Nhà thầu tư bổ sung hồ sơ dự thầu

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Theo đó, Chương 3 E-HSMT yêu cầu nhà thầu chứng minh khả năng bảo đảm hỗ trợ vận hành tại chỗ trong trường hợp có sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng và vận hành hệ thống. Nhà thầu phải có văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để đáp ứng yêu cầu trách nhiệm cao về khả năng bảo hành tại chỗ, xử lý bảo hành kịp thời cho người dùng cuối, nêu phương án xử lý sự cố kịp thời, bố trí nhân sự khắc phục bằng biện pháp nhanh nhất, tối thiểu trong thời gian 1 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận thông báo sự cố của chủ đầu tư.

Bà Quỳnh hỏi, nhà thầu không đính kèm tài liệu, không nêu trong hồ sơ dự thầu thì sau khi đóng thầu nhà thầu có được bổ sung hồ sơ kỹ thuật không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với vấn đề của bà Quỳnh, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn


Theo ông Nguyễn Hùng Vương [Quảng Nam] tham khảo Mẫu số 01 [HSMT xây lắp 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ] của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT:

- Mục 11 chỉ dẫn nhà thầu. Thành phần hồ sơ dự thầu có 11 tiểu mục, từ tiểu mục 11.1 đến 11.10.

Trong đó: Tiểu mục 11.6. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 17 CDNT [nhà thầu phải ghi các thông tin cần thiết vào các mẫu trong chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực kinh nghiệm…].

- Làm rõ hồ sơ dự thầu tại Mục 27 CDNT thì trường hợp nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh năng lực thì được bổ sung làm rõ theo yêu cầu của bên mời thầu… [tiểu mục 27.1] hoặc phát hiện thiếu và tự gửi đến bên mời thầu… [Tiểu mục 27.2]

Như vậy, nhà thầu có kê khai đầy đủ theo chỉ dẫn tại Mục 17. CDNT [điền các thông tin cần thiết vào mẫu chương IV...], nhưng không kèm theo hoặc kèm theo chưa đủ các tài liệu để chứng minh kê khai đó thì việc yêu cầu bổ sung tài liệu làm rõ năng lực kinh nghiệm là hợp lý.

Ông Vương hỏi, đối với những nội dung về năng lực kinh nghiệm chưa được kê khai trong hồ sơ dự thầu thì có được bổ sung làm rõ hay không? Khi đó, việc kiểm tra tính hợp lệ [thành phần hồ sơ dự thầu] của hồ sơ dự thầu đối với trường hợp này như thế nào? Có được loại ngay nhà thầu vì không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hay không?

Ví dụ: Nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu [hồ sơ mời thầu yêu cầu tối thiểu 1 tỷ đồng]. Nhưng nhà thầu không kê khai theo mẫu hay đề cập gì đến 1 tỷ đồng này trong hồ sơ dự thầu thì có được bổ sung làm rõ hay không? Hay loại vì không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, trường hợp sau thời điểm đóng thầu, để làm rõ năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu gửi các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đến bên mời thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu này để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chinhphu.vn


Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng công ty Bảo hiểm BIDV đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung liên quan đến việc bổ sung tài liệu dự thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Ảnh minh họa. Nguồn: interrnet

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tham dự gói thầu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tài sản qua Hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia với giá dự thầu thấp nhất.

Sau khi nộp hồ sơ doanh nghiệp nhận thấy hồ sơ dự thầu [HSDT] bị thiếu tài liệu kinh nghiệm giải quyết 2 vụ bồi thường tổn thất [tính đến thời điểm đóng thầu], hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty tái bảo hiểm; bảng xếp hạng các công ty tái bảo hiểm. Các tài liệu này thuộc nội dung đề xuất về kỹ thuật quy định trong hồ sơ mời thầu.

Ngày 11/6/2018, doanh nghiệp đã gửi công văn bổ sung các tài liệu trên đến bên mời thầu. Các tài liệu bổ sung đều đáp ứng quy định của hồ sơ mời thầu.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng công ty Bảo hiểm BIDV hỏi, việc gửi tài liệu bổ sung như nêu trên có đúng quy định không và bên mời thầu có được quyền từ chối tiếp nhận tài liệu bổ sung của doanh nghiệp không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo quy định tại Mục 22.1 và Mục 22.2 Chương I Mẫu E-HSMT dịch vụ phi tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ E-HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu. Theo đó, khi có yêu cầu, nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh tư cách hơp lệ, năng lực và kinh nghiệm cho bên mời thầu để phục vụ mục đích làm rõ E-HSDT của bên mời thầu.

Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong E-HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của E-HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Trong quá trình đánh giá, việc làm rõ E-HSDT giữa nhà thầu và bên mời thầu được thực hiện trực tiếp trên Hệ thống.

Trường hợp của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV, đối với đấu thầu qua mạng, việc làm rõ E-HSDT phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Theo chinhphu.vn

Nhà thầu được nộp bổ sung tài liệu sau thời điểm đóng thầu?

Sau thời điểm đóng thầu, để làm rõ năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu gửi các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đến bên mời thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu này để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Hùng Vương [Quảng Nam] đặt câu hỏi như sau: Tôi tham khảo Mẫu số 01 [HSMT xây lắp 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ] của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT:

- Mục 11 chỉ dẫn nhà thầu. Thành phần hồ sơ dự thầu có 11 tiểu mục, từ tiểu mục 11.1 đến 11.10.

Trong đó: Tiểu mục 11.6. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 17 CDNT [nhà thầu phải ghi các thông tin cần thiết vào các mẫu trong chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực kinh nghiệm…].

- Làm rõ hồ sơ dự thầu tại Mục 27 CDNT thì trường hợp nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh năng lực thì được bổ sung làm rõ theo yêu cầu của bên mời thầu… [tiểu mục 27.1] hoặc phát hiện thiếu và tự gửi đến bên mời thầu… [Tiểu mục 27.2]

Như vậy, nhà thầu có kê khai đầy đủ theo chỉ dẫn tại Mục 17. CDNT [điền các thông tin cần thiết vào mẫu chương IV...], nhưng không kèm theo hoặc kèm theo chưa đủ các tài liệu để chứng minh kê khai đó thì việc yêu cầu bổ sung tài liệu làm rõ năng lực kinh nghiệm là hợp lý.

Tôi xin hỏi, đối với những nội dung về năng lực kinh nghiệm chưa được kê khai trong hồ sơ dự thầu thì có được bổ sung làm rõ hay không? Khi đó, việc kiểm tra tính hợp lệ [thành phần hồ sơ dự thầu] của hồ sơ dự thầu đối với trường hợp này như thế nào? Có được loại ngay nhà thầu vì không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hay không?

Ví dụ: Nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu [hồ sơ mời thầu yêu cầu tối thiểu 1 tỷ đồng]. Nhưng nhà thầu không kê khai theo mẫu hay đề cập gì đến 1 tỷ đồng này trong hồ sơ dự thầu thì có được bổ sung làm rõ hay không? Hay loại vì không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, trường hợp sau thời điểm đóng thầu, để làm rõ năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu gửi các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đến bên mời thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu này để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu.

Video liên quan

Chủ Đề