Văn học thiếu nhi góp phần rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng hơn và cần thiết bằng khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ có hệ thống, có phương pháp phải được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn học, đặc biệt qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học.

Văn học là một phương tiện hiệu quả mãnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuê, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Chất liệu ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm” [nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga Biêlinxki]. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngũ; chỉ ra những tiếng mẹ đẻ, sự giàu có tính chất hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng.

Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu có vốn ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ca ở trường, lớp, mẫu giáo còn làm trẻ có hứng thú với nôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của chính đứa trẻ. Ví dụ, trẻ giải thích:” Biển là dòng sông chỉ có một bờ” hay bộc lộ những cảm xúc thành thơ:

Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con [Ông mặt trời – Ngô thị Bích Hiền] Mặt trời lạnh xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên, lúng liếng. [Khi mùa thu sang – Trần Đăng Khoa]

Những câu hát đồng dao không chỉ giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu nói mà còn giúp trẻ phát âm chuẩn, thỏa mãn nhu cầu được nói có vần, có nhịp của trẻ

Làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Tục ngữ, ca dao được ví như tòa lâu đài ngôn ngữ dân tộc, thứ ngôn ngữ giản dị mộc mạc đầy hình ảnh và giàu chất tượng trưng trong sáng. Mỗi câu tục ngữ, thành ngữ là một ngữ đoạn chính xác, giàu hình tượng giúp cho sự diễn đạt tư tưởng một cách có hình ảnh, làm giàu có kho tàng ngôn ngữ của trẻ. Tiếp xúc với ca dao, trẻ học được bao từ ngữ mới biểu đạt những khái niệm, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là những từ tượng thanh, tượng hình, những từ láy, lỗi ví von, so sánh…

“Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bứng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Ở đây âm thanh vang lên trong cái từ “thánh thót” vẫn có một nỗi gì trầm buồn.

Nói đến công cha nghĩa mẹ thì không có sự so sánh nào, vĩ đại bằng “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn chảy ra”.

Từ lâu, người ta đã nhận thấy các nhà văn, nhà thơ lớn đều chịu ảnh hưởng của ca dao, dân ca. Trần Đăng Khoa – Thần đồng thơ lớn lên từ những câu ca dao của Bà, của mẹ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, những cánh cò trong câu ca dao đã đi vào thơ của Khoa từ những năm còn thơ ấu:

“Khi cơn mưa đen rầm đằng đông Khi cơn mưa đen rầm đằng tây, đằng nam, đằng bắc Em vẫn thấy con cò trắng muốt bay ra đón cơn mưa.” [Con cò trắng muốt] “…Và như thuở xa xưa Cô khẽ rúc đầu vào ngực mẹ Thoáng trong tâm hồn cô Tiếng ru thơ bé: Con cò, con vạc, con nông”…

[Trường ca Khúc hát người anh hùng]

Truyện kiều của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, mang hơi thở của ca dao Việt Nam với những câu thơ được chắt lọc từ lời ăn tiếng nói của nhân dân. Đối với nhà thơ Nga A.Puskin, bài học vỡ lòng đầu tiên là những bài dân ca Nga và người thầy đầu tiên bà nhũ mẫu. Bằng những câu hát, bà mang cả bầu trời Nga trong sáng dệp đẽ, tươi mát cho một tâm hồn thi sĩ vĩ đại từ khi còn bé thơ.

Cái hay, cái đẹp của ca dao thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau, nhưng tất cả mọi yếu tố phương diện ấy đều có quan hệ với từ ngữ.

Từ ngữ trong ca dao giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển lời nói của trẻ. Trẻ em học tiếng mẹ đẻ qua ca dao, mà chủ yếu là học cách sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Đó chính là thứ ngôn ngữ văn chương giản dị, giàu hình ảnh, trong sáng, đầy chất thơ, rất phù hợp với trí tưởng tượng, tư duy của trẻ.

Văn học có vai trò to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích lũy nội dung ngôn ngữ – phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp có văn hóa. Về phương diện này tác phẩm thuộc loại truyện kể vốn là một văn bản nghệ thuật, văn bản thẩm mĩ chứa đựng những nội dung tư tưởng, chủ đề nhất định được diễn đạt ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm sinh động, nó có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, ở trẻ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống.

Có thể nói, qua tác phẩm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ – thấy được sự phong phú của tiếng việt.

ThS Phan Xuân Phồn

Tiếp cận tác phẩm văn học giúp bé phát triển trí tuệ [P1]
Làm quen với tác phẩm văn học góp phần giáo dục đạo đức [P2]
Làm quen với tác phẩm văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ [P3]
Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ
Phát triển nhận thức ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục Mầm non nói chung và những gia đình có con nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo nói riêng. Vì ngôn ngữ không chỉ giúp trẻ có thể bày tỏ, trao đổi và giao tiếp trong học tập, vui chơi mà còn giúp con phát triển giao tiếp một cách mạch lạc, rõ ràng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn là phương tiện giúp giáo dục một cách toàn diện, góp phần uốn nắn, hoàn thiện hơn về mặt tư duy nhận thức của các bé.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Nhiều ba mẹ không khỏi thắc mắc phát triển ngôn ngữ là gì? Câu trả lời đó là phát triển ngôn ngữ là phát triển khả năng về ngôn ngữ gồm: khả năng nghe – hiểu, đọc – hiểu ngữ nghĩa, vần điệu của từ ngữ; là năng lực sử dụng các loại từ, cú pháp để diễn đạt ý nghĩ, ý tưởng khi giao tiếp ra bằng lời nói và văn bản.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục mầm non

Theo đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm rất cần thiết mà ba mẹ nên quan tâm trong quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Và tùy thuộc vào từng độ tuổi nhất định mà đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi [trẻ độ tuổi mầm non] sẽ có những mức độ khác nhau, cụ thể là:

  • Giai đoạn từ 1 – 1,5 tuổi: từ 12 – 15 tháng, bé có khả tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ và bắt đầu học cách phát âm bằng cách bắt chước từng từ mà người lớn nói. Đồng thời, bé cũng đã có thể hiểu sơ những đoạn giao tiếp ngắn, ý nghĩa các hành động, âm thanh quen thuộc.
  • Giai 2 – 3 tuổi: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng một cách tích cực sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc như: bé biết về số đếm, bảng chữ cái, bài hát, đọc thơ,…
  • Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo giai đoạn này bổ sung thêm nhiều vốn từ nhờ việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, nhiều sự vật, sự việc đa dạng và phong phú hơn nhờ việc đi học mẫu giáo.

Tại sao cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non?

Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ mầm non có thể dễ dàng bày tỏ, thể hiện, trao đổi và giao tiếp cùng bạn bè trong quá trình học tập và vui chơi. Bởi vậy, khi chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ mang đến nhiều lợi ích như: 

  • Giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nói rành rọt tiếng mẹ đẻ
  • Phát âm chuẩn hơn, tích lũy được thêm nhiều vốn từ
  • Ngôn ngữ cũng là một phương tiện để giáo dục trẻ về tư duy nhận thức
  • Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nền tảng để kích hoạt não bộ tăng cường khả năng ghi nhớ, quan sát, tập trung, từ đó hình thành tư duy phản biện,… 
  • Góp phần phát triển về mặt đạo đức cùng các chuẩn mực hành vi văn hóa để nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách các bé ngay từ nhỏ.

Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Cho bé khám phá và quan sát nhiều hơn

Đây là một phương pháp cơ bản trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bởi ba mẹ có thể áp dụng ngay khi bé mới chập chững biết đi. Ở độ tuổi này, trẻ chủ yếu tiếp nhận thông tin bằng Thính giác, Thị giác và Xúc giác.

Ba mẹ có thể cho bé quan sát và khám phá thế giới xung quanh bằng cách dẫn con đi thăm vườn bách thú. Trước khi đi, phụ huynh hãy giúp trẻ xác định rõ mục đích đi tham quan như cho bé đi để tìm hiểu về loài động vật nào? Sau đó yêu cầu trẻ quan sát tỉ mỉ, chi tiết các bộ phận của những con vật mà bé thấy rồi mô tả lại cho mọi người nghe. Làm theo cách này không chỉ giúp chuyến đi hứng thú hơn mà còn thu hoạch được thêm nhiều kiến thức bổ ích về thế giới động vật cho con.

Thường xuyên nghe nhạc phù hợp với lứa tuổi

Cho bé nghe nhạc cũng là cách rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và phát âm. Những giai điệu vui tươi, dễ nghe, hợp lứa tuổi sẽ kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi.

>>> Hãy cho bé giải trí với Mầm Chồi Lá – Chương trình ca nhạc thiếu nhi do POPS sản xuất và ra mắt vào năm 2015. Mỗi bài hát được lồng vào một câu chuyện gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các bạn nhỏ. Thông qua những bài hát vui tươi, các bé vừa có thể học hát, vừa dễ dàng tiếp thu những bài học ý nghĩa về gia đình thông qua các câu chuyện nhẹ nhàng, vui nhộn được dàn dựng và diễn xuất bởi các bạn cùng trang lứa.

Trò chuyện và chia sẻ cùng con mỗi ngày

Trò chuyện là cách làm đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả vô cùng thiết thực, bởi vì phát triển ngôn ngữ mục đích chủ yếu là giúp bé có thể giao tiếp tốt hơn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình. Bởi vậy, trò chuyện cùng ba mẹ cũng là bé vừa học vừa hành, trau dồi vốn từ thêm đa dạng. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng trẻ càng tham gia trò chuyện với người lớn nhiều thì vốn từ của các bé sẽ càng mở rộng. Ở lứa tuổi mầm non, vốn từ rộng sẽ giúp các em đọc –  hiểu tốt hơn.

Cho bé vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa là một phương pháp phát triển ngôn ngữ đúng cách

Cùng trẻ đọc sách và vui chơi

Trong quá trình lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện, các con có thể rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện, trau dồi từ vựng và học cách sử dụng câu từ sao cho hợp lý, phù hợp với từng ngữ cảnh. Không những vậy, phương pháp này còn tập tính kiên nhẫn, thông qua những nhân vật trong truyện để dạy con cách nhìn nhận về thiện – ác, đúng – sai để từ đó hình thành những tấm gương tốt cho con học tập.

Ca hát, nhảy múa hoặc đọc thơ cùng bé

Các bé ở lứa tuổi mầm non rất thích ca hát và thường thuộc bài rất nhanh, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phụ huynh hãy dạy cho con những bài hát vui tươi hay những câu thơ ngắn gọn có vần điệu. Như vậy các bạn nhỏ sẽ tiếp thu rất nhanh và dễ dàng vận dụng.

Học viết và vẽ cùng bé

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách dạy bé vẽ lại những gì mà bé nhìn thấy hoặc tưởng tượng ra. Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ vẽ thường xuyên và vẽ cùng con để khơi gợi sự hứng thú cũng như kích thích sự sáng tạo, khả năng ngôn ngữ, miêu tả sự vật ở trẻ.

>>> Các ba mẹ có thể cho bé học thử miễn phí Khoá học Hoạ sĩ nhí – Lớp học kết hợp giữa vẽ tranh và thủ công tạo hình, đem đến cho trẻ thế giới sáng tạo của sắc màu và đường nét, giúp bé phát triển năng khiếu hội họa.

Hướng dẫn ba mẹ cách phát triển ngôn ngữ cho con phù hợp theo lứa tuổi

Quá trình dạy trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ dễ dàng hơn nếu ba mẹ nắm vững các cách phát triển theo lứa tuổi, cụ thể như sau:

Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1-2 tuổi

Trong giai đoạn đầu đời này, trẻ nhỏ đã có thể nghe hiểu và làm theo những yêu cầu quen thuộc của ba mẹ. Vì thế, khi trẻ 1- 2 tuổi thì nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng chính thức bắt đầu. Đây là giai đoạn đầu tiên trong đời con bập bẹ tập nói các từ, cụm từ đơn giản và biết gọi tên đồ vật,… Để tiết kiệm thời gian và công sức, ba mẹ có thể kết hợp với cô giáo theo hướng sau:

  • Ở trường mầm non: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng bằng cách các cô sẽ bắt đầu dạy trẻ tập nói chuyện, tham gia hoạt động góc, ca hát nhảy múa theo nhạc,…
  • Ở nhà: ba mẹ hãy giúp bé ghi nhớ thêm tên gọi, đặc điểm của những đồ vật, con vật xung quanh, có thể cho bé tự chạm, sờ vào để cảm nhận. 

Ví dụ như khi chỉ vào cái “Kẹo”, cô giáo hãy dạy bé nói lặp lại các từ “kẹo”, “ngọt”, “màu vàng”,… Về nhà, ba mẹ hãy cho con học cách vẽ “kẹo que”, hỏi bé thích ăn kẹo nào nhất,… Đây cũng là bước đệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non sau này.

Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi này sẽ dễ hơn vì lúc này bé đã nói khá sõi. Đồng thời, con cũng rất thích nói chuyện, đặt câu hỏi và là một “bậc thầy” về bắt chước. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bắt đầu bằng việc dạy trẻ tập nói những từ ngữ đơn giản, tốt nhất phụ huynh nên cho con nhắc lại lời ba mẹ vừa nói, xem hình ảnh qua sách, báo, truyện,… con sẽ học rất nhanh.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bắt đầu bằng việc dạy bé tập nói các từ ngữ đơn giản

Ba mẹ cũng đừng quên các hoạt động nghệ thuật như ca hát; nghe kể chuyện hay đọc thơ, ca dao, vè,… cũng là cách để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi cực kỳ hiệu quả. Điều đó sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện khả năng nghe và phát âm của trẻ nhỏ.

Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

Ở giai đoạn này, ba mẹ sẽ “dễ thở” hơn một chút khi phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ vì ngôn ngữ của con bắt đầu có những bước phát triển vượt bậc như: từ vựng bắt đầu đa dạng, con làm chủ được ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ nói và khả năng tư duy, con cũng đã vận dụng vốn từ đã có vào giao tiếp khá mạch lạc,… Theo đó, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi này cũng khá đơn giản: ba mẹ có thể tổ chức những hoạt động tạo để con thể hiện kỹ năng của mình như làm việc nhóm, tham gia góc đóng vai,….

Với vốn từ của mình, bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ, điều này thể hiện qua việc nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của ba mẹ khá trọn vẹn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con giao tiếp với mọi người xung quanh vì đây là cách dạy trẻ sự tự tin và sử dụng ngôn từ đúng cách, phù hợp với ngữ cảnh.

Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Từ 5 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Đây cũng là tiền đề để phụ huynh phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Ở bé 5 tuổi, ba mẹ hãy hướng dẫn bé nhận biết hình ảnh chữ viết, con số và dùng bút tô, đồ theo cách của con. Khi học ở nhà, mẹ cũng có thể cho bé tập viết trên các chất liệu khác nhau như giấy, bảng, tập vẽ,… sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm rõ trình tự viết chữ.

Đối với bé 5 tuổi, ba mẹ hãy cho con làm quen dần với chữ cái và các con số

Ngoài hoạt động học tập, cho trẻ tham gia góc đóng vai là một hình thức phát triển ngôn ngữ độc đáo và rất hiệu quả. Chẳng hạn khi con vào vai bác sĩ, bé sẽ biết cách hỏi bạn đau ở đâu, nên chăm sóc sức khỏe thế nào,… Với cách dạy này, ba mẹ vừa tạo sự thích thú cho trẻ khi giao tiếp, vừa giúp con xử lý tình huống, học cách quan tâm người khác,…

>>> Hiện nay POPS Kids Learn vừa ra mắt khóa học Strong Start sẽ trang bị cho các bé những kỹ năng cần thiết về ngôn ngữ, làm chủ cảm xúc và hành vi để bé tự tin bước vào lớp một.

Tham gia khóa học Strong Start online để bé tự tin vững bước vào lớp một

Trên đây là một số phương pháp để giúp phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, trước và trong khi giúp bé phát triển tư duy ngôn ngữ, ba mẹ nên cân nhắc kỹ để lựa chọn, phối hợp các biện pháp một cách hợp lý để tạo được hứng thú cho con trẻ. Quan trọng hơn cả, phụ huynh hãy luôn đồng hành bé để giúp con hoàn thiện hơn những kỹ năng đầu đời vô cùng quan trọng này nhé!

POPS Kids Learn hiện đang có khóa học tập trung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non dành cho các bé từ 5 đến 6 tuổi. Khóa học với những kiến thức, kỹ năng quan trọng và phù hợp với lứa tuổi sẽ được các thầy, cô giáo của POPS Kids Laern truyền tải đến bé một cách sinh động, vui nhộn thông qua các trò chơi, các hoạt động tương tác, đóng vai, kể chuyện,… Đặc biệt, phụ huynh còn có thể cho bé đăng ký học thử miễn phí các khóa học tại POPS Kids Learn. Ba mẹ còn chần chờ gì nữa mà không cho con trải nghiệm ngay tại POPS Kids Learn?

Video liên quan

Chủ Đề