Trẻ sơ sinh bị khò khè có nên tắm không

Hỏi

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi, trẻ bệnh sốt, ho, sổ mũi chưa khỏi hẳn tắm lâu có ảnh hưởng gì không ạ? Rất mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ!

Đặng Huy Hoà [1975]

Trả lời

Chào bạn, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Trẻ bệnh sốt, ho, sổ mũi chưa khỏi hẳn tắm lâu có ảnh hưởng gì không?” như sau:

Tình trạng sốt, ho, sổ mũi thường gặp của một bệnh cảnh viêm hô hấp trên do virus. Việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp em bé cải thiện vệ sinh, tránh được những đợt viêm hô hấp trên. Tuy nhiên, việc thời gian tắm ngắn hơn, nước ấm khi tắm sẽ giúp cải thiện hơn là tắm trong thời gian dài, tắm với nước lạnh khi mình đang bị sốt, ho, sổ mũi chưa khỏi

Bạn có thể đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

XEM THÊM:

 8,712 

Phần lớn bố mẹ đều nghĩ khi con mắc bệnh nên hạn chế tắm sẽ tốt hơn. Liệu điều này có đúng hay chỉ là suy đoán một chiều của bố mẹ vì lo lắng mà mặc định vậy? Cùng Fysoline đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay lập tức

Câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không là có nhưng cần đúng cách. Dù trẻ đang bị ho sổ mũi do viêm họng hay cảm cúm, cảm lạnh thì mẹ vẫn nên tắm cho bé. Việc kiêng tắm, không vệ sinh cá nhân cho bé không chỉ khiến bé lâu khỏi bệnh mà còn dễ mắc thêm các bệnh ngoài da [viêm nhiễm, rôm sảy, hăm,…].

Đọc ngay: Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh sổ mũi ở trẻ

Ngoài ra, việc tắm rửa sạch sẽ hàng ngày sẽ làm sạch mùi mồ hôi, giúp con cảm thấy dễ chịu, thoải mái, và nhanh chóng khỏi bệnh.

Tắm cho bé cần đúng cách

Tuy nhiên, như thế nào mới gọi là tắm đúng? Và mẹ không có kinh nghiệm phải làm sao? Cùng theo dõi phần sau của bài viết để có thêm kinh nghiệm tắm khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhé.

Cơ thể trẻ nhỏ vốn nhạy cảm, do đó, việc chọn khung giờ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ, thời điểm thích hợp nhất để tắm cho con là khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30 và buổi chiều trước 4h30. Con số này có thể thay đổi chậm hơn hoặc sớm hơn tùy vào mùa đông hay hè.

Trước khi tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ:

  • Quần áo, khăn tắm: Để sẵn quần áo và khăn xô với 4 lớp có độ thấm hút tốt để có thể quấn cho bé sau khi tắm và khăn choàng để quấn phía bên ngoài.
  • Nhiệt độ nước tắm: Điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 37 độ C. Nước tắm quá lạnh hoặc quá nóng khiến trẻ quấy khóc vì khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
  • Chậu tắm: Đồ dùng quan trọng không thể thiếu để có con có thể cảm thấy thoải mái. Bạn nên mua chậu tắm phù hợp với con, có khả năng giữ thăng bằng và vững chắc. Để kinh tế, mẹ có thể chọn mua chậu lớn để con có thể dùng đến 3 tuổi.
Chọn mua thau tắm có kích cỡ phù hợp
  • Bước 1: Ẵm bé vào không gian nhà tắm kín và không có gió, cởi quần áo và tã bé ra
  • Bước 2: Tắm cho trẻ theo thứ tự để tránh bỏ sót lau cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó đến đùi, mông [chú ý các nếp lằn mông và đùi] và bàn chân.
  • Bước 3: Tráng lại người cho bé bên chậu tráng.
  • Bước 4: Nhanh chóng dùng khăn tắm quấn người và lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ.
  • Bước 5: Mặc áo và quấn tã cho bé tiếp sau đó mới gội đầu lau vùng tai cho bé.

Sau khi tắm, mẹ cần nhỏ mũi cho bé bằng nước muối kháng viêm để trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Hiện nay, Fysoline Vàng là dòng nước muối kháng viêm từ thảo dược  KHÔNG PHẢI KHÁNG SINH có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.

Với các thành phần tự nhiên: 0.9g NaCl, Polysorbate 80, chiết xuất Thymol, Glycerol, Đồng sunfat pentahydrate, nước 100% tinh khiết, Fysoline Vàng loại bỏ tốt các triệu chứng khó chịu cho bé.

Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống sử dụng cho bé từ 0 ngày tuổi. Dạng xịt dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi.

Fysoline Vàng ống điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Fysoline Vàng ống điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Hướng dẫn vệ sinh mũi cho bé với nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng:

  • Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh trên giường nằm hoặc ngồi ngay ngắn đối với trẻ nhỏ và người lớn, giữ đầu nghiêng sang một bên.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối kháng viêm Fysoline Vàng.
    • Trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi: Dùng Fysoline Vàng ống bằng cách nghiêng ống nước muối vào cạnh mũi và bóp nhẹ thành từng giọt để có được liều cần thiết. Lặp lại với bên còn lại.
    • Trẻ từ 3 tháng tuổi: Dùng Fysoline Vàng xịt bằng cách mở nắp, đặt đầu vòi xịt vào sát lỗ mũi, nhấn xịt 1-2 lần. Lặp lại với bên mũi còn lại.
  • Bước 3: Dùng ngón tay xoa nhẹ mũi để làm tan hết dịch nhầy ở sâu bên trong mũi
  • Bước 4: Đợi khoảng một vài phút dịch thừa chảy ra, dùng khăn khô thấm sạch hoặc dùng dụng cụ hút mũi hút dịch cho trẻ
    Sau cùng, hãy cho trẻ ngồi trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút rồi mới nên cho bé ra ngoài.

Lưu ý: Fysoline Vàng nên sử dụng liên tục trong khoảng 5-7 ngày để hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé.

Fysoline Vàng xịt khuyên dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi
  • Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm để khiến bé cảm thấy dễ chịu và không hình thành ác cảm với việc tắm vì nước lạnh quá hoặc nóng quá khiến bé lo sợ khi nhắc đến việc đi tắm.
  • Nơi trẻ tắm cần phải kín gió: Nhà vệ sinh cần có cửa kín gió để tránh ảnh hưởng đến việc tắm và cơ thể trẻ non nớt khi bị bệnh có thể nặng hơn nếu tắm nơi để gió lọt vào.
  • Có thể tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm.
  • Tắm nhanh cho trẻ, tránh cho bé ngâm nước quá lâu.
  • Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Nếu tắm toàn thân xong, mẹ quấn khăn giữ ấm phần thân và tiếp tục đến bước gội đầu.
  • Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay và quấn khăn cho trẻ để giữ ấm cơ thể và không để gió lạnh khiến con cảm lạnh.

Như vậy, Fysoline vừa giúp mẹ trả lời được câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không cùng với hướng dẫn tắm trẻ hợp lý. Mẹ đừng quên áp dụng những hướng dẫn này để vệ sinh cho bé tốt hơn và giúp con mau chóng khỏi bệnh nhé.

Cho con chơi ở ngoài nắng, lúc nắng gắt, cho con ở trong phòng nhiệt độ điều hòa quá lạnh, trong nhà có người hút thuốc…. Những điều “linh tinh” ấy có thể làm bé bị nhiễm đường hô hấp.

Bé dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bé rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nếu con rơi vào một trong những trường hợp sau:Con sinh non – thiếu tháng, con bị suy dinh dưỡng ngay từ khi mới chào đời, con sống trong khu vực có thời tiết thay đổi thất thường [từ nóng chuyển sang lạnh và ngược lại], nhà ở tại khu vực ô nhiễm, trong nhà có người hút thuốc lá, con chưa được tiêm chủng đầy đủ.

“Ủ kín” con quá kỹ dễ mắc bệnh về hô hấp

Đây là điều rất nhiều bà mẹ mắc phải! Lúc nào mẹ cũng sợ con thế nọ, thế kia nên không cho con ra ngoài nhà.

Nếu trẻ quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lúc nào cũng được giữ ở nhà thì đến tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo… trẻ sẽ dễ mắc bệnh hô hấp hơn các trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân là do trẻ chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn trong môi trường.

Tuy nhiên, không có nghĩa là mẹ đem con ra “thử thách” với khói bụi, ô nhiễm ngoài đường. Cách tốt nhất là khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, bạn có thể cho con đi dạo mỗi ngày chừng 10 phút ngoài không khí thoáng, sạch. Trẻ sẽ được thích nghi từ từ. Khi trẻ đã trên 1 tuổi, nên cho trẻ chơi với các bé khỏe mạnh, đồng tuổi khác.

Trẻ bị viêm đường hô hấp thì không nên…tắm?

Điều này là sai lầm trầm trọng. Nhiều bà mẹ thấy con ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên càng không tắm. Không tắm thì vệ sinh của trẻ kém, lại càng dễ nhiễm bệnh nặng hơn.

Khi bé bị ho và sổ mũi, vẫn có thể tắm được

Hãy nhớ rằng với trẻ bị viêm đường hô hấp, việc vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ là tối quan trọng. Có điều, bạn không nên để trẻ bị nhiễm lạnh thêm. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ.

Khi trẻ sốt, ho và sổ mũi

Khi trẻ sốt, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, mỗi lần uống từng ít một. Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt [trừ khi trẻ sốt trên 38 độ]. Hãy dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô, thường xuyên lau, chườm cho trẻ.

Khi trẻ ho, bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở [luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống]. Cũng có thể cho trẻ ăn húng chanh hấp mật ong hay các bài thuốc dân gian, trẻ sẽ giảm ho một cách tự nhiên.

Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc tây [nhớ nói rõ độ tuổi của con để có được loại phù hợp], dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ cho bé.

Khi nào đưa con đến bệnh viện

Trẻ bắt buộc phải được đưa khẩn cấp đến bệnh viện nếu có dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp ở thể nặng, cần cấp cứu như: thở rít, rút lõm lồng ngực, li bì, co giật, bỏ bú…

Đối với các trường hợp trẻ thở nhanh và gấp nhưng vẫn tỉnh táo, có thể đưa trẻ đi khám ở các phòng khám, bệnh viện, sau đó điều trị ngoại trú ở nhà và theo dõi chặt chẽ, khoảng 2 ngày sau thì khám lại.

Trong trường hợp trẻ chỉ ho, chảy mũi, sốt không cao [dưới 38 độ], vẫn bú được và không có dấu hiệu thở rít, li bì thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ bú nhiều, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và theo dõi các diễn biến bệnh.

Mai Phương

[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề