Tự ý mở đường trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào

MTXD - Nhiều người dân vẫn còn thắc mắc khi tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở không đúng với quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào và mức phạt là bao nhiêu?

Tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng

Theo đó, căn cứ Luật Đất đai 2013 và Nghị định 91/2019/NĐ-CP nêu rõ mức xử phạt khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở như sau:

Quy định xử phạt khi tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.

Căn cứ quy định tại điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt.

Các mức xử phạt khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Diện tích chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép Từ 0,05 héc ta đến 0,1 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta đến 0,5 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 100 triệu đồng đến 160 triệu đồng.

Diện tích chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 80 triệu đồng đến 120 triệu đồng, đối với khu vực thành thị là từ 160 triệu đồng đến 240 triệu đồng.

Từ 3 héc ta trở lên thì mức phạt tiền đối với khu vực nông thôn là 120 triệu đồng đến 250 triệu đồng và khu vực thành thị là 240 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

Cùng với đó, người sử dụng đất còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm [trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP]; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

TỐNG BÍNH

MTXD - Công ty Cổ phần tập đoàn Cát Vàng có Chi nhánh tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng [tỉnh Phú Thọ] được cho là đã lợi dụng giấy phép san ủi, chống sạt lở taluy dương của một hộ dân trên địa bàn để vận chuyển đất đổ xuống sông nhằm mở rộng, cơi nới cảng bến thủy nội địa trung chuyển khoáng sản.

​MTXD - Nghị định 45/2022/NĐ-CP có ghi rõ các quy định về mức xử phạt liên quan đến các vi phạm về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề.

​MTXD - Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas bị phát hiện đã thực hiện tổ chức thi công xây dựng công trình Dự án Malibu Hội An không có giấy phép xây dựng.

​MTXD - Hàng loạt các trạm trộn bê tông, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép...

​MTXD - Ông T. [cán bộ địa chính xã Lộc Nga] lấy lý do là “khôi phục hiện trạng hành lang đường Âu Cơ” nhưng thực chất là tự ý cho các hộ dân đặt cống tròn lấp rãnh thoát nước, đấu nối lối tự phát vào con đường do Nhà nước quản lý…

Luật sư tư vấn về vấn đề muốn mở lối đi để phục vụ sản xuất nông nghiệp giải quyết như thế nào? Bản đồ địa chính có ghi có đường đi nhưng thực tế không có giải quyết như thế nào?

Nội dung tư vấn: Luật sư cho em hỏi là nhà em được giao QSD nông nghiệp vị trí khó đi lại, theo bản đồ địa chính năm 2002 thì có con đường đi xuống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế không có. Nhà em đã làm giấy đề nghị chính quyền xem xét giải quýt theo bản đồ để có con đường đi lại, nhưng chính quyền trả lời bản đồ sai không có con đường khi đó chính quyền đã mang bản đồ năm 1986 ra để giải quyết. Bản đồ năm 1986 khi đó máy móc thô sơ sẽ không chính xác nên không có con đường. Vì thế không làm cơ sở giải quyết mà phải theo cái mới chính xác hơn. Vậy Luật sư tư vấn cho em là chính quyền làm vậy đúng hau sai ạ? Em cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 

Căn cứ theo quy định tại Điều 254 về Quyền về lối đi qua của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Đối với trường hợp này của bạn, theo bản đồ địa chính năm 2002 có con đường đi phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế thì lại không có con đường này. Và ở bản đồ 1986 cũng không có con đường trong bản đồ. Do đó, UBND xã trả lời bản đồ năm 2002 có sai sót là có căn cứ.

Đối với trường hợp này của bạn, nếu như bạn chứng minh được bất động sản của bạn bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì bạn có thể yêu cầu lên UBND xã xem xét để mở 1 con đường để thuận tiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của gia đình bạn theo quy định tại Điều 254 của Bộ luật dân sự 2015..

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Phòng Luật sư tư vấn đất đai - Công ty Luật Minh Gia.

Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất tương đối lớn, song không phải chủ thể nào cũng có đủ năng lực tài chính để chuyển mục đích sử dụng đất vì bên cạnh trình tự, thủ tục hành chính phức tạp thì tiền sử dụng đất cũng tương đối ca. Luật sư sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn.

Luật đất đai 2013 quy định không phải loại đất nào cũng được phép xây dựng các công trình trên đất mà phải phụ thuộc vào mục đích  sử dụng đất hoặc có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó trước khi tiến hành xây dựng phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, nhiều người dân thường chủ quan, tự ý xây dựng lều trại, công trình trên đất nông nghiệp hoặc cải tạo đất làm biến dạng đất dẫn đến hệ quả là bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt tương đối cao. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

- Trình tự, thủ tục khi tiến hành xử lý các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

- Giải đáp thắc mắc về quyền của chủ sở hữu thực hiện quyền khiếu nại khi quyết định xử phạt xâm phạm đến quyền lợi của chủ sở hữu.

Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề, chúng tôi xin gửi đến bạn vụ việc dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Xây nhà ở trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào

Nội dung câu hỏi: E xin chào các anh/chị trong luật minh gia! Anh/chị ơi cho e hỏi: năm 1998 e được bố mẹ cho1 thửa đất ra ở riêng và có xây dựng 1 căn nhà khoảng 50m2 nhưng mảnh đất này chưa thuộc đất ở mà chỉ là đất trồng cây hàng năm. Cho tới năm 2017 nhà e làm thủ tục cấp 100m2 từ đất trồng cây hàng năm sang đất ởNhưg do con cái lấy vợ nhà cửa hơi chật hẹp nên e có đặt móng xây dựng căn nhà mới khoảng 100m2 phía trước căn nhà cũ như đang xây dựng thì bị UBND xã đến đình chỉ tạm dừng thi công, lập biên bản xử phạt hành chính và có báo là gd e đã vi phạm đất đai xây vượt quá 50m2 không nằm trong đất ở... Vậy ac trong luật cho e hỏi như vậy nhà e sẽ bị xử phạt bao nhiêu và cách nhanh nhất để tiếp tục xây dựng là như nào ạk... e xin cảm ơn!

Trả lời: Cám ơn anh đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Việc gia đình  anh xây dựng nhà ở  trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích là vi pham pháp luật . Về nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố nên trong trường hợp này Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là đúng. Nếu như gia đình anh cố tình tiếp tục thực việc xây dưng trái phép mặc dù đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình hoặc bị thu hồi đất. Anh có thể bị xử lý theo điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: "Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;"

Trong trường hợp này, nếu như gia đình anh vẫn muốn tiếp tục xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp này thì phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc chuyển mục đích sử dụng đất của gia đình anh ở đây phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định về trình tự, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định”.

Về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất:Tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:

a] Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b] Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

a] Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b] Biên bản xác minh thực địa;

c] Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

d] Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

đ] Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

e] Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Bên cạnh đó, ngoài việc anh/chị phải nộp xử phạt hành chính thì còn phải nộp lại 40% giá trị công trình sai phép mới có căn cứ được công nhận công trình trên đất.

>> Tư vấn quy định về Chuyển mục đích sử dụng đất, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Có được xây dựng nhà ở khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất?

Chào luật sư. Em có một vài vấn đề mà ko biết phải bắt đầu từ đâu, em mong luật sư dành thời gian giúp em ạ. Hai vợ chồng em cưới nhau đc 2 năm, đang ở với bố mẹ. Nay muốn xin ra ở riêng và đc ba mẹ đồng ý, và còn cho 2 vợ chồng e một mãnh đất trồng cây lâu năm để làm làm nhà ở. Cụ thể là mãnh đất đó thuộc quyền sở hữu của ba mẹ e, ko có tranh chấp, nhưng chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất. Nay e phải làm sao để đc xây dựng nhà thưa luật sư.Mong luật sư giúp đở.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về thủ tục, lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất

>> Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Trong trường hợp này nếu gia đình muốn xây dựng nhà ở thì phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn lên đắt ở để được xây dựng hợp pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề