Tuyến metro số 3a khi nào khởi công năm 2024

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, giải trình đề xuất đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị 3A (Bến Thành – Tân Kiên).

Dự án đường sắt đô thị 3A có tổng mức đầu tư khoảng 316,63 tỷ Yên Nhật (tương đương 67.125 tỷ đồng) bao gồm hai giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 (Bến Thành - Khu y tế kỹ thuật cao) có mức đầu tư khoảng 211,72 tỷ Yên (tương đương 44.886 tỷ đồng Việt Nam), bao gồm vốn vay nước ngoài 88,775 tỷ Yên, vốn đối ứng trong nước 26.065 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 (Khu y tế kỹ thuật cao - Tân Kiên) có tổng mức đầu tư khoảng 104,9 tỷ Yên (tương đương 22.239 tỷ đồng Việt Nam). Trong đó, vốn vay nước ngoài 46,726 tỷ Yên, vốn đối ứng trong nước 12.333 tỷ đồng.

Tuyến metro số 3a khi nào khởi công năm 2024
Lộ trình tuyến Metro Số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) đi qua 8 quận, huyện tại TP.HCM.

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn vay, cuối năm 2021, Ban Quản lý Đường sắt đô thị có buổi làm việc trực tiếp với Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Hà Nội để trao đổi, thảo luận và thúc đẩy JICA sớm có ý kiến về nguồn vốn vay cho dự án. Đồng thời, có công văn gửi JICA đề nghị làm rõ nguồn vốn vay của dự án này.

Sau đó, đầu năm 2022, JICA có văn bản gửi Ban Quản lý Đường sắt đô thị. Theo đó, JICA cho hay, dự án trên kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Để đảm bảo khả năng tương tác các hệ thống quan trọng như hệ thống cơ điện (E&M) bao gồm đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu, và hệ thống vé (AFC) cần được tích hợp với hệ thống của tuyến đường sắt đô thị số 1.

“Do tuyến đường sắt đô thị số 1 sử dụng công nghệ Nhật Bản, nên sự tham gia của các nhà cung cấp Nhật Bản và việc sử dụng công nghệ Nhật Bản cho tuyến đường sắt đô thị số 3A là cần thiết”, JICA khẳng định.

Về khoản vay, JICA cho rằng vốn vay ODA Nhật Bản ràng buộc được gọi là “Điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế” (STEP) là phương án phù hợp nhất, do mức độ ưu đãi rất cao và chi phí trả nợ vay thấp hơn so với các điều kiện vay khác.

Hình thức này áp dụng cho các dự án cần tận dụng một cách đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của nước nhận viện trợ về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ vượt trội của Nhật Bản.

Điều kiện chính của khoản vay STEP là (1) nhà thầu chính sẽ là các công ty Nhật Bản đơn lẻ hoặc đứng đầu liên danh giữa công ty Nhật và công ty Việt Nam, (2) không dưới 30% hàng hóa sẽ có xuất xứ từ Nhật Bản.

JICA cũng kiên quyết đề nghị giữ nguyên điều kiện vay STEP cho dự án này.

Về việc xem xét nới lỏng điều kiện vay STEP, JICA khẳng định việc này phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ Nhật Bản.

Tuy nhiên, JICA cho rằng việc nới lỏng điều kiện vay STEP về nguyên tắc là không thực hiện được. Mặt khác, việc kết hợp điều kiện vay STEP và các điều kiện vay khác trong cùng một dự án cũng không thể thực hiện được.

Trên cơ sở ý kiến của JICA, UBND TP.HCM tiếp tục đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, lựa chọn trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Tuyến metro 3A Bến Thành – Tân Kiên có tổng mức đầu tư khoảng 316,63 tỷ Yên Nhật, tương đương 67.125 tỷ đồng. Nhà tài trợ cho dự án là Chính phủ Nhật Bản. Tổng chiều dài toàn tuyến gần 20km có 17 nhà ga đi qua 8 quận huyện.

Đây là một trong 8 tuyến metro tại TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch nhằm hình thành hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho đô thị lớn nhất nước.

Sau khi hoàn thành, metro 3A sẽ kết nối trực tiếp với metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại, xuyên tâm, kết nối khu vực Đông Bắc và Tây Nam của thành phố.

Mới đây, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 24 của Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024.

Trong đó, MAUR đã báo cáo về tiến độ thực hiện của các tuyến metro ở TP.HCM. Bao gồm tuyến metro số 1, công tác quản lý vận hành metro số 1, tuyến metro số 2, metro số 5 - giai đoạn 1, metro số 3a...

Tuyến metro số 1 hoàn thành cơ bản kết cấu

Theo MAUR, hiện công tác thi công tuyến metro số 1 đang được đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng.

Tuyến metro số 1 đã cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng phần kết cấu, kiến trúc, thiết bị. Hiện các đơn vị đang tiếp tục thử nghiệm tích hợp hệ thống để tiến hành chạy thử toàn tuyến.

Tuyến metro số 3a khi nào khởi công năm 2024

Dự kiến tuyến metro số 1 sẽ được vận hành vào năm 2024. Ảnh: ĐT

Tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành công tác thi công vào quý IV-2023. Hiện nay, tổng khối lượng dự án xây dựng tuyến metro số 1 đạt hơn 96%.

Dự kiến tuyến metro số 1 sẽ vận hành thương mại vào giữa năm 2024.

Sẽ kết nối đồng bộ metro số 1 và metro số 2

Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) hiện nay đạt hơn 87% mặt bằng. Chủ đầu tư đã hoàn tất công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật dự án và tiến hành khởi công gói thầu kỹ thuật.

Dự kiến tuyến metro số 2 sẽ khởi công vào năm 2025, hoàn thành vào năm 2030.

Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với Sở GTVT TP để kết nối đồng bộ tuyến metro số 1 và metro số 2 tại nhà ga Trung tâm Bến Thành, quận 1.

Tiếp tục triển khai metro số 5 giai đoạn 1 và metro số 2 giai đoạn 2

Theo MAUR, tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) hiện đang được phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đồng thời, các đơn vị đang cập nhật tình hình thực hiện thẩm tra phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước đối với tuyến metro số 5 - giai đoạn 1.

Tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm) sẽ được trình phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi cho dự án.

Tuyến metro số 3a (Bến Thành - Tân Kiên) hiện đang được MAUR phối hợp với JICA xem xét phương án tài chính ngoài vốn vay.

Đẩy mạnh thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị

Theo MAUR, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của MAUR là thực hiện các thủ tục phê duyệt Đề án nghiên cứu phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM đến năm 2035.

Trong đó, tiếp tục tham mưu UBND TP.HCM triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Kết luận 49 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng và hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị TP. Đơn cử như xây dựng lộ trình thực hiện, hoàn thiện cơ sở pháp lý, cập nhật quy hoạch...