Trong máu thành phần tế bào máu chiếm tỉ lệ bao nhiêu

Tế bào máu, còn được gọi là tế bào tạo máu, là một tế bào được tạo ra thông qua quá trình tạo máu và tìm thấy chủ yếu trong máu. Các loại tế bào máu chính bao gồm;

  • Tế bào máu đỏ [hồng cầu]
  • Tế bào máu trắng [bạch cầu]
  • Tiểu cầu

Tổng hợp lại, ba loại tế bào máu này chiếm tới 45% tổng mô máu theo thể tích, còn lại 55% thể tích là huyết tương, thành phần chất lỏng của máu.[1]

Các tế bào máu đỏ hoặc hồng cầu, chủ yếu mang tới oxy và thu về carbon dioxide thông qua việc sử dụng hemoglobin. Hemoglobin là một protein chứa sắt khiến hồng cầu có màu đỏ và tạo điều kiện vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và đưa carbon dioxide từ các mô đến phổi và sau đó được thở ra ngoài. Hồng cầu có dạng đĩa và có thể biến dạng để chúng có thể đi qua các mao mạch hẹp. Hồng cầu nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các tế bào khác ở người.

 

Kính hiển vi điện tử màu nhân tạo của các tế bào máu. Từ trái sang phải: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.

Bạch cầu là các tế bào của hệ miễn dịch liên quan đến việc bảo vệ cơ thể chống lại cả bệnh truyền nhiễm và chất lạ từ bên ngoài. Chúng được sản xuất và có nguồn gốc từ các tế bào đa thành phần trong tủy xương được gọi là tế bào gốc tạo máu. Bạch cầu được tìm thấy khắp cơ thể, bao gồm máu và hệ bạch huyết. Có nhiều loại bạch cầu phục vụ các vai trò cụ thể trong hệ miễn dịch của con người. Bạch cầu chiếm khoảng 1% khối lượng máu.[2]

Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ, không đều, có đường kính 2-3 µm, có nguồn gốc từ sự phân mảnh của megakaryocytes. Tuổi thọ trung bình của tiểu cầu thường là 5 đến 9 ngày. Tiểu cầu là một nguồn tự nhiên của các yếu tố tăng trưởng. Chúng lưu thông trong máu của động vật có vú và tham gia vào quá trình cầm máu, dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Tiểu cầu giải phóng các sợi giống như sợi tơ để tạo thành các cục máu đông này.

  1. ^ Maton, Anthea; Jean Hopkins; Charles William McLaughlin; Susan Johnson; Maryanna Quon Warner; David LaHart; Jill D. Wright [1993]. Human Biology and Health. Englewood Cliffs, New Jersey, USA: Prentice Hall. ISBN 0-13-981176-1.
  2. ^ Bruce Alberts; Alexander Johnson; Julian Lewis; Martin Raff; Keith Roberts; Peter Walter [2002]. "Leukocyte also known as macrophagesfunctions and percentage breakdown". Molecular Biology of the Cell [4th ed.]. New York: Garland Science. ISBN 0-8153-4072-9.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tế_bào_máu&oldid=65176942”

Máu là một mô lỏng và lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cả cơ thể. Máu có nhiệm vụ quan trọng tham gia vào cơ chế để bảo vệ cơ thể như điều hòa hoạt động nhóm tế bào, cơ quan, đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động các cơ quan. Trong máu bao gồm 2 thành phần là tế bào máu và huyết tương.

Máu gồm hai phần là tế bào và huyết tương. Trong đó tế bào máu bao gồm tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầutiểu cầu. Còn huyết tương liên quan tới các yếu tố khác như đông máu, nội tiết tố, protein, muối khoáng.

Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 96% chứa huyết sắc tố không có nhân và các bào quan. Trong hồng cầu chứa huyết sắc tố làm cho máu có màu đỏ.

Hồng cầu có hình tròn, dạng tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, với kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Nhiệm vụ của tế bào hồng cầu: Vận chuyển khí oxy [O2] từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic [CO2] từ các mô trở về phổi để thải bỏ.

Vòng đời trung bình của hồng cầu là 120 ngày tính từ ngày trưởng thành. Khi hồng cầu già chúng sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan.

Tủy đỏ tham gia vào quá trình tạo máu, sản sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: số lượng hồng cầu, thể tích khối hồng cầu [Hct], lượng huyết sắc tố [Hb], thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu. Các chỉ số trên để xác định hồng cầu bình thường hay bất thường.

Hồng cầu là thành phần chiếm số lượng lớn trong tế bào máu

Đủ lượng hồng cầu da và niêm mạc sẽ có màu hồng khỏe mạnh. Nếu thiếu hồng cầu, da, niêm mạc nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi.

Bạch cầu sinh ra từ tủy xương, chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch

Bạch cầu nằm trong máu là chủ yếu tuy nhiên vẫn có một lượng lớn trú ngụ ở các mô của cơ thể có làm nhiệm vụ bảo vệ bằng cách phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây ra bệnh.

Khi cơ thể gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, số lượng bạch cầu sẽ tăng lên để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi hết nhiễm trùng thì bạch cầu sẽ trở lại mức bình thường. Có thể thấy bạch cầu có nhiệm vụ chữa lành vết thương bằng cách ngăn ngừa bị nhiễm trùng vết thương từ những vi khuẩn bên ngoài, tiêu thụ các các tế bào chết, mô mảnh và các tế bào hồng cầu cũ.

Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các vi khuẩn bên ngoài như vi khuẩn gây dị ứng, bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào biến thể dạng như tế bào gây ung thư.

Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với hồng cầu hay bạch cầu. Tiểu cầm chiếm khoảng 1%.

Tiểu cầu có chức năng cầm máu bằng cách tiểu cầu tập hợp lại với nhau hình thành nút tiểu cầu, tạo ra cục máu đông dẫn đến hiện tượng ngưng chảy máu.

Giúp thành mạch máu mềm mại, dẻo dai vì tiểu cầu còn có thể làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc.

Giai đoạn sống của tiểu cầu tính từ ngày trưởng thành là từ 7 – 10 ngày. Tủy xương cũng là nơi sản sinh ra tiểu cầu.

Tiểu cầu được sản sinh ra từ tủy xương

  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Cảm thấy khó chịu trong người, lo lắng, bất an.
  • Xuất hiện những cơn sốt vặt, không rõ nguyên nhân có kèm theo tình trạng nhiễm trùng trên cơ thể.
  • Khó thở, yếu cơ.
  • Xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân.
  • Vết thương trên cơ thể lâu lành.

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường trên, người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế khám chữa bệnh để được xét nghiệm máu. Nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm phát hiện sớm các nguy cơ gây bất thường các thành phần của máu để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vì sao nên khám tổng quát tại Vinmec?

  • Khám sức khỏe tổng quát tại Vinmec khác hoàn toàn với việc kiểm tra sức khỏe thông thường, mỗi gói khám sức khỏe được thiết kế có tính khoa học và thực tiễn tiếp cận mục đích khám của từng gói khám.
  • Phát hiện sớm các bệnh, kết hợp can thiệp điều trị cho người bệnh một cách toàn diện nhất.
  • Giúp tầm soát sớm các bệnh lý nguy hiểm, ung thư.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, dày dặn kinh nghiệm trong việc khám phát hiện bệnh, tư vấn và kết hợp điều trị bệnh toàn diện.
  • Hệ thống trang thiết bị tiên tiết đạt tiêu chuẩn, giúp cho việc đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Máu không phải là cơ quan nội tạng, mà là một tổ chức di động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Vậy máu có những thành phần gì và vai trò cụ thể của máu là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Máu là một tổ chức di động trong cơ thể tồn tại dưới dạng mô lỏng, lưu thông khắp cơ thể thông qua động mạch và tĩnh mạch.

Lượng máu trong cơ thể người tương đối ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới, cân nặng... Lượng máu tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 - 80ml máu/kg cân nặng. Nhờ cơ chế điều hòa giữa máu sinh ra ở tủy xương và máu bị mất đi hàng ngày mà lượng máu tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu bị mất đi một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể sẽ mất ổn định.

Các hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi hoặc mất nước thì máu sẽ bị cô đặc và lượng máu có thể giảm. Bên cạnh đó lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi do trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy.... Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

Máu gồm hai phần chính là các tế bào máu và huyết tương

Máu gồm hai phần chính: Các tế bào máu và huyết tương.

  • Trong tế bào máu bao gồm:
    • Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố [chất làm cho máu có màu đỏ]. Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy [O2] từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic [CO2] từ các mô trở về phổi để đào thải. Vòng đời trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.
    • Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "nhân tố” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với vòng đời từ một tuần đến vài tháng. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ "ghi nhớ” để nếu lần sau "nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
    • Tiểu cầu: Là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
  • Huyết tương: Đây phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: Đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men... Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương "đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Máu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người

Máu chiếm 1⁄3 cơ thể của con người và chiếm một vai trò vô cùng quan trọng:

  • Giúp điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.
  • Đóng vai trò cung cấp oxy đến toàn bộ các cơ quan để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
  • Giúp đào thải CO2 qua phổi, đào thải nước - cặn bã qua đường nước tiểu, vận chuyển các chất về gan để tổng hợp chất mới và khử độc, đào thải qua mồ hôi, tiêu hủy tế bào già qua lách và tổ chức hên võng.
  • Làm nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.
  • Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
  • Cầm máu bằng cơ chế đông máu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tổng hợp từ nguồn: Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề