Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là tổ hợp các phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận [các thao tác tư duy logic] dựa trên các tài liệu lí thuyết [văn bản, tài liệu] đã được thu thập từ các nguồn khác nhau. Những phương pháp sau đây là phương pháp chung nhất trong nhận thức khoa học giáo dục:

7.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết

a] Khái niệm

Ở trình độ nghiên cứu lí thuyết các nhà khoa học sử dụng các thao tác tư duy logic trong đó có phân tích và tổng hợp lí thuyết.

Phân tích lí thuyết là thao tác phân tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề mà ta nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau, vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lí thuyết đang nghiên cứu

Phân tích và tổng hợp trở thành phương pháp nhận thức đặc biệt, cho phép ta xây dựng lại cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các quá trình khác nhau của hiện thực giáo dục. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới.

b] Các nguồn tài liệu để phân tích tổng hợp

Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều gốc độ: chủng loại, tác giả, logic... Xét về chủng loại có các loại tài liệu sau đây:

  • Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành có vai trò nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu về chuyên môn.
  • Tác phẩm khoa học là loại công trình hoàn thiện về lý thuyết có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự.
  • Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hồ sơ các loại...
  • Thông tin đại chúng gồm báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình...

Các tài liệu nguồn trên đây có thể tồn tại dưới hai dạng:

[1] Tài liệu nguồn cấp 1: gồm tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết.

[2] Tài liệu nguồn cấp 2: gồm những tài liệu được tốm tắt, xử lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn từ tài liệu gốc cấp 1.

Trong nghiên cứu khoa học, người ta ưu tiên sử dụng tài liệu gốc cấp 1. Trong trường hợp. Chỉ trong trường hợp không thể tìm kiếm được tài liệu gốc cấp 1, thì mới sử dụng tài liệu gốc cấp 2.

7.2. Phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết

Trên cơ sở phân tích lí thuyết để tiến tới tổng hợp chúng người ta lại thực hiện quá trình phân loại kiến thức.

Phân loại là thao tác logic, sắp xếp tài liệu khoa học theo chủ đề, theo từng mặt từng đơn vị kiến thức có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Phân loại cho ta thấy toàn cảnh hệ thống kiến thức khoa học đã nghiên cứu được. Phân loại làm cho khoa học từ phức tạp trong kết cấu nội dung trở nên dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu. Phân loại còn giúp ta nhận thấy các quy luật tiến triển của khách thể, phát triển của kiến thức, từ qui luật được phát hiện có thể dự đoán những xu hướng tiếp theo.

Phân loại là bước quan trọng giúp ta hệ thống hóa kiến thức sắp xếp kiến thức theo mô hình nghiên cứu, làm cho sự hiểu biết của ta chặt chẽ và sâu sắc. Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được đầy đủ và sâu sắc. Hệ thống hóa là phương pháp theo quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu khoa học. Khi nghiên cứu khoa học giáo dục luôn phải phân loại các hiện tượng giáo dục, sắp xếp các kiến thức thành hệ thống có thứ bậc, có trật tự qua đó có được một chỉnh thể với một kết cấu chặt chẽ để từ đó xây dựng một lý thuyết hoàn chình.

7.3. Mô hình hóa

Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học và quá trình giáo dục bằng cách xây dựng giả định về chúng và dựa vào trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng

Trong quá trình nghiên cứu, các hiện tượng và quá trình giáo dục được tái hiện thông qua hệ thống mô hình thay thế nguyên bản. Mô hình đối tượng là hệ thống các yếu tố vật chất và ý niệm [tư duy]. Hệ thống mô hình giống đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tái hiện những mối liên hệ cơ cấu - chức năng, nhân - quả của các yếu tố của đối tượng.

Đặc tính quan trọng là mô hình luôn tương ứng với nguyên bản. Mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng nghiên cứu, nó phục vụ cho nhận thức đối tượng và là phương tiện để thu nhận thông tin mơí.

Mô hình tái hiện đối tượng nghiên cứu giáo dục dưới dạng đơn giản hóa, tri thức thu được nhờ mô hình có thể áp dụng vào nguyên bản.

Mô hình trong nghiên cứu lí thuyết có nhiệm vụ cấu trúc thành cái mới chưa có trong hiện thực, tức là mô hình cái chưa biết để nghiên cứu chúng, còn gọi là mô hình giả thuyết.

Mô hình hóa cũng có thể là một thực nghiệm của tư duy, một cố gắng để tìm ra bản chất của các hiện tượng giáo dục.

Tóm lại: nghiên cứu giáo dục được thực hiện bằng phương pháp mô hình, đó là con đường dùng cái cụ thể trực quan để nghiên cứu cái trưù tượng từ đó mà tìm ra các quy luật của giáo dục.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Nghiên cứu khoa học là nhu cầu tất yếu trong tìm kiếm các phương tiện hay công cụ mới. Với các tính năng trong ưu thế, từ đó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Do đó mà các chính xác đến từ cách thức tiếp cận hay ý nghĩa của phương pháp được thể hiện ở từng giai đoạn. Các phương pháp được sử dụng trong trường hợp khác nhau tùy các phù hợp với lựa chọn. Cũng như phản ánh khả thi trong cách thức tiếp cận và hình thành sản phẩm khoa học. Đó cũng là nhiệm vụ từ các phương pháp với nội dung khác nhau.

Để tìm hiểu các nội dung phân tích với từng phương pháp được áp dụng trong thực tế nghiên cứu khoa học. Công ty luật Dương gia gửi đến bạn đọc bài viết có chủ đề: “Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học: Lý thuyết và thực tế”.  

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Trong nghiên cứu, các dữ liệu hay thông tin cung cấp phải khách quan, toàn diện và trung thực. Với các lý thuyết là nguồn thông tin thu thập từ tài liệu hay văn bản chính thống. Mang đến các quy luật, tính chất,… được công nhận. Khi thực hiện nghiên cứu, chủ thể phải xem xét, phân tích các dữ liệu thu thập được. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể.

Với 5 phương pháp cơ bản thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Là phương pháp thực hiện trên đối tượng phân tích là các lý thuyết thu thập được. Với cách thức trong phân tích, tìm ra kết luận hay đánh giá. Để làm được điều đó, cần thiết có sự phân chia thông tin thu thập được thành các nhóm đặc điểm chung. Phản ánh các khía cạnh khác nhau trong cùng vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Tức là thực hiện các thu gọn và khoanh vùng đối với ý nghĩa của chủ thể đang nghiên cứu.

Các phân tích mang đến kết luận. Tuy nhiên, chỉ những thông tin liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu mới được lựa chọn và lưu lại. Các ý nghĩa từ phân tích là cơ sở để liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được. Mang đến sự logic trong phản ánh của vấn đề nghiên cứu và các đặc điểm xoay quanh nó. Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:

Là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ. Việc phân loại giúp nhìn nhận vấn đề ở các góc độ hay khía cạnh. Các tiêu chí phân loại được xem là đặc điểm chung cho từng nhóm được kết luận lại. Kết quả thu được là các nhóm phản ánh từng vấn đề khoa học cụ thể. Là các đơn vị hình thành nên dấu hiệu chung hoặc cùng hướng phát triển.

Với các nguồn thông tin thu thập được quá đa dạng, việc phân loại giúp các tri thức khoa học được sắp xếp thành hệ thống. Trong đó, các tư duy được sắp xếp với mức độ phản ánh phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa, cũng như phản ánh kết quả từ phân loại hiệu quả.

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục tiêu và qui trình nghiên cứu thị trường?

Có thể thấy, phương pháp này thường được sử dụng cùng phương pháp phân tích. Giúp mang đến các hiệu quả cho phân tích và xâu chuỗi khía cạnh khác nhau. Trong hệ thống dữ liệu được cung cấp quá lớn và chưa được phân loại cụ thể.

1.3. Phương pháp mô hình hóa:

Là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Tính chất của dữ liệu được thể hiện thông qua các tổng hợp trên mô hình. Các khối hình ảnh liên kết với nhau mang đến sự tương tác giữ các nguồn dữ liệu trong phản ánh đối tượng phân tích. Và đặc điểm cũng như bản chất của vấn đề được thể hiện khoa học và quan sát hơn.

Phương pháp này giúp chuyển từ những kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể. Khi mà các thông tin thu thập lộn xộn được thể hiện dưới dạng liên kết mô hình. Nó cũng cần các sáng tạo và kinh nghiệm từ người nghiên cứu. Khi mô hình được phản ánh mang đến hiệu quả nhanh hay tốt của kết quả. Việc này sẽ giúp tìm hiểu về những tác động của thực tiễn đối với đối tượng nghiên cứu. Nhìn nhận trên các khía cạnh khác nhau có thể được thực hiện tốt hơn.

Ví dụ: mô hình trường chuẩn quốc gia, mô hình chăn nuôi kết hợp,….

1.4. Phương pháp giả thuyết:

Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng. Các giả thuyết được đặt ra với cơ sở đánh giá về đối tượng. Trong khi việc cần làm là chứng minh các dự đoán đó thông qua quá trình nghiên cứu về tính chất của giả thuyết đặt ra. Liệu rằng dự đoán, giả thuyết đó là đúng hay sai. Nó mang đến sự nhanh chóng và hiệu quả khi người nghiên cứu tự tin hiểu rõ về đối tượng. Mang đến các nghiên cứu ngược để chứng minh kết luận từ các dữ liệu thu thập được.

Có hai cách được dùng để chứng minh giả thuyết trong phương pháp này. Là phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Với tính chất trực tiếp thể hiện với chứng minh các giả thuyết đặt ra là đúng hay sai. Khi giả thuyết được nhận định và chứng minh thông qua nguồn dữ liệu có được. Thay vì phương pháp gián tiếp thường sử dụng các phương pháp giải lập. Thông qua việc xác định và chứng minh các giả thuyết đối lập. Nếu mệnh đề đối lập của giả thuyết là sai thì mệnh đề giả thuyết là đúng.

1.5. Phương pháp lịch sử:

Là phương pháp tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nó. Thông qua các diễn biến thời gian cho đến thời điểm thực hiện nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu được xâu chuỗi để tìm ra bản chất và quy luật của sự vật. Có thể giúp người nghiên cứu đánh giá được các phản ánh hay thể hiện trong tương lai của sự vật. Khi nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, biến hóa được phản ánh.

Các vận động và phát triển thể hiện quy luật được tìm ra. Do đó có thể sử dụng để chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết với thời đại. Cùng với các phản ánh trong sự phù hợp khi tiếp cận với những nhu cầu phát triển trong tương lai. Từ đây, hoàn thiện hơn các kiến thức về đối tượng nghiên cứu. Mang đến các phản ánh toàn diện khi nhìn nhận đối tượng theo chiều dài lịch sử. Hoàn thành mục đích nghiên cứu trong tính chất của sự vật.

Xem thêm: Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia là gì? Nhiệm vụ, chức năng và vai trò của cục

2. Phương pháp nghiên cứu thực tế:

Phương pháp này gắn với các dữ liệu được chắt lọc từ thực tế. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, với các hiệu quả được phản ánh cao. Đối tượng nghiên cứu mang những phản ánh hay bản chất thể hiện trên thực tế. Chủ thể nghiên cứu trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu với sự khác biệt trong thời điểm. Đó là các nghiên cứu diễn ra với thực tế phản ánh của đối tượng. Các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đấy.

2.1. Phương pháp quan sát khoa học:

Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Thực hiện các quan sát xung quanh các vận động hay sự tác động đối với chủ thể. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Khi tính chất nghiên cứu mang đến sự cập nhật kịp thời và phản ánh đối tượng tại ngay thời điểm phân tích.

Phương pháp này thể hiện tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. Khi sự nhạy của người nghiên cứu cũng mang đến năng lực và trình độ của họ. Các biểu hiện từ chủ thể cũng được phản ánh đa dạng, cho nên các quan sát cần được chọn lọc theo mục tiêu hướng đến. Cũng như cần lựa chọn cách thức quan sát phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Sự thể hiện ý nghĩa lớn nhất từ quan sát là thu thập thông tin. Đây cũng là chức năng nổi bật nhất. Trong khi các ý nghĩa còn phản ánh với kiểm chứng thông tin và đối chiếu kiến thức thu thập được. Việc quan sát mang đến tổng thể trong phản ánh và đánh giá sự thu thập đó.

2.2. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:

Là phương pháp thực hiện trên các kinh nghiệm qua thời gian. Với các phân tích mang đến đánh giá và chọn lọc trong tính hiệu quả của kinh nghiệm. Nhận định với những thành quả đã đạt được từ các kinh nghiệm được vận dụng trước đó. Rút ra những kết luận bổ ích, phù hợp với thực tiễn và khoa học. Khi mà phân tích thực hiện chức năng trong thể hiện lợi ích hay tiềm năng của đối tượng nghiên cứu.

Khi những kinh nghiệm đã được vận dụng trong những thời gian trước đó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giúp củng cố hơn và cải tiến các lý luận đã tìm ra trước đó. Mang đến lợi ích và tiềm năng tốt nhất cho áp dụng trong hiện tại và tương lai. Quan trọng là các phù hợp và tác động cần thiết mang đến cải thiện tích cực hơn qua từng giai đoạn phù hợp.

Ví dụ: Kinh nghiệm giáo dục học sinh kém

2.3. Phương pháp chuyên gia:

Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất. Nghiên cứu được thực hiện với các chủ thể là chuyên gia trong lĩnh vực nhất định. Từ các kinh nghiệm, năng lực hay hiệu quả công việc của họ đều được thời gian phản ánh. Với trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phân tích nó.

Xem thêm: Nghiên cứu AIOs về khách hàng trong Marketing là gì? Nội dung và ví dụ

Người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của chuyên gia về đối tượng nghiên cứu. Giúp các hướng phân tích hiệu quả đúng hướng. Bên cạnh sự toàn diện trong nhu cầu tìm kiếm và nghiên cứu. Giúp tìm hiểu và phát triển nghiên cứu khoa học.

Trên đây là nội dung phân loại của công ty luật Dương gia đối với chủ đề thảo luận: “Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học: Lý thuyết và thực tế”. Các nội dung thể hiện tính chất và cách thức trong nghiên cứu khoa học hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề