Văn là đời học văn là học làm người của ai

Bài làm

Học vấn là một con đường đầy gian nan vất vả nhưng nó chính là con đường ngắn nhất để bạn đến với thành công. Con người ta học với nhiều mục đích có người học để hiểu, học để kiếm tiền nhưng có những người học để mở mang đầu óc kiến thức để giao lưu với xã hội. Thế nhưng có ai biết gốc của việc học là gì không? Bàn về cái sự học này Rabindranath Tagore từng nhận định rằng :“Gốc của sự học là học làm người”

Ý kiến của Rabindranath Tagore là hoàn toàn đúng đắn và để hiểu trọn vẹn nghĩa của nó bạn nên định nghĩa được “học” là gì? “Học” ở đây là quá trình tiếp thu kiến thức xã hội, tự nhiên để hành động và nhận thức đúng đắn việc mình làm. Học là để làm đẹp cho bản thân và cho xã hội. Việc học này có thể là học kiến thức trên sách vở nhưng cũng có thể là học những điều tốt đẹp trong xã hội, từ những cách ứng xử của mỗi người. Thế nhưng dù có với hình thức học nào, học ở đâu thì mục đích duy nhất đó chính là học để làm người. Học để hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện con người mình với mục đích cao cả hơn là làm đẹp cho cộng đồng và xã hội văn minh.

Vậy tại sao Rabindranath Tagore lại nói như thế? Học vấn là một quá trình vô cùng gian nan và vất vả con người phải đánh đổi rất nhiều thời gian công sức vào nó. Và tất nhiên khi bạn đã đánh đổi thì kết quả bạn nhân được cũng vô cùng ngọt ngào. Đó chính là những của cải vật chất bạn làm ra cho xã hội và sự ngưỡng mộ của người khác dành cho bạn. Thế nhưng, không phải vì thế mà bạn trở nên coi thường người khác coi mình là trung tâm của vũ trụ.

Suy cho cùng thì học cũng chính là con đường ngắn nhất để đưa con người ta đến với thành công. Và cũng chính là cách để con người có thể nhìn nhận giá trị bản thân mình một cách đúng đắn. Nếu như việc bạn học thật giỏi nhưng không thể vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống không thể giúp ích cho cuộc đời thì học để làm gì? Học là việc bạn thay đổi suy nghĩ hành vi nhận thức của mình về thế gian quan, nhân sinh quan. Để bạn nhìn sự vật bằng hai mắt, nghe bằng hai tai và xử trí nó bằng một cái đầu tỉnh táo. CHứ không phải để dùng kiến thức mình đạt được đi đàn áp và chèn ép những người kém hơn mình.

Điều quan trọng nhất đối với một con người đó chính là nhân cách cũng như hành động và cách suy nghĩ. Nếu bạn không thể nhận thức được việc mình làm là đúng hay sai là có ích hay không thì mãi mãi bạn chỉ là kẻ bỏ đi mà thôi. Kiến thức lúc ấy hoàn toàn không có chút giá trị nào cả. Xã hội chỉ thực sự cần những con người vừa có kiến thức vừa có nhân cách chứ không dung nạp những kẻ dùng quyền lực để đàn áp lên quyền lợi của đồng loại.

Vì thế nên việc quan trọng nhất đối với việc học đó chính là học để làm người. Học để biết cái đúng cái sai. Biết mình nên làm gì cho phù hợp chứ không phải là học để gây lợi ích cho bản thân. Một giọt nước chỉ  khi hòa vào biển cả mới trở nên bất diệt còn không sẽ bị bão hòa mà thôi. Cũng giống như con người, sống phải biết đến đồng loại đến cộng đồng. Chúng ta vẫn thường thấy khẩu hiệu được treo ở cổng trường trong lần đầu tiên đến trường “tiên học lễ, hậu học văn”. Bất kể trong giai đoạn nào, thời kì nào thì con người vẫn cần đề cao đó là nhân cách. Chỉ có học làm người trước thì mới trở thành người có ích được cho xã hội mà thôi. Còn nếu không thì bạn sẽ vĩnh viễn là kẻ bỏ đi, dư thừa trong xã hội.

Câu nói của nhà văn Rabindranath Tagore có một sức sống mãnh liệt vời thời gian nó tổng kết cho nhân loại hiểu rằng dù có là ai dù bạn có đứng ở đâu thì điều quan trọng nhất là bạn phải có nhân cách có đạo đức. Nhân cách con người chính là cốt lõi quyết định tất cả. Vì thế chúng ta muốn trở thành những người có ích cho xã hội thì trước tiên hãy trau dồi cho mình một nhân cách một đạo đức cao đẹp. Bởi nó chính là nguồn cơn của mọi sự thành công trong cuộc sống.

Học để làm người , học để hiểu và hành động đó chính là một trong những phương châm cao đẹp mà xã hội hướng tới. Cho đến rất nhiều năm nữa thì câu nói này vẫn còn nguyên giá trị như một cách nhắc nhớ nhẹ nhàng con người ta hướng đến sự hoàn thiện và tốt đẹp hơn.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người cũng dần được nâng cao. Các giá trị văn hóa văn học càng được trân trọng. Song, nhiều người cũng đang dần lãng quên vai trò đích thực của văn học trong đời sống, đặc biệt là học sinh. Nếu như yêu cầu kiến thức của các môn tự nhiên toán, lý, hoá ngày càng cao thì câu hỏi của bao học sinh “Học văn để làm gì” trong xã hội hiện đại được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

Thật vậy, cho dù ở bất kì một xã hội nào thì việc học văn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nếu như ở xã hội cổ truyền, trải qua hơn một ngàn năm phong kiến, thước đo trình độ, học vấn của một con người luôn là văn hay, chữ tốt, lấy văn làm môn thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước qua những tấm gương sáng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền,… thì ngày nay, ở xã hội hiện đại, học văn vẫn duy trì vẹn nguyên giá trị cao quý của nó. Không quá khó để tiếp xúc với văn học, bởi lẽ nó tồn tại song song và gắn liền mật thiết với xã hội như báo chí, sách vở,… Một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức và biết cư xử tốt với mọi người.

1. Học văn tốt chính là chìa khoá vàng để đạt tới thành công

Học văn giúp ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người đọc thông viết thạo, hay từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, bài luận tốt nghiệp. Đó chính là điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ của văn học. Văn học vừa là môn học cơ sở giúp ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học là đẹp tâm hồn. Nhất là trong xã hội bận rộn và ồn ào ngày nay, nhịp sống tất bật, hối hả đôi khi làm chúng ta quên đi những giá trị sống đích thực để làm người. Đọc một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời. Tìm hiểu, đi sâu và lĩnh vực văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cam đẹp và năng lực thẩm mĩ. Nếu xã hội hiện đại dường như ngày càng khiến con người dần xa cách thì học văn sẽ giúp ta bồi dượng “tình đời”, làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.

2. Học văn là nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng thông qua những hình tượng văn học giàu cảm xúc, hình ảnh.

Khi đã lớn lên và thấm nhuần các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian, văn học hiện thực phê phán, đến văn học hiện đại, bất kì ai thuộc thế hệ chúng tôi cũng hiểu rõ “văn học là nhân học” và học văn chính là học cách làm người. Thông qua mỗi tác phẩm văn học, những bài đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống được nâng lên những tầm mới để phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Vì thế mà không ai có thể phủ nhận vai trò của môn văn đã tác động lớn đến việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng nhân cách của những người học nó. Văn là người, tư tưởng ấy được các thầy cô giáo truyền thụ lại cho thế hệ chúng tôi thông qua mỗi bài giảng. Cách miêu tả diễn đạt, bình luận hay tả thực một bài văn cũng toát lên tư cách và lối sống của mỗi người. Trong không gian thoáng đãng giữa cánh đồng chiều quê vi vút tiếng sáo diều khiến ta say mê với bao lời hay ý đẹp. Học văn không phải chỉ để hiểu lịch sử mà học văn chính là học cách cảm, cách nghĩ. Đi qua những lối mòn để lắng nghe từng âm thanh của gió, hít hà mùi tanh nồng của đất, ai cũng cảm thấy như chính tâm hồn mình đang dần hòa cùng không khí chộn rộn của mùa gặt chiêm ríu ran oi nồng. Có ai mà không biết đắm say cùng cỏ cây hoa lá khi quê hương mình chính là những bức tranh tươi đẹp như mơ, nồng ấm như thơ khắc sâu vào trong tâm khảm những đứa con xa. Cùng nhau chơi trốn tìm bên những cây rơm, hay đi ngang qua cánh đồng quê còn trơ gốc rạ và lắng nghe từng tiếng gió lạnh về, ai cũng ngỡ rằng tâm hồn mình đang dần tan ra, tan vào những bài văn tả thực, thực đến nao lòng.

3. Học văn để biết làm người.

Học văn để biết có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, biết ghét cái xấu, biết đúng sai, biết cảm thông sẻ chia, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Cho đến nay, giá trị to lớn của nhiều tác phẩm văn học vẫn còn in đậm trong trí óc mọi người. Câu chuyện bó đũa dạy ta biết đoàn kết, bài thơ Thương Ông giúp ta ngày càng phải biết yêu thương, Tấm Cám dạy ta tránh xa cái ác, bài học của Chí Phèo giúp ta vững vàng kiên định trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải “đói cho sạch, rách cho thơm”, truyện Kiều bồi dưỡng lòng nhân đạo, Đại Cáo Bình Ngô phơi bày tội ác giặc ngoại xâm và khơi gợi tinh thần yêu nước, Nam Quốc Sơn Hà thật vẻ vang khi trở thành một bản tuyên ngôn khẳng định quyền lãnh thổ…

Văn chương lay động tâm hồn con người bằng những hình ảnh đẹp, cảm xúc bay bổng do ngôn từ tạo nên. Vậy hãy dạy và học Văn theo cách tìm ra những vẻ đẹp tiềm ẩn trong những tác phẩm văn chương. Đừng quá câu nệ vào nội dung tư tưởng của tác phẩm, hãy để cho trí tưởng tượng được bay bổng trong những ngôn từ mà nhà văn, nhà thơ dùng để sáng tạo nên tác phẩm của mình.

----------------

Tham khảo thêm chương trình học cho học sinh lớp 1 -> 11: "Tự tin chinh phục điểm 9-10"

TRUNG BÌNH CHỈ 5K/NGÀY/KHOÁ HỌC
CON TỰ HỌC TẠI NHÀ - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

  

Video liên quan

Chủ Đề