Trẻ em là từ bao nhiêu tuổi

Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về độ tuổi được coi là trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em> Nhưng ở văn bản khác gọi là người lớn. Dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể:

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 tại điều 1 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

– Bộ luật dân sự:

Không dùng thuật ngữ trẻ em. Mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên, người đã thành niên.

Theo đó, điều 18 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 :

Dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi. Như vậy lại có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Bộ luật Hình sự:

Tại điều 12 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên [được hiểu trên 18 tuổi]. Người chưa thành niên [được hiểu dưới 18 tuổi]. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Tại điều 30 quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “…Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi.

+ Điều 32 cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

+ Hoặc điều điều 60 quy định: a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em.

Độ tuổi được coi là trẻ em

Hiện nay, công ước quốc tế đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Do đó chúng ta cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để hiểu, áp dụng và thực hiện trên thực tế được dễ dàng hơn.

Trẻ em là mầm non của đất nước và cần được quan tâm chăm sóc. Trẻ em là cụm từ được dùng để chỉ những em bé nhỏ tuổi. Sự phát triển của trẻ có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy các quy định về trẻ em cũng có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.

Mục lục bài viết

Trẻ em là cụm từ rất quen thuộc và có nghĩa rất đơn giản, thông dùng vì ai ai cũng biết và cũng hiểu.

Thực tế, khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều khía cạnh. Cũng có rất nhiều khái niệm biểu thị vấn đề này. Cụ thể như sau: Về mặt sinh học, trẻ em được hiểu chính là những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dật thì. Định nghĩa pháp lý về một đối tượng là trẻ em nói chung sẽ để biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa trường thành.

Xét về góc độ pháp lý, khái niệm này cũng được quy ước theo nhiều cách khác nhau.

Theo Công ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định về khái niệm trẻ em như sau: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn”.

Tuy nhiên, trong Luật trẻ em Việt Nam 2016, ở Điều 1 lại đưa ra quy định sau đây: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Từ đó ta có thể khẳng định rằng có sự khác biệt quy định về độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam so với Công ước quốc tế.

Tất cả các đối tượng là trẻ em cần được nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Ở nhiều xã hội, trẻ em sau độ tuổi 12 tháng có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ em bắt buộc phải đến trường tiểu học.

2. Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em?

2.1. Độ tuổi của trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế:

Hiện nay, căn cứ theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, Liên Hợp Quốc đã ban hành quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, thông qua đó, chúng ta có thể thấy trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuổi. Có sự quy định trên là bởi vì do thiếu nhi là những chủ thể còn non nớt về trí tuệ và thể chất. Tất cả các đối tượng là trẻ em đều cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời.

2.2. Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em theo pháp luật Việt Nam:

Căn cứ theo quy định Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định tại điều 1 như sau:

“ Điều 1. Trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Như vậy, ta nhận thấy, câu trả lời cho câu hỏi người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em sẽ là trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Trẻ em dưới 16 tuổi chính là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật. Việc xác định một người ở độ tuổi trẻ con hay độ tuổi thành niên để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó. Bên cạnh đó thì việc xác định người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em cũng giúp xác định trách nhiệm hành vi của người đó trước pháp luật.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà quy định về độ tuổi trẻ em có sự khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam thì trẻ em được thống nhất giữa các bộ luật và văn bản Luật hiện hành để có thể dễ dàng quản lý. Theo đó, trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

Ta nhận thấy rằng, hiện nay, quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam so với quy định độ tuổi trẻ em trên Thế giới là giảm 2 tuổi so với quy định của Liên Hợp quốc.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 điều 4 Luật trẻ em 2016 cũng quy định rằng chủ thể là người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em”.

Trong giai đoạn hiện nay, các nghiên cứu về việc nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trở nên khá phổ biến và rất được quan tâm. Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 đến 18 tuổi vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn.

Chính vì thế, trẻ em trong lứa tuổi này thông thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao. Cũng chính vì vậy mà có nhiều ý kiến trong giai đoạn hiện nay cho rằng nên nâng độ tuổi của trẻ em lên đến dưới 18 tuổi để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đối tượng này.

3. Quyền lợi của trẻ em:

Kể từ khi Luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực thì quy đinh về quyền lợi cũng như bổn phận của trẻ em rất rõ ràng và cụ thể. Các quyền của trẻ em được quy định từ điều 12 đến điều 36 của Luật trẻ em năm 2016, theo đó trẻ em có các quyền như sau:

– Quyền sống là một quyền cơ bản của trẻ em: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

– Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một quyền cơ bản của trẻ em: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

– Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền vui chơi, giải trí là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền về tài sản là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền bí mật đời sống riêng tư là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được sống chung với cha, mẹ là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền của trẻ em khuyết tật là một quyền cơ bản của trẻ em.

– Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn là một quyền cơ bản của trẻ em.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trẻ em cũng có những quyền riêng được quy định cụ thể bên trên, cơ bản đó chính là những quyền được sống và lớn lên một cách tốt nhất. Những quyền này được đưa ra với mục đích là bảo vệ cho trẻ em và cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, an toàn và góp phần giáo dục trẻ. Trong đó, cha mẹ sẽ cần phải là người có trách nhiệm yêu thương và cho chúng các nhu cầu sống cần thiết như là ăn, ở, mặc, được đi học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó là việc giúp cho trẻ em có sự phát triển bình thường về mặt tâm lý và tránh khỏi sự lạm dụng hay xâm hại trẻ em.

Hiện nay cũng có nhiều trường hợp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đối với trường hợp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thì việc được hưởng quyền lợi cũng là rất khó khăn. Để nhằm mục đích có thể ngăn chặn và giảm thiểu các trường hợp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải được coi trọng. Nhà nước ta cũng cần đưa ra những chính sách nhằm tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng cần phải hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em để nhằm mục đích có thể đảm bảo cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trẻ em được quy định bao nhiêu tuổi?

Căn cứ quy định tại Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi, trẻ em được chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo mọi điều kiện để phát triển toàn diện.

Trẻ em độ tuổi từ 4 5 đến 8 9 tuổi gọi là gì?

Trẻ em hay trẻ nhỏ, con nít, đứa trẻ, đứa bé, đứa nhỏ, thiếu nhi, cháu bé, cháu nhỏ, trẻ thơ, bé thơ là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì về mặt sinh học,. Theo định nghĩa pháp lý, một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.

Con gái 18 tuổi gọi là gì?

Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên.

Lao động trẻ em là lao động nhỏ hơn bao nhiêu tuổi?

Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Như vậy, hiện pháp luật lao động không có khái niệm lao động trẻ em, tuy nhiên đối chiếu các quy định trích dẫn nêu trên thì có thể hiểu lao động trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Chủ Đề