiện

+ Không dùng các chất kích thích như: cà phê, chè đặc, thuốc lá … trước khi ngủ

+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích tới vỏ não gây hưng phấn.

II. LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI HỢP LÍ

- Cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

- Sức khỏe của con người cũng phụ thuộc vào hệ thần kinh.

→ Cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh, tránh những tác động xấu đến hoạt động của hệ thần kinh.

+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng

+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

III. TRÁNH LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH VÀ ỨC CHẾ ĐỐI VỚI HỆ THẦN KINH

Bài viết gợi ý:

Kích thích sự phát triển hệ thần kinh cho trẻ nhỏ

6 thg 3, 2019 · 3.Tạo một môi trường ấm áp, vui vẻ, an toàn và hạnh phúc cho trẻ qua việc ôm ấp, vuốt ve, những sự tiếp xúc qua ánh mắt, lời nói với trẻ. 4. ...

  • Tác giả: mgtuoixanh.tptdm.edu.vn

  • Ngày đăng: 18/12/2020

  • Xếp hạng: 4 ⭐ [ 94227 lượt đánh giá ]

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 4 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem chi tiết

Page 2

Vệ sinh hệ thần kinh là kiến thức các bạn được học trong chương trình Sinh học lớp 8. Đây là bài học cuối cùng các bạn được học trong chương Thần kinh và giác quan của Sinh lớp 8. Do đó, kiến thức này chắc chắn có trong đề thi học kì 2 Sinh lớp 8. Vì vậy để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn tập. Chúng tôi có tổng hợp đầy đủ lý thuyết về vệ sinh hệ thần kinh. Mời các bạn tham khảo bên dưới.

Kiến thức cần nhớ về vệ sinh hệ thần kinh.

Hệ thần kinh là cơ quan phân hoá cao nhất của cơ thể con người, nó được tồn tại dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô hình chuyên biệt là mô thần kinh [gồm các TB thần kinh, nơ-ron và các TB thần kinh đệm].

Vệ sinh hệ TK có nghĩa là chúng ta luôn làm mọi thứ để cho bảo hệ hệ TK được khoẻ mạnh, thoải mái nhất. Do đó, các bạn cần tuân thủ các yếu tố sau:

  • Quan tâm đến giấc ngủ: Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể. Do đó, giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ con người.
  • Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: vì sức khoẻ của con người phụ thuộc vào hệ thần kinh.
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.

Để biêt thêm chi tiết, hãy tham khảo bài học bên dưới.

Một hệ thần kinh khoẻ mạnh sẽ đem lại cho chúng ta lợi ích gì?

Hệ thần kinh sẽ chi phối toàn bộ cơ thể con người. Do đó, khi có một hệ TK khoẻ mạnh, con người sẽ luôn cảm thấy thoải mái và tràn đầy sức lực cho một ngày mới. Tuy nhiên, ngoài hệ TK, các bạn cũng luôn cần vệ sinh các hệ khác trong cơ thể. Như vậy, các bạn sẽ luôn có một cơ thể khoẻ mạnh chống lại các bệnh tật.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm:  Thu Hoài

Giáo trình bệnh học trẻ em [dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa] phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.91 MB, 104 trang ]

Chương IV
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC VỆ SINH CHO TRẺ
MẦM NON
1. VỆ SINH HỆ THẦN KINH
1.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí là cơ sở vệ sinh hệ thần kinh

a. Vệ sinh hệ thần kinh
Hệ thần kinh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Nó là trung tâm
điều khiển hoạt động của cơ các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, giúp chúng
hoạt động thống nhất, nhịp nhàng. Hệ thần kinh còn điều khiển sự tương tác
giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, làm cho cơ thể nhanh chóng thích nghi với
điều kiện luôn thay đổi của môi trường.
Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ nhỏ là chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức
năng nên hoạt động trí tuệ và thể chất diễn ra kém; quá trình hưng phấn phát
sinh và lan toả nhanh chóng chú ý của trẻ không bền … Do vậy, khi hoạt động
và nghỉ ngơi không hợp lí sẽ làm rỗi loạn chức năng hệ thần kinh dẫn đến trạng
thái mệt mỏi ở trẻ nhỏ [ trẻ quấy khóc, kém ăn, khó ngủ, có thể có tình trạng vật
vã …]
Nhưng kết quả nghiên cứu về sinh lí học cho thấy, tiêu chuẩn cơ bản để
vỏ não hoạt động bình thường là hệ thần kinh phải ở trong trạng thái hưng phấn
thích hợp. Trạng thái qua hưng phấn hoặc hưng phấn thường xuyên của hệ thần
kinh sẽ gây ra sự phân tán năng lượng thần kinh quá mức, làm cho nó sớm bị
suy kiệt. Ngược lại, trạng thái kém hưng phấn thường xuyên của hệ thần kinh sẽ
làm kìm hãm sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, để bảo vệ và đề
phòng sự suy kiệt hệ thần kinh của trẻ, phải tạo điều kiện cho hệ thần kinh của
trẻ luôn ở trong trạng thái hưng phấn thích hợp.
Từ đó có thể thấy rằng : vệ sinh hệ thần kinh là giữ cho hệ thần kinh luôn
ở trong trạng thái hưng phấn thích hợp


Thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cho thấy có nhiều nguyên


nhân gây ra trạng thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh. Có thể kể
đến các nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: Trẻ bị bệnh tật, khi trẻ mắc bệnh hoặc thường xuyên mắc bệnh
sẽ có những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh với các biểu hiện thường gặp
là giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh, thay đổi trạng thái hưng phấn …
Các dấu hiệu này thể hiện rất khác nhau ở từng trẻ, phụ thuộc vào mức độ mắc
bệnh, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt của hệ thần kinh mỗi trẻ.
Thứ hai: Không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lí của cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ có
nhiều nhu cầu khác nhau như: nhu cầu sinh lí, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự khẳng định … Trong đó, nhu cầu sinh lí là nhu
cầu cơ bản và đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi này. Do vậy, khi không đáp ứng đủ
nhu cầu sinh lí của cơ thể về ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể, quần áo, vệ sinh môi trường
đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể nói chung, với hệ thần
kinh nói riêng, dẫn đến trạng thái kém hưng phấn hoặc quá hưng phấn của hệ
thần kinh.
Thứ ba: không đáp ứng đủ nhu cầu vận động của cơ thể trẻ. Vận động là
nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển như trẻ
mầm non. Vai trò của cận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học
khẳng định ngay từ thế kỉ 18: “ cơ thể không vận động cũng giống như nước
trong ao tù”; “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hai nhi là do thiếu vận
động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng : phần lớn những trẻ ít vận
động thường có những biểu hiện là các vận động phức hợp và chức năng thần
kinh thực vật kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế,
khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra
những trẻ “ đói vận động” còn có các biểu hiện : giảm quá trình ôxy hoá trong
cơ thể, nhiều loại men, giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh [ qua
các kết quả điều tra cho thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về
đường hô hấp cao hơn trẻ bình thường khoảng 20%]. Nghiên cứu nhu cầu vận



động của trẻ nhỏ, các nhà khoa học cho rằng, mật độ vận động tối ưu của trẻ
mẫu giáo phải tương đương với 12 – 15 ngàn bước chân trong một ngày.
Ngoài ra, sự thiếu hụt vận động còn do không đảm bảo các điều kiện cho
trẻ vận động tích cực. Việc loại trừ kích thích ở bên ngoài, hoặc không đủ kích
thích cho trẻ hoạt động sẽ làm giảm trạng thái hoạt động cảu vỏ não, dẫn đến ức
chế. Vì vậy, khả năng làm việc của vỏ não sẽ bị giảm sút nếu thời gian dài, trẻ
chỉ được hoạt động trong những điều kiện không đổi, nhận được những tác động
như nhau, vốn trí thức, kĩ năng, kinh nghiệm tích luỹ được quá nghèo nàn…
Thứ tư: không đáp ứng đủ nhu cầu giao tiếp cho trẻ. Giao tiếp là nhu cầu
đặc biệt và xuất hiện sớm ở trẻ. Đó là nguồn gốc của những xúc cảm nảy nở sớm
nhất ở trẻ và là nguồn gốc của nhận thức. Ở trẻ xuất hiện 2 dạng giao tiếp : giao
tiếp với người lớn và giao tiếp với bạn. Quá trình giao tiếp với người lớn sẽ đáp
ứng nhu cầu tiếp xúc và trao đổi tình cảm, nhu cầu hoạt động với đồ vật và nhận
thức. Những kinh nghiệm giao tiếp với người lớn sẽ giúp trẻ thiết lập quan hệ
giao tiếp với bạn ở các lứa tuổi sau [ mẫu giáo]. Quá trình giao tiếp với bạn có ý
nghĩa qua trọng đối với trẻ và thường tạo được những xúc cảm tột đỉnh ở trẻ mà
không có gì có thể thay thế được. Do vậy, không đáp ứng nhu cầu giao tiếp của
trẻ cúng có nghĩa là không đảm bảo các điều kiện để phát triển tâm lí của chúng
và sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh của trẻ em.
Thứ năm: trẻ mệt mỏi. Mệt mỏi là kết quả của sự quá căng thẳng cảu cơ
thể khi phải tập trung vào hoạt động nào đó, tiến hành hoạt động trong thời gian
quá lâu hoặc điều kiện hoạt động không đảm bảo … Khi mệt mỏi, trẻ có biểu
hiện: khả năng tiến hành các hành động phúc tạp bị giảm sút, trẻ không thể điều
khiển được những vận động thô, không thể tập trung vào hoạt động và hành
động của trẻ trở nên đơn điệu, nhàn chán. Ngoài ra, khi quá mệt mỏi trẻ sẽ có
biểu hiện ăn, ngủ không ngon, quấy khóc, bướng bỉnh …
Sự mệt mỏi xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, ở những mức độ
khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm các biệt hệ
thần kinh trẻ, tính chất hoạt động, thời gian hoạt động, quan hệ của trẻ với hoạt



động và đặc biệt là nội dung, phương pháp, các điều kiện tổ chức hoạt động của
người lớn.
Như vậy, để tạo điều kiện cho hệ thần kinh trẻ hoạt động được bình
thương, đề phòng trạng thái hưng phấn không thích hợp của hệ thần kinh, cần
giúp trẻ hoạt động và nghỉ ngơi tốt. Nghĩa là, cần tổ chức chế độ sinh hoạt hàng
ngày cho trẻ.
b. Chế độ sinh hoạt hợp lí
Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi cảu trẻ trong một ngày, nhằm thảo mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ
sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái
cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ được sắp xếp theo trình tự
nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường sống.
- Đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với
yêu cầu sinh lí và khả năng hoạt động của các độ tuổi.
- Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến
hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ.
- Đảm bảo trình tự lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề
nếp cho trẻ.
- Phải được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp đối với mọi trẻ.
Việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày đảm bảo các
yêu cầu trên giúp hình thành mỗi liên hệ có điều kiện bền vững ở trẻ, làm cho
quá trình luân chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác ở cơ thể trẻ diễn ra
một cách dễ dàng. Bởi vì, cơ thể trẻ trong mỗi thời điểm nhất định giống như
được chuẩn bị trước cho dạng hoạt động mà chúng cần phải thực hiện và tất cả
các quá trình sống [ tiêu hoá thức ăn, hưng phấn, ức chế …] diễn ra nhanh hơn,
tiết kiệm hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn. Chế độ sinh hoạt đúng đưa trẻ vào
nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm cho trẻ ăn, ngủ ngon hơn, có khả năng




làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sợ phát triển thể chất diễn ra bình thường và
sức khoẻ của trẻ được củng cố.
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non, cần phân chia trẻ
thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ
sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ
dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ
là ăn, ngủ, vui chơi, học tập, lao động … Các hoạt động này được phân định rõ
trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thời gian khác nhau theo lứa tuổi.
Tóm lại, chế độ sinh hoạt của trẻ được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho các
cơ quan và hệ cơ quan thực hiện được chức năng của mình, đặc điểm là đề
phòng được trạng thái mệt mỏi và rỗi loạn chức năng của hệ thần kinh.
1.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.

Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non bao gồm các hoạt động được
sắp xếp theo trình tự sau:
- Hoạt động đón trẻ.
- Hoạt động học tập
- Hoạt động vui chơi
- Hoạt động ngoài trời
- Ăn trưa
- Ngủ trưa
- Hoạt động chiều
- Hoạt động trả trẻ.
Đây là các hoạt động và sinh hoạt cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Thời
gian quy định cho mỗi hoạt động có thể thay đổi theo lứa tuổi. Theo chương
trình đổi mới hiện nay, tên gọi một số hoạt động có thay đổi nhưng về bản chất
các hoạt động đó không thay đổi.
Theo cách hiểu của vệ sinh hệ thần kinh, cần tổ chức các hoạt động trên


một cách hợp lí tạo điều kiện cho hệ thần kinh ở trạng thai hưng phấn thích hợp.
a. Tổ chức hoạt động đón trẻ:


Đón trẻ là hoạt động đầu tiên trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm
non. Hoạt động đón trẻ được tổ chức nhằm tạo cho trẻ có trạng thái thoải mái về
thể chất và tinh thần trước khi bước vào các hoạt động ở lớp. nhằm tạo ra hiệu
quả của các hoạt động này. Trạng thái không thoải mái về thể chất và tinh thần
có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thần kinh, làm cho khả năng
điểu khiển hoạt động cơ thể và điều khiển sự thích ứng của cơ thể với môi
trường của hệ thần kinh bị giảm sút.
Để tạo điều kiện cho hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn thích hợp cần
đảm bảo các yêu cầu sau trong hoạt động đón trẻ:
- Cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thoải mái ở trường mầm non. Điều
này được thể hiện thông qua hành vi giao tiếp của giáo viên với phụ huynh và
bản thân trẻ. Đó là sự vui vẻ, ân cần của giáo viên trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ;
sự am hiểu giáo viên về đặc điểm riêng của trẻ; sự động viên, khuyến khích trẻ
của giáo viên khi trẻ phải xa cha mẹ; sự xác nhận của giáo viên về khả năng của
trẻ trước phụ huynh và tập thể trẻ …
- Tạo cho trẻ cảm giác luôn bận rộn với các hoạt động ở lớp. Trẻ nhỏ luôn
có nhu cầu được hoạt động. Tham gia vào hoạt động làm cho trẻ có cảm giác
chúng rất có ích cho người lớn, các cô giáo vần có chúng giúp đỡ và trẻ có cơ
hội được tự khẳng định. Đồng thời, sự bận rộn này làm cho trẻ quên đi cảm giác
nhớ nhà, nhớ cha mẹ và cảm thấy yên tâm, thoải mái ở lớp với cô và các bạn. Vì
vậy, trong thời gian đón trẻ cần khuyến khích trẻ tham gia hoạt động: chơi các
trò chơi yêu thích; xem truyện tranh, trò chuyện và giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô giáo
các việc vừa sức …
- Đáp ứng đủ nhu cầu sinh lí cho trẻ. Khoảng thời gian đón trẻ ở trường
mầm non là cơ hội để giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu về sinh lí cho trẻ, chuẩn
bị năng lượng cần thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động. Do vậy, giáo viên cần


kiểm tra tình trạng ăn uống của trẻ ở nhà [ hoặc tổ chức ăn sáng tại lớp] nhu cầu
vệ sinh cá nhân, trang phục và tổ chức thể dục buổi sáng ngoài trời …


Tóm lại, hoạt động đón trẻ rất quan trọng vì nó tạo ra tâm thế tốt cho trẻ
trước khi bước vào các hoạt động và sinh hoạt trong ngày, đảm bảo trạng thái
hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
b. Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm non
Trong các hoạt động của trẻ mầm non, hoạt động học tập thường có ảnh
hưởng lớn đến sự căng thẳng trí tuệ và thể chất. Hoạt động học tập của trẻ mầm
non có một số đặc trưng sau đây:
Học tập là hoạt động bặt buộc nhưng không phải là hoạt động chủ đạo ở
trưởng mầm non. Bởi vì, trẻ mầm non chưa được chuẩn bị đầy đủ về hình thái
và chức năng các cơ quan và hệ cơ quan để có thể lĩnh hội tác động dạy học một
cách có hiệu quả. Cụ thể là khả năng giữ cơ thể ở trạng thái bất động tương đối
ở trẻ kém [ đứng, ngồi] do đặc điểm của hệ cơ xương trẻ còn mềm, yếu; trung
tâm điều khiển vận động chưa hoàn thiện, quá trình ức chế xảy ra yếu … Đến
cuối giai đoạn mầm non, hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện về chức năng nên các
tế bào thần kinh không thể nàm trong trạng thái hưng phấn lâu nên chú ý của trẻ
không bền, trẻ dễ luân chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác [ những
hành động lặp lại đơn thuần sẽ là chưỡng ngại đối với trẻ]; quá trình hưng phấn
chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế [ hưng phấn chiềm > 60%, ức chế chiếm

Chủ Đề