Bài tập tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Ngày 3/11, trong 8 nhóm giải pháp mà các chuyên gia CIEM khuyến nghị đặc biệt lưu tâm đến nâng cao trách nhiệm người gây ô nhiễm như nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải hiện nay 10% giá nước sạch.

Trong 8 nhóm giải pháp mà các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương [CIEM] khuyến nghị tại hội thảo về nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 diễn ra tại Hà Nội ngày 3-11, đáng lưu ý là đề xuất áp dụng các công cụ kinh tế như phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính xanh; Thúc đẩy quá trình triển khai chính sách mua sắm công xanh; Nghiên cứu khả năng áp dụng thuế carbon theo lộ trình phù hợp nhằm định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của xã hội trong tương lai.

Cũng theo hướng này là việc nâng cao trách nhiệm người gây ô nhiễm, ví dụ nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải hiện nay [10% giá nước sạch], đẩy nhanh thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng tạo sự công bằng theo đúng tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường.

Trong 3 loại ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất thì ô nhiễm nguồn nước có tính nghiêm trọng nhất do đặc trưng lan truyền và tác động đến môi trường thủy sinh. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước chính do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn từ sản xuất công nghiệp, làng nghề, chế biến nông lâm thủy sản; Nước thải từ sinh hoạt; Nước thải từ sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp và làng nghề: Hiện chúng ta có 316 KCN và 16 khu kinh tế ven biển. Đóng góp vào kinh tế quốc gia từ các khu công nghiệp là rất đáng kể với tổng doanh thu tính đến cuối tháng 7/2016 đạt hơn 79,3 tỉ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến 7 tháng đầu năm 2016, các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng đã tạo thêm hơn 250 nghìn việc làm mới.

Mỗi hộ gia đình là một nguồn nước thải sinh hoạt lớn. [Ảnh minh họa]

Hiện tại Việt Nam có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động. Tổng lượng nước thải các KCN toàn quốc khoảng trên 3 triệu m3/ngày đêm.

Mặc dù đóng góp cho nền kinh tế là đáng kể nhưng với 70% nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường đã gây hậu quả về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã gây tác động lớn đến cuộc sống người dân và môi trường thủy sinh.

Nước thải đô thị: Tính tới nay, do chú ý đầu tư cải thiện nước thải và vệ sinh đô thị nên hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được cải thiện đáng kể, 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, đến 2012, có 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị được xây dựng với công suất khoảng 600.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Để tăng cường năng lực giám sát xả thải của các cơ sở sản xuất, nên chăng nên có chính sách để người dân tham gia quá trình giám sát hoạt động xả thải, vì người dân chính là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất trước tác hại từ môi trường. Bên cạnh đó, cần có những mức xử phạt cao và hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường, góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường từng bước đi vào nề nếp.

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Văn Cường - nguyên Giám đốc Ban QLDA thoát nước Hà Nội [nay là Ban QLDA đầu tư Công trình Cấp, thoát nước và môi trường TP] nhận định, Nghị định 53/2020/NĐ-CP rõ ràng và đầy đủ hơn Nghị định 154/2016/NĐ-CP. Các đối tượng phải nộp phí BVMT thể hiện rõ nguyên tắc “người xả thải phải trả tiền”. Điều này, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân, hộ gia đình trong việc BVMT; Hạn chế việc xả thải, nhất là nước thải có chứa chất độc hại.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, mức phí này vẫn khó có thể bù lại kinh phí xử lý nước thải, nhất là đối với nước thải công nghiệp. Trong khi đó, việc thu phí cũng không đơn giản đối với các hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ trong ngõ ngách, khu dân cư.

Nguyễn Linh [T/h]

Tư Vấn Môi Trường

0909 773 264 [Ms. Hải]

Email:

Tư Vấn Công Nghệ

0979 169 167 [Ms. Hải]

Email:

Tư Vấn Bán Hàng

0989764780 [Mr. Minh]

Email:


Khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, thì nguyên tắc kinh tế môi trường “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” càng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Nước thải là nước đã bị biến đổi các thành phần vật lý, hóa học, sinh học sau quá trình sử dụng mà có chứa các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận nếu không được xử lý đạt quy chuẩn cho phép, cũng như việc sử dụng nước không tiết kiệm gây lãng phí, thất thoát nguồn nước. Quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là một loại phí được thu theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Theo đó, loại phí này sẽ đánh vào ý thức sử dụng nước, cũng như trách nhiệm của người nộp phí đối với nước thải phải có công trình, biện pháp xử lý nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả thải.

Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định cụ thể về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh xin trích dẫn một số quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đến Quý công ty, doanh nghiệp được biết để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi sử dụng nước và xả nước thải.

Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ các ngành nghề sản xuất, kinh doanh sau đây:

  • Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
  • Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
  • Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;
  • Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;
  • Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
  • Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
  • Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
  • Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
  • Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
  • Nhà máy cấp nước sạch;
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;
  • Cơ sở sản xuất khác.

Cơ quan thu phí
Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.

  • Cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp [không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt]
  • Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

       F = f + C, trong đó:

  1. F là số phí phải nộp;
  2. f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;
  3. C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu phí đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:


Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm không áp dụng mức phí biến đổi.

Xác định số phí phải nộp
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được xác định như sau:
  1. Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm;
  2. Số phí biến đổi C được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:


Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm, số phí cố định [f] phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm;

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:

  1. Xác định lượng nước thải ra:
  • Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lưu lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ;
  • Đối với các cơ sở không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo định kỳ hàng quý.

Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

  • Hàng quý, các cá nhân, tổ chức phát sinh nước thải công nghiệp phải kê khai số phí phải nộp trong vòng 05 ngày vào đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo với tổ chức thu phí theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 154/2016/NĐ-CP, bảo đảm tính chính xác của việc kê khai và tạo điều kiện cho tổ chức thu phí trong việc thẩm định số phí của cơ sở, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nguồn thải.
  • Nộp đủ và đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc Nhà nước theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi có thông báo về số phí phải nộp của Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Đối với cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm nộp phí cố định 1.500.000 đồng/năm, một lần cho cả năm theo thông báo của tổ chức thu phí, thời hạn nộp phí không muộn hơn ngày 31 tháng 3.
  • Quyết toán số phí phải nộp hàng năm với tổ chức thu phí trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

  • Để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí [điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí]; trang trải chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp;
  • Phần còn lại [75% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được] được nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.


Hãy liên hệ với Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ về các thủ tục, pháp lý môi trường. 

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
HOTLINE: 0909 773 264 Ms Hải

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG
[Mss. Hương]

0901 419 405

TƯ VẤN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
[Mss Hải]

0909 773 264

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,672
  • Tháng hiện tại70,212
  • Tổng lượt truy cập3,201,033

Video liên quan

Chủ Đề