Vai trò của một nhà quản trị tài chính trong một doanh nghiệp cần chuyên môn hóa trong việc

Để trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi, việc trang bị các kỹ năng của nhà quản trị là điều không thể thiếu. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì bộ phận quản trị đóng vai trò “cốt cán” để đưa doanh nghiệp đi đúng hướng. Vậy những phẩm chất, kỹ năng nào cần có ở một nhà quản lý doanh nghiệp?

Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi cần phải trang bị các kỹ năng của nhà quản trị.

1. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo

Kỹ năng quản lý bao gồm việc điều hành, tổ chức công việc và hoạch định các chiến lược chung:

  • Điều hành và tổ chức công việc bao gồm việc tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn lực công việc hợp lý và hiệu quả, tăng hiệu suất công việc để thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
  • Hoạch định là việc thiết lập các mục tiêu từ nhỏ đến lớn, từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, từ gần đến xa. Để có thể hoạch định được các mục tiêu, người quản lý cần có tầm nhìn để xác định đúng hướng đi của doanh nghiệp.

Nhà quản trị cần hoạch định rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp.

Xu thế toàn cầu hóa càng đòi hỏi nhà quản trị cần có tầm nhìn rộng, bao quát và tiến xa hơn. Việc xem xét và xây dựng chiến lược không chỉ xét ở phạm vi một lĩnh vực, một quốc gia mà cần định vị trong bối cảnh của khu vực và toàn cầu.

>> Tham khảo: Nguyên tắc thuyết trình hiệu quả.

2. Tư duy chiến lược và kỹ năng lập kế hoạch

Sự khác biệt giữa nhân viên và cấp quản lý chính là ở chỗ: Khi còn là nhân viên, bạn luôn cố gắng thực hiện các KPI đặt ra theo một bản kế hoạch nào đó. Tuy nhiên, nhà quản lý cần có tư duy chiến lược cao hơn, tầm nhìn dài hạn hơn để xây dựng được các bản kế hoạch với KPI đặt ra phù hợp với nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp.

Để thực hiện điều này, nhà quản trị cần có tư duy chiến lược và mang tính tổng quát cao. Bạn cần xác định các vấn đề quan trọng sau khi xây dựng bản kế hoạch:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp nói chung và của từng phòng ban nói riêng là gì?
  • Mục tiêu trước mắt và lâu dài cần thực hiện là gì?
  • Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm những gì?
  • Khả năng thực hiện kế hoạch.
  • Các khó khăn, trở ngại và biến động của môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến kế hoạch là gì? Kế hoạch dự phòng để thay thế trong trường hợp có rủi ro.

Nhà quản trị cần lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu.

Trên thực tế, trong khi thực hiện kế hoạch luôn có những trường hợp cần điều chỉnh liên tục do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, tư duy chiến lược là kỹ năng của nhà quản trị quan trọng giúp bạn lường trước và ứng biến kịp thời với những tình huống này.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử,

3. Kỹ năng nhân sự

Quản lý con người chưa bao giờ là điều dễ dàng. Kỹ năng nhân sự bao gồm cả các kiến thức nhân sự, khả năng điều phối con người và làm hài hòa các mối quan hệ, kết nối từng nhân viên thành một mạng lưới vững chắc để thực hiện mục tiêu chung cho doanh nghiệp.

Thấu hiểu nhân sự được coi là “chất xúc tác” để thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả. Nhân viên được sắp xếp đúng vị trí sẽ phát huy tốt năng lực, đóng góp tốt cho kết quả chung. Ngược lại, nếu phân công, sắp xếp sai nhân sự sẽ làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu chung.

Quản trị con người là kỹ năng quan trọng của nhà quản lý, lãnh đạo. 

4. Kỹ năng giao tiếp

Tuy là điều cơ bản nhưng giao tiếp là kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò rất quan trọng. Không ai có thể trở thành nhà quản trị giỏi nếu giao tiếp kém.

Là người thường xuyên phải làm việc cùng tập thể, quan trọng hơn là trong quá trình làm việc với khách hàng, đối tác, giao tiếp tốt chính là “chìa khóa” để thực hiện tốt việc “đối nội và đối ngoại” cho doanh nghiệp.

5. Kỹ năng quản lý thời gian

Khi còn là nhân viên, bạn thường chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao để hoàn thành công việc trong thời gian 8 tiếng của bản thân. Tuy nhiên, nếu đã đứng trên cương vị của người lãnh đạo, nhà quản lý, quản lý thời gian không còn là vấn đề cá nhân mà cần đặt trong bối cảnh tập thể.

Quản lý thời gian để tối ưu nguồn lực doanh nghiệp.

Nếu không quản lý thời gian tốt, bạn không chỉ tiêu tốn thời gian của bản thân mà còn ảnh hưởng đến nhiều người khác. Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý cho cả bản thân và cấp dưới, xác định rõ những việc quan trọng, cần hoàn thành trước để thực hiện kịp thời hạn, tránh tình trạng công việc lộn xộn, quá tải.

Trên đây là 5 kỹ năng của nhà quản trị mà bộ phận lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cần phải có. Bạn cần trau dồi, rèn luyện để trang bị cho mình nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn để thực hiện tốt công việc của mình, đưa doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện các mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: //cloudoffice.com.vn/

04/02/2021 0 Quản trị

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có hoạt động quản trị tài chính. Nó ảnh hưởng tới việc kinh doanh thành công của doanh nghiệp đó. Vậy bạn đã hiểu rõ quản trị tài chính là gì hay chưa? Hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn nhé.

1. Quản trị tài chính là gì?

Quản trị tài chính hay còn được gọi là quản lý tài chính. Vậy quản lý tài chính là gì? Là quá trình lập kế hoạch ngân quỹ, tổ chức các quỹ khả dụng và kiểm soát về các hoạt động tài chính nhằm đạt được mục tiêu của một tổ chức.

Hay hiểu đơn giản, quản trị tài chính là một lĩnh vực hoặc một chức năng trong tổ chức có liên quan tới lợi nhuận, chi phí, tiền mặt và tín dụng. Nó được thực hiện để các tổ chức có thể có các phương tiện nhằm thực hiện mục tiêu của mình một cách thỏa mãn nhất.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Là việc lựa chọn và đưa ra những quyết định có liên quan tới tài chính và tổ chức thực hiện về các quyết định đó để đạt được mục tiêu tối đa hóa về giá trị hay lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. 

Quản trị tài chính doanh nghiệp được đánh giá là một trong những công việc quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi khi việc quản lý tài chính được tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tối đa được về lợi nhuận và đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.

2. Mục tiêu của quản trị tài chính là gì?

Hiểu được quản trị tài chính là gì sẽ giúp các bạn đưa ra được kế hoạch phân bổ nguồn tài chính một cách phù hợp nhất. Ở mỗi thời kỳ phát triển, quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản nó sẽ bao quanh 2 mục tiêu như sau:

  • Tối đa hóa về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế

Lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá được về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Thông qua đây có thể nhận ra rằng doanh nghiệp đó đang làm ăn có lãi hay là bị thua lỗ.

Thế nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế cũng chưa phải là một yếu tố đánh giá được tất cả tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp được chính xác nhất. Vì thế cần phải sử dụng quản trị tài chính để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế.

  • Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trên vốn cổ phần

Đây là một trong những cách giúp hạn chế được những gì có thể xảy ra đối với các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn còn một số các hạn chế nhất định nếu như bạn không chú ý tới yếu tố giá tiền tệ hoặc những phát sinh ngoài ý muốn. 

Do đó mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là một mục tiêu thích hợp nhất cho việc quản trị tài chính. Bởi nó chú ý tới nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, rủi ro, các chính sách của cổ tức, một số yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu.

3. Chức năng của quản trị tài chính

Quản lý tài chính trong doanh nghiệp là hoạt động quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang tới một số chức năng cơ bản sau:

  • Ước tính nhu cầu vốn cần thiết

Các nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ dự báo về lượng vốn cần thiết. Điều này phụ thuộc tới chi phí cũng như là lợi nhuận dự kiến, những chương trình và một số chính sách tương lai… Mọi ước tính này cần được thực hiện một cách đầy đủ nhất để có thể làm tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

  • Đánh giá và lựa chọn nguồn vốn

Nhà quản lý tài chính sẽ có một số lựa chọn để có thể huy động vốn cho công ty. Khi đó cần phải lựa chọn một nguồn vốn nào có thể mang tới khả năng kiếm tiền lớn với mức chi phí thấp. Đồng thời cần phải tạo ra một đòn bẩy để tối đa hóa giá trị của cổ đông.

Người quản lý tài chính sẽ xác định về số quỹ lương cần thiết đối với mỗi lĩnh vực tài chính sau đó phân bổ quỹ lương đó sao cho phù hợp. Bất kỳ sự thay đổi nào của quyết định tài chính làm tăng hay giảm số tiền được phân bố đều có thể thực hiện tại một thời điểm. Người quản lý cần phải cố gắng giữ tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Người quản lý tài chính sẽ phải đưa ra những quyết định về phân bổ dòng tiền vào các dự án mang tới lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc mang về doanh thu lớn nhằm tạo ra sự an toàn về đầu tư cũng như là lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.

Giám đốc tài chính là người đưa ra những quyết định lợi nhuận ròng dựa theo 2 cách sau:

+ Tuyên bố cổ tức: Đó là việc xác định về tỷ lệ của mỗi cổ tức cũng như các lợi ích khác của tiền thưởng.

+ Lợi nhuận giữ lại: Khối lượng cần phải được giải quyết phụ thuộc vào những kế hoạch mở rộng, đổi mới và sự đa dạng hóa trong công ty.

Giám đốc tài chính sẽ đưa ra một số quyết định có liên quan tới việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được mọi người sử dụng cho các mục đích khác nhau chẳng hạn như việc thanh toán tiền lương, trả lương, thanh toán về tiền điện và nước, đáp ứng một số khoản vay ngắn hạn…

Giám đốc tài chính không chỉ có nhiệm vụ lập kế hoạch cho việc sử dụng tài chính mà còn cần kiểm soát về tài chính. Việc làm này sẽ được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau như phân tích về tỷ lệ dự báo nguồn tài chính, chi phí và kiểm soát về lợi nhuận…

4. Nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản

Hiểu được tầm quan trọng và chức năng của quản trị tài chính thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm được về các nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản.

  • Rủi ro càng cao mức lợi nhuận càng lớn

Bất kỳ một quyết định nào được đưa ra cũng tồn tại các rủi ro nhất định. Khi tiềm năng lợi nhuận trong một dự án càng lớn thì nó cũng đồng nghĩa với các rủi ro thất bại của dự án đó cũng sẽ càng cao. Do đó để đầu tư được hiệu quả tốt nhất các nhà quản trị phải biết cách chấp nhận về mức độ rủi ro đó.

  • Giá trị thời gian của tiền tệ

Một khi đã đưa ra các quyết định đối với việc phân bổ khoản tiền tương đối lớn cho một dự án đầu tư nào thì không chỉ phải chuẩn bị một khoản chi phí lớn, doanh nghiệp còn phải chịu thêm cả sự tác động của những yếu tố lạm phát.

Thuế được xem là một trong các vấn đề tất yếu mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng sẽ có trách nhiệm phải hoàn thành nó. Tuy nhiên thuế cũng có thể là một đòn bẩy khiến cho doanh nghiệp không thể đạt được những chỉ tiêu về doanh số như mong muốn và nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí đối với hoạt động kinh doanh.

  • Vốn vay và vốn chủ sở hữu

Khi chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu cho việc đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể nào tránh được việc phải đối mặt với các rào cản.

Do đó để có thể tối ưu hóa được về mức lợi nhuận thì những nguồn vốn vay hay là đòn bẩy tài chính sẽ là công cụ quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh. 

Nếu như áp dụng không hiệu quả thì nó cũng có thể tạo ra nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp. Vì thế nhà quản trị trước khi đưa ra một quyết định vay vốn nào thì cũng cần phải tính toán sao cho thật kỹ để tránh và giảm tải về các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình.

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc quản trị tài chính là gì? Hy vọng bài viết sẽ mang tới nhiều kiến thức hữu ích nhất cho các bạn. Để biết thêm thông tin về quản trị tài chính hãy truy cập ngay vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề