Vệ sinh hệ hô hấp cho trẻ như thế nào năm 2024

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ bị viêm đường hô hấp rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những điều bố mẹ cần biết để giữ gìn sức khỏe cho con.

1. Những tác nhân lây nhiễm

Ở trẻ nhỏ, do đường thở ngắn và hẹp do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn lây bệnh xâm nhập dễ dàng. Bé bị viêm phế quản cấp, viêm đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Nguyên nhân chính là do các bé vui chơi có thói quen ngậm tay, chùi lên mặt, ngoáy mũi… từ đó vi khuẩn, virus lây nhiễm cho cơ thể.

Ngoài ra, còn những yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, không khí lạnh… Có hai nhóm bệnh hô hấp chính trẻ dễ mắc đó là các bệnh về nhiễm trùng hô hấp cấp tính [như trẻ bị viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm phổi], nhóm bệnh về dị ứng đường hô hấp [viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, viêm họng, viêm tai giữa].

Mùa lạnh cũng là thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh cúm nhất.

Thời tiết lạnh khiến bé dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Các bệnh viêm đường hô hấp khá đa dạng nhưng nhìn chung đều có các dấu hiệu, triệu chứng khá giống nhau. Nếu viêm đường hô hấp trên không được chữa trị dứt điểm rất dễ chuyển thành viêm đường hô hấp dưới làm bé bị viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp.

Biểu hiện của viêm đường hô hấp: sốt vừa tới sốt cao 39-40 độ, ho, người mệt mỏi, khó thở… ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

3. Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho bé

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay không chỉ phòng ngừa bé bị viêm đường hô hấp trên mà còn các bệnh khác về đường tiêu hóa. Tay là bộ phận tiếp xúc đồ vật thường xuyên nhất nên dễ dính bụi bẩn, virus, vi khuẩn. Bố mẹ nên hướng dẫn cho bé cách rửa tay với xà phòng, nước rửa tay nhất là sau khi đi vệ sinh. Khi cho bé đi học, đi chơi nên mang theo một chai nước rửa tay nhỏ hoặc chai xịt khuẩn để tiện dùng.

Cắt gọn móng tay

Không chỉ giữ vệ sinh lòng bàn tay mà các đầu ngón tay, nhất là trong kẽ móng là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, cần được làm sạch thường xuyên. Các loại vi khuẩn phổ biến có trong móng tay bé là Staphylococcus Aureus. Khi trẻ ăn hay mút ngón tay chính là lúc “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng.

Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, bố mẹ nên cắt móng cho bé bằng dụng cụ riêng và hạn chế cho bé tự ý gặm móng tay, mút ngón tay.

Giữ vệ sinh tay thường xuyên để phòng bệnh cho bé

Làm sạch răng miệng

Vi khuẩn và virus dễ xâm nhập nhất qua đường mũi và miệng. Muốn trẻ tránh được bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản cấp ở trẻ em, hãy làm sạch răng miệng cho bé mỗi ngày. Khi bé còn nhỏ bố mẹ nên chải răng cho bé thường xuyên. Nếu trẻ có thể tự làm được, bố mẹ cần tập cho bé thói quen đánh răng, súc miệng ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ. Sử dụng nước muối sinh lý, không nên tự ý pha nước muối tại nhà.

Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày có tác dụng sát khuẩn trong vòm họng, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm họng.

Bảo vệ đường mũi

Khi đứng ở nơi công cộng đông người, đây là lúc vi khuẩn, virus dễ phát tán nhất. Do đó bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sau khi về nhà. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sẽ giúp giảm các chứng dị ứng, viêm đường hô hấp trên ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Vệ sinh đường mũi rất tốt với các bé đang mắc chứng sổ mũi, ngạt mũi do bệnh viêm xoang, viêm mũi vì giảm sự khó chịu do nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị nhanh chóng.

Hướng dẫn cho trẻ mỗi khi ho hay hắt xì cần che miệng và mặt bằng khuỷu tay [cùi chỏ] hoặc khăn giấy. Bên cạnh đó khi đi ngoài đường cần cho bé đeo khẩu trang vừa để hạn chế khói bụi, vừa không tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ người khác nhằm bảo vệ đường hô hấp của bé.

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi muốn phòng ngừa trẻ bị viêm đường hô hấp. Mong rằng sau bài viết này, bố mẹ đã hiểu được cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ để bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện rồi nhé!

Nguồn tham khảo: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phong-benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-tren-o-tre-khi-giao-mua/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Đây là bệnh dễ tái phát nhiều lần do vậy khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không và những cách điều trị nào hiệu quả nhất?

1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên nhân Viêm đường hô hấp trên do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus [virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus cúm, sởi, và một số loại nấm...].

Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Hemophilus influenzae tuýp B [viết tắt là Hib], phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella...

Viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất,...

Các bộ phận đường hô hấp trên

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm đường hô hấp trên như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mỏi mệt...

Trong thời gian bé trẻ bị nhiễm bệnh thường sẽ sốt cao kèm theo hơi thở hôi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Các cơn ho cũng nhiều dạng như ho khan kéo dài, ho có đờm, ho từng cơn...

Viêm đường hô hấp sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày mắc bệnh, đây là loại bệnh thông thường không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát nhiều lần gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vậy có những cách chữa nào là hiệu quả nhất?

3. Cách điều trị viêm đường hô hấp trên

Bạn có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp sau đây để điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc để giảm ho, giảm sốt, chống viêm tại chỗ,... Cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng, nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh của bé và phải có chỉ định của bác sĩ.

Với các trường hợp biết được căn nguyên gây bệnh do virus gây ra thì hầu hết là sẽ điều trị các triệu chứng bằng những loại thuốc vừa kể trên. Còn trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên thì có thể dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Cách điều trị không dùng thuốc tại nhà

Bạn có thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh bằng những cách làm sau:

Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi:

  • Làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách lấy khăn khô mềm [khăn giấy là tốt nhất].
  • Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi [không dùng miệng để hút mũi cho bé, vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé]. Cuối cùng là dùng tăm bông sạch để làm khô mũi.
  • Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh. Như vậy mới tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống.
  • Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé, vì dễ gây teo niêm mạc mũi.
  • Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.

Bế bé ở tư thế cao đầu để bé dễ thở hơn

Với trẻ bị sốt cao:

  • Nếu trẻ bị sốt ở mức nhiệt từ 37,5 - 38,5 độ C, hãy cho bé nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát. Cho bé uống nhiều nước, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Cho bé ăn uống đầy đủ, đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ để theo dõi xem trẻ có sốt không.
  • Với trẻ sốt trên 38.5 độ C: vẫn tiếp tục lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn cho bé bằng nước ấm. Cho bé dùng thuốc hạ sốt loại uống hoặc loại đặt hậu môn [thuốc paracetamol với liều từ 10 - 15mg/kg/lần]. Sau 4 - 6 tiếng có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể bé vẫn trên 38.5 độ C.
  • Có thể kết hợp cho bé tắm nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể, tránh bị co giật khi sốt quá cao.

Với các triệu chứng ho:

  • Các bậc cha mẹ cũng có thể cho bé uống một chút mật ong pha loãng, hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường kính và gừng cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
  • Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.

Trẻ bị nôn:

  • Khi trẻ bị nôn, bạn hãy cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên, làm sạch chất nôn ở miệng, mũi, họng,...Nếu trẻ bị nôn nhiều kèm theo mắt trũng, da nhăn nheo, trẻ mệt li bì thì nên mang bé đến ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Nhiều người vẫn lo lắng không biết viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Như vừa nói ở trên, đây là một bệnh thông thường lành tính. Nhưng nếu bạn thấy một trong những triệu chứng sau đây thì hãy đưa bé đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực... đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
  • Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 - 5 ngày.

4. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì vậy, biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu:

  • Cho bé tiêm đầy đủ mọi chương trình tiêm chủng quốc gia.
  • Cho trẻ bú đầy đủ sữa mẹ, không nên cai sữa quá sớm.
  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt là thói quen rửa tay trước khi ăn để diệt trừ virus.
  • Cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất để chủ động hơn trong việc tăng sức đề kháng cho bé.

Đây là những biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có dấu hiệu bất thường như sốt cao, ho nhiều, nôn kéo dài, khó thở, thở co lõm ngực, tiêu chảy...để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

\>>Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em và cách tránh bệnh vào mùa lạnh- Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Tuyết Nga - Bác sĩ chuyên khoa I - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường?

Làm sao để bảo vệ trẻ em khỏi Covid-19?

XEM THÊM:

  • Các nguyên nhân gây khó thở
  • Làm thế nào khi bị ho có đờm lâu ngày không khỏi?
  • Trẻ bị ho có đờm, khò khè thì phải làm thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp ở trẻ lứa tuổi mầm non?

Một số gợi ý giúp phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ.

Thường xuyên rửa tay. ... .

Cắt móng tay gọn gàng. ... .

Vệ sinh răng miệng. ... .

Vệ sinh mũi. ... .

Không dùng chung đồ cá nhân và luôn giữ đồ chơi sạch sẽ ... .

Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp. ... .

Chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng. ... .

Giữ ấm cho cơ thể.

Tại sao cần phải bảo vệ cơ quan hô hấp cho trẻ?

Vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ là cần thiết bởi hệ miễn dịch còn non yếu, chưa đủ khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Việc vệ sinh đường hô hấp cần thực hiện cẩn trọng và đúng quy trình tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Tại sao trẻ em ở Việt Nam dễ mắc các bệnh về đường hô hấp?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ: Hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng yếu, đường thở ngắn, hít thở nhiều lần trong một phút dẫn đến virus gây bệnh dễ xâm nhập. Các yếu tố môi trường do mật độ dân số đông, khói thuốc lá, tái phát, cơ địa, một số trẻ bệnh mạn tính trước.

Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp?

Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gồm virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn. Trong đó, virus Cúm, Coronavirus, virus Adeno, Rhinovirus, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, nấm Cunninghamella, nấm Rhizopus, Rhizomucor, nấm Candida…

Chủ Đề