Ứng dụng công nghệ sinh học trong y học

Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế mang lại niềm tin cho người bệnh

[ĐCSVN]Hiện nay, công nghệ sinh học [CNSH] đã được ứng dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Trong đó, nổi bật hơn cả là lĩnh vực y dược, tạo hiệu quả cao trong phục vụ chẩn đoán vàđiều trị.

Bên lề buổi Tọa đàm “Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 23/7, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế -kỹ thuật [Bộ Khoa học và Công nghệ] về vấn đề này.

TS Nguyễn Văn Liệu, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành
kinh tế - kỹ thuật [Bộ KH&CN]. [Ảnh: BL]


Phóng viên [PV]: Thời gian qua, công nghệ sinh học đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp CHH, HĐH đất nước, mang lại hiệu quả cao trong cáclĩnh vực như: Nông nghiệp, quốc phòng - an ninh, môi trường… Trong đó, nổi bật hơn cả là lĩnh vực y tế. Ông có thể chia sẻ về những thành tựu của CNSH trong lĩnh vực này?

TS. Nguyễn Văn Liễu: Hiện nay, tất cả các bệnh lạ, bệnh nguy hiểm, các nhà CNSH của Việt Nam đều có khả năng chẩn đoán bằng việc ứng dụng kỹ thuật gen như: Dịch bệnh SARS, Cúm A/H1N1, cúm AH5N1, cúm A/H7N9, các vi sinh vật có khả năng gây ung thư, vi khuẩn lao kháng thuốc… Việc chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật gen được hầu hết các bệnh viện tuyến Trung ương và các Trung tâm Y tế dự phòng ở các địa phương ứng dụng.

Các nhà khoa học trong nước cũng đã thực hiện thành công các nghiên cứu về giải trình tự gen hệ gen ty thể của một số tộc người Việt Nam, giám định gen hài cốt liệt sĩ, giải trình tự gen của các vi sinh vật gây bệnh; chế tạo bộ kit 16 gen giám định cá thể người, trước mắt phục vụ cho công tác hình sự. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công 10/11 loại vắc xin [trong đó có vắc xin phòng bệnh tiêu chảy, viêm gan B và A, viêm não Nhật Bản, phòng bệnh tả phục vụ tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng]…

PV: Vậy còn trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc?

TS. Nguyễn Văn Liễu: Mặc dù là nước đi sau về nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, song Việt Nam đã đạt những bước tiến nhanh trong lĩnh vực này. Bước đầu chúng ta đã thành công trong việc sử dụng tế bào gốc tự thân điều trị cho bệnh nhân có các chứng bệnh với vết thương lâu liền; xây dựng quy trình phân lập, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tinh trùng của chính bệnh nhân bị bệnh vô sinh.

Chúng ta cũng đã xây dựng và làm chủ quy trình biệt hóa tế bào gốc màng dây rốn thành tế bào da và chế tạo vật liệu tương đương da để điều trị vết thương, vết bỏng; ứng dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn và tủy xương phục vụ điều trị bệnh suy tủy, ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.

Cũng nhờ CNSH trong nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng tế bào gốc phân lập từ tủy xương điều trị thành công cho 05 bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim qua đường can thiệp mạch; sử dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư vú, ung thư tử cung… bước đầu đã có hiệu quả tốt.

Mặc dù đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, tuy nhiên vừa qua, tại Bệnh viện Trung ương Huế đã áp dụng việc sử dụng tế bào gốc này để điều trị bệnh ung thư vú, ung thư tử cung cho người bệnh và đã có tín hiệu tốt.

Đặc biệt hơn, chúng ta đã xây dựng được ngân hàng tế bào gốc tại Công ty cổ phần dược phẩm Mekopar và Ngân hàng Máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương, Ngân hàng tế bào gốc từ người hiến tặng sử dụng trong điều trị bệnh trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.

PV: Được biết, nhờ nghiên cứu ứng dụng CNSH trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh mà các nhà khoa học đã tập trung sản xuất các que thử về ma túy, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống buôn bán và sản xuất ma túy. Ông có thể cho biết cụ thể về thành công này?

TS Nguyễn Văn Liễu: Trong 10 năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực an ninh- quốc phòng tập trung sản xuất các que thử về ma túy, các bảng màu,... đã đóng góp một phần trong việc đấu tranh phòng chống buôn bán và sản xuất ma túy trong nước cũng như trong khu vực.

Việc sử dụng các loại que thử, phân tích truy nguyên ma túy đã giúp cho các cơ quan điều tra về ma túy như: Công an, Biên phòng, Hải quan, Viện Kiểm sát… có đủ cơ sở pháp lý trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chủ động trong việc phá án.

Việc nghiên cứu sản xuất được bộ KIT DNA đa lous [16 gen] được sử dụng trong giám định hình sự đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của các cơ sở giám định gen để phá các vụ án, giảm chi phí nhập khẩu các sản phẩm cùng loại. Điều này cho thấy trongthực tiễn thời gian qua, các kết quả nghiên cứu ứng dụng CNSH trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng đã trở thành công cụ hữu hiệugóp phầnđẩy nhanh tiến độ và độ chính xác của công tác điều tra phá án, đặc biệt trong các vụ án phức tạp.

PV: Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ có giải pháp gì để tiếp tục ứng dụng CNSH rộng rãi trong triển khai các dự án xã hội, thưa ông?

TS Nguyễn Văn Liễu: CNSH rõ ràng là rất cần thiết trong hiện tại cũng như tương lai. Trong tương lai thì những ứng dụng của nó sẽ phát triển hơn rất nhiều. Trước hết, Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] dành những ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CNSH. Những ưu tiên được thể hiện trong Chương trình KHCN cấp Nhà nước, cấp quốc gia. Hiện nay, nhiều bộ, ngành cùng chủ trì các chương trình cấp quốc gia có liên quan đến CNSH như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Chương trình phát triển ứng dụng CNSH trong phát triển nuôi trồng thủy sản, Bộ Công thương ứng dụng trong chương trình CNSH chế biến...

Chúng tôi cũng đang đề nghị, Bộ Y tế thiết lập chương trình ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế. Điều này chính thức đã có trong Quyết định của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng có một số chương trình liên quan đến ứng dụng CNSH như: Chương trình sản phẩm quốc gia, nghiên cứu sản xuất vắc xin cho người, vật nuôi; sản xuất nấm ăn...

Trong thời gian tới, chúng tôi đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngành nghề kinh doanh, chủ yếu là dựa vào NCSH; tạo điều kiện để họ đẩy mạnh ứng dụngvà trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào doanh nghiệp ứng dụng CNSH mới, tạo được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng từ ứng dụng CNSH, thì khiđó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đóng góp thiết thực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo tinh thầnmà Chỉ thị 50 – CT/TW về đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNSH của Ban Bí thư đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn ông!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Số mắc COVID-19 mới giảm còn 2.498 ca
  • Hà Nội dự kiến hỗ trợ nhân y tế gần 258 tỷ đồng
  • Ngày 8/9, số ca COVID-19 vượt mốc hơn 3.000 ca
  • Bình Phước: Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ y, bác sĩ để họ gắn bó với nghề
  • Ngày 7/9, có 3.878 ca mắc COVID-19
  • Ngày 6/9: Số ca mắc COVID-19 mới cao nhất gần 4 tháng qua
  • Không cần trình kết quả âm tính COVID-19 khi tới Hàn Quốc

Video liên quan

Chủ Đề