Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật là

ID:34767

Độ khó: Nhận biết

Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

A

thành phần của Axit nuclêic, ATP.

B

Hoạt hóa Enzim.

C

thành phần của màng tế bào.

D

thành phần củc chất diệp lục Xitôcrôm

Để xem lời giải chi tiết câu hỏi này bạn cần đăng ký khoá học chứa câu hỏi này.

Câu hỏi: Vai trò của nguyên tố photpho trong cơ thể thực vật là:

A.Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

B.Là thành phần của protein, axit nucleic.

C.Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.

D.Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Lời giải:

Đáp án đúng:D.Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Vai trò của nguyên tố photpho trong cơ thể thực vậtlà thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây nhé!

I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

- Nguyên tố đại lượng [chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây] gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

- Nguyên tố vi lượng [chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây] chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

Ví dụ:

+ Thiếu đạm [N]: lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

+ Thiếu lân [P]: lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

- Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

Phốtpho [P]

Hàm lượng dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,5% khối lượng khô và thường nhỏ hơn so với N va K

+ Sự thiếu P nhạy cảm ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây, P cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các phản ứng hóa học trong tế bào nên dù thiếu 1 lượng rất nhỏ cũng làm đình trệ các quá trình sinh lý và chậm chức năng sinh trưởng của cây.

+ P có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu vì P cần cho hoạt động cố định đạm của vi sinh vật. Trong cây, thừa P không gây hại, P có thể vận chuyển từ cơ quan già đến cơ quan non đang sinh trưởng mạnh gọi là “ nguyên tố dùng lại”

Kali [K]

- K chiếm khoảng 0,5 – 6% khối lượng khô của cây, nhiều nhất so với N và P, đặc biệt ở mô phân sinh K chiếm 50% các nguyên tố khoáng, được rễ hấp thụ dưới dạng ion K+.

+ Tham gia hoạt hóa một số enzim của quá trình trao đổi chất: enzim ATPaza [tổng hợp ATP], axetyl-coA [trong chu trình Crep], … Do đó, K liên quan đến tất cả các chức năng quan trọng của tế bào sống.

+ Tham gia điều chỉnh vận động ở thực vật: ion K+làm tế bào trương nước hoặc mất sức trương [trinh nữ, nắp ấm].

+ Tăng khả năng chống rét, chống lốp đổ, chống một số bệnh.

Lưu huỳnh [S]

- Chiếm khoảng 0,2% khối lượng chất khô.

+ Trong môi trường axit, lưu huỳnh bị giữ chặt trong keo đất nên việc bón vôi làm tăng độ pH của đất tạo điều kiện cho ion SO42-dễ di động, cây sử dụng dễ dàng hơn.

+ Trong cây, lưu huỳnh tập trung nhiều ở lục lạp và ti thể.

+ S không là “nguyên tố dùng lại”

Magiê [Mg]

- Dạng hấp thu: MgCO3, thường chỉ đất cát ven biển mới thiếu Mg

- Mg là nguyên tố linh động, được dùng lại.

+ Toàn bộ Mg ở cơ thể chiếm 15-20% thì ở lá chiếm 10%.

+ Tham gia hoạt hóa một số enzym: ATPaza, photphataza, ..

+ Tham gia quá trình hình thành vách tế bào, hình thành riboxom, ...

III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY

1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan [dạng ion]. Tuy nhiên, rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng [lượng ôxi], độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.

2. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Video liên quan

Chủ Đề