Văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ năm 2024

Hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ nhằm đạt thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.

Hợp đồng thầu phụ cũng là cơ sở để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia. Đây cũng là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu và nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.

Ngoài ra, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thỏa thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều phải đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.

Quy định về hợp đồng thầu phụ phải đảm bảo những nội dung sau:

  • Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hành nghề, năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu.
  • Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận thì những nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng mới được ký kết hợp đồng thầu phụ, tham gia thực hiện gói thầu.
  • Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc Tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
  • Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ việt Nam chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu sau khi đã xác định được các nhà thầu phụ trong nước Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
  • Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
  • Nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu…

2. Hợp đồng thầu phụ xây dựng cần lưu ý những nội dung nào

Tính độc lập giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Đây là điều mà nhà thầu phụ cần lưu ý, hiểu rõ khi ký kết hợp đồng với nhà thầu chính. Hợp đồng thầu phụ là một hợp đồng xây dựng thông thường, bên giao thầu sẽ là nhà thầu chính và bên nhận thầu sẽ là nhà thầu phụ. Do đó, khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phụ cần hết sức lưu ý đến vấn đề chủ thể nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh thì đó vẫn là vấn đề, điều khoản về chủ thể trong hợp đồng là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, không liên quan đến chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà thầu phụ cần lưu ý đến các điều khoản khác như tính hợp lệ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, công việc được giao, vi phạm hợp đồng,…

Giá hợp đồng

Nhà thầu phụ phải xác định rõ trên hợp đồng rằng không đề cập đến chủ đầu tư là bên liên quan đến quyết định giá. Thường thì hợp đồng nhà thầu phụ ký kết với nhà thầu chính, nên về mặt tiền công, thầu phụ sẽ tìm thầu chính để bàn bạc. Nếu chấp nhận điều khoản có chủ đầu tư thì tương lai thanh toán và giá trị cuối cùng nhà thầu phụ có thể nhận được sẽ do các chủ thể khác quyết định bao gồm nhà thầu chính và chủ đầu tư.

Cần bàn bạc chọn cách tính giá: giá trọn gói hay giá tính trên khối lượng nguyên vật liệu cần dùng. Với những trường hợp phát sinh nằm ngoài hợp đồng như mua gấp thiết bị với số lượng lớn, thuê thêm lượng công nhân bên ngoài nhiều, phải tăng ca,… nhà thầu phụ cũng cần thảo luận trước để khi xảy ra không gây tranh cãi của cả 3 bên.

Tiến độ công việc

Nhà thầu phụ cần đàm phán, bàn bạc kỹ điều khoản này để tránh xảy ra thiệt hại tối đa nhất có thể. Phải tính toán được khả năng thực hiện công việc theo tiến độ hợp đồng, nếu không đảm bảo thì phải yêu cầu tăng thêm thời gian hoặc tăng thêm giá cả để sử dụng nguồn lực bên ngoài; cần nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng như: điều chỉnh khối lượng công việc, tạm ngừng hợp đồng, chậm bàn giao mặt bằng, trì hoãn tiến độ do lỗi của nhà thầu chính…

Căn cứ theo Điểm d khoản 1 điều 47 Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện. Vì vậy, nhà thầu phụ cần kiểm tra kỹ càng phần khối lượng, tỷ lệ phần trăm công việc, để tránh bị thầu chính giao hết việc.

Nghiệm thu – bàn giao

Căn cứ vào yêu cầu hợp đồng của nhà thầu phụ và các tài liệu, bản vẽ đính kèm mà ta quy ra thành điều kiện nghiệm thu. Trong hợp đồng ký kết cần phải nêu rõ từng hạng mục nghiệm thu cụ thể như: quy trình, nhân công, thời gian thông báo,…

Điều kiện nghiệm thu phải căn cứ vào yêu cầu của hợp đồng và các tài liệu, bản vẽ đính kèm hợp đồng thầu phụ, không căn cứ vào hợp đồng chính. Ngoài ra, trong hợp đồng ký kết cần phải nêu rõ từng hạng mục nghiệm thu cụ thể như: quy trình, nhân sự, thời gian thông báo,…

Thanh toán

Vì hợp đồng của nhà thầu phụ là hợp đồng riêng với duy nhất nhà thầu xây dựng chính, nên việc thanh toán cũng phải độc lập, chứ không thể tính chung với hợp đồng chính giữa nhà thầu xây dựng chính và chủ đầu tư. Vì mọi công việc, giao tiếp của nhà thầu phụ là diễn ra giữa 2 bên nhà thầu chính và bên nhà thầu phụ.

Nhà thầu phụ cần lưu ý một số điều khoản thanh toán như: đàm phán tiến độ thanh toán (theo từng đợt hoặc thanh toán một lần) càng chi tiết càng tốt, để có thể thanh toán nhanh sau từng phần công việc và hạn chế rủi ro, nên loại trừ các điều kiện liên quan đến chủ đầu tư trong hồ sơ thanh toán; cần thương lượng mức tạm ứng hợp đồng hợp lý để giải quyết các vấn đề tài chính của nhà thầu phụ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.

Thực hiện hợp đồng

Điều cuối cùng trong lưu ý dành cho nhà thầu phụ là khi bắt tay vào thực hiện công việc, cần tuân theo những gì mà hợp đồng đã nêu, thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Một vấn đề mà nhà thầu phụ thường mắc phải là hợp đồng chỉ để ký còn thực hiện công việc thì theo yêu cầu của nhà thầu chính hoặc nhà đầu tư. Đây là một vấn đề quan trọng vì khi xảy ra tranh chấp thì không có chứng cứ chứng minh cho việc này.

Các công việc ngoài hợp đồng và các yêu cầu khác của nhà thầu chính trong quá trình thi công cũng cần có văn bản, được ký kết rõ ràng đề phòng những vấn đề pháp lý xảy ra về sau, nếu không sẽ gây bất lợi rất lớn cho nhà thầu phụ nếu có bất kỳ sơ suất hay sự cố nào.

Nhà thầu phụ ký hợp đồng với ai?

- Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.

Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với ai?

Theo đó, nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, những công việc liên quan đến thí nghiệm hiện trường, cung cấp vật tư, thiết bị, thì nhà thầu phụ vẫn có liên quan, nhưng phải chịu sự giám sát và nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm.

Hợp đồng thầu chính là gì?

Theo điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

Có bao nhiêu loại hợp đồng với nhà thầu?

Có bao nhiêu loại hợp đồngvới nhà thầu? So với Luật 2013, Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung 4 loại hợp đồng, gồm: (i) hợp đồng theo chi phí cộng phí; (ii) hợp đồng theo kết quả đầu ra; (iii) hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; (iv) hợp đồng hỗn hợp.