Trẻ bao nhiêu tháng ăn được cháo hạt

Ben nhà mình còn 3 ngày nữa là bước sang tháng thứ 7 rồi, trộm vía bé được 9kg và dài 72cm và có 2 răng rồi các mẹ ạ. Thực đơn 1 ngày của bé như sau:

Sáng: 7h uống 100ml sữa, 9h uống 1 quả cam

Trưa: 11h ăn 1 đĩa bột [khoảng hơn 1 bát ăn cơm], 2h thì uống khoảng 50ml sữa

Chiều: 4h ăn 1 hộp sữa chua, 6h ăn 1 đĩa bột

Tối: 10h uống 200ml sữa rồi đi ngủ

Mấy ngày hôm nay cả nhà lúc nào cũng ồn ào tranh luận về việc đã nên cho Ben ăn cháo hạt vỡ hay chưa? Bà chăm cháu thì cứ đòi cho ăn cháo hạt vỡ còn ông thì không đồng ý. Bà lý luận là tình hình bây giờ trẻ con không biết nhai và nuốt ngày càng nhiều, hơn nữa bạn bà cũng có cháu tầm tháng của Ben đã bắt đầu ăn cháo hạt vỡ rồi. Ông thì nhất quyết không đồng ý vì ông sợ cháu bị đau dạ dày.

Hai ông bà tranh luận khiến mẹ đứng giữa mà chẳng biết làm thế nào. Mình tham khảo trên mạng thì thấy rất nhiều các thông tin trái chiều. Với chỉ số và cân nặng như của Ben, mẹ thì bảo là ăn được cháo hạt vỡ rồi, mẹ thì bảo là để đến 8 tháng hẵng cho ăn. Thế nhưng có mẹ lại bảo để đến 1 tuổi mới nên cho ăn làm mình phân vân quá.

Ben nhà mình đã được 7 tháng, nặng 9kg, dài 72cm rồi đấy các mẹ ạ!

Có mẹ còn viết cả tiến độ tập ăn để cho mình tham khảo là như này:

5-6 tháng: dạng nhuyễn [có thể xay hoặc nghiền] 1 gạo 10 nước [ VD: 10 gr gạo 100 ml nước]

6, 5 tháng -7 tháng: cháo gạo vỡ [gạo tán vỡ rồi nấu cháo]. Theo kinh nghiệm của mình, không thể dùng máy xay để điều chỉnh độ thô, hoặc là vẫn còn chỗ quá thô, hoặc là sẽ phải nhuyễn tất.

7-8 tháng: cháo hạt đặc hơn tỷ lệ gạo-nước là 1:7.

8-9 tháng: cháo hạt khá đặc tỷ lệ 1:5 [thịt băm, không xay nữa], rau băm nhỏ

9-11 tháng: cháo đặc gần như cơm nát 1:3,5. Rau xắt khúc nhỏ

1 tuổi: cơm nát 1:2

1 tuổi rưỡi: hoàn thiện tập ăn dặm.

Các mẹ có ai có kinh nghiệm gì về việc này thì tư vấn cho mình với. Mình chỉ lo nhất là nếu cho con ăn bột lâu quá đến khi con lớn mà vẫn không chịu nhai như một số mẹ đang gặp phải thì mệt lắm.

Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, các bà Mẹ đều cố gắng tìm hiểu xem phương pháp ăn dặm nào thích hợp với bé để con có thể phát triển khỏe mạnh. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và phù hợp với từng bé.

Tuy nhiên, hầu hết các Mẹ Việt đều chọn xay nhuyễn lần mọi thứ vào nấu cháo, nấu bột cho bé ăn dặm mà không cho bé tập ăn thức ăn thô. Điều này sẽ dẫn đến một tác hại nghiêm trọng, làm con chậm phát triển.

Sai lầm nghiêm trong khi xay nhuyễn đồ ăn cho bé

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng việc xay nhuyễn đồăn sẽ giúp bé dễ ăn hơn, ăn nhanh hơn và dễ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhưng thực tế, việc cho bé ăn quá nhiều đồ xay nhuyễn mà không làm quen với những thức ăn thô sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyến rằng: Các Mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn thô để bé có nhiều dinh dưỡng hơn và cũng tốt cho dạ dày của con hơn là đồ xay nhuyễn như các mẹ vẫn nghĩ.

Cả giai đoạn ăn dặm chỉ duy nhất một món: cháo xay hỗn hợp

Sau 1, 2 tháng ăn bột, Mẹ bắt đầu chuyển sang cho bé ăn cháo và đến khi bé được 2 tuổi. Cháo xay nhuyễn là thức ăn duy nhất của bé trong giai đoạn này. Có mẹ còn ngại tập cho bé ăn cơm, nên có những bé vẫn ăn cháo khi 3, 4 tuổi.

Một tô cháo với đủ loại rau, củ, thịt, cá hỗn hợp được mẹ nhét vào máy xay nghiền nát và nấu lên cho con ăn. Đó là lý do vì sao con bạn lười ăn và chậm lớn. Thực tế, trẻ không lười ăn mà bữa ăn của trẻ quá nghèo nàn, không một chút hấp dẫn. Hãy thử tưởng tượng bạn ngày nào cũng phải 1 món ăn duy nhất thì bạn có muốn ăn hay không?

Biến bữa ăn của con thành… cực hình

Nhiều Mẹ vì muốn tốt cho con mà không tiếc tiền mua các loại thực phẩm đắt tiền như: bào ngư, tổ yến,…về để nấu cho con ăn. Những món đồ bổ dưỡng đó được mẹ dùng máy xay để chế biến thành món cháo thập cảm cho con. Kết quả là con không chịu ăn, khóc lóc, cáu giận. Trong trường hợp này các Mẹ thường cố gắng ép con ăn, hết dỗ dành, quát nạt, thậm chí cố nhét thìa cháo vào miệng để con nuốt vào. Dần dần bữa ăn trở thành cực hình của trẻ và con càng sợ mỗi khi đến bữa ăn và trở lên lười ăn.

Những lúc bé hoảng sợ, khóc lóc không muốn ăn sẽ khiến cơ thể trẻ không tiêu hóa tốt và khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này lý giải vì sao trẻ được cho ăn đồ bổ dưỡng mà vẫn còi cọc, chậm lớn.

Cho trẻ ăn cháo xay là cướp đi cơ hội phát triển trí tuệ của con

Các bé đều có thói quen đưa tất cả những đồ vật chúng cầm ở tay cho lên miệng. Đây là cách bé khám phá cuộc sống và khám phá thế giới xung quanh, bé cảm nhận thế giới bằng cách sờ, nắm, ngửi, nếm,…

Chính vì thế, việc cho bé cảm nhận từng món ăn khác nhau, con sẽ tự cảm nhận được mùi vị, độ cứng, màu sắc của thức ăn sẽ kích thích bộ nào tư duy và các giác quan đã cảm nhận được. Việc tư duy từ nhỏ sẽ khơi dậy khả năng nhận thức và đưa bộ não phát triển ở mức cao nhất.

Việc ăn các món cháo xay nhuyễn thường xuyên con sẽ không cảm nhận được bất kỳ mùi vị khác nhau nào của món ăn. Việc duy nhất con làm là dán mắt vào tivi, điện thoại, ipad,..hay một món đồ chơi nào đó và há miệng nuốt thức ăn. Vô tình thói quen này sẽ làm tư duy của trẻ bị trì trệ hơn.

Nhiều mẹ sẽ biện minh rằng, con tôi ăn cháo xay suốt mà vẫn lanh lợi, nhanh biết nói. Điều đó chỉ là nhận định chủ quan của người mẹ đó thôi. Bởi thành công của một đứa trẻ quyết định bởi rất nhiều yếu tố, sự thông minh, lanh lợi, sự sáng tạo và hiểu biết. Thử hỏi với thực đơn nghèo nàn, cả năm chỉ có một món ăn như vậy con bạn liệu có đủ sáng tạo và hiểu biết không? Như vậy liệu có gọi là một đứa trẻ thông minh lanh lợi không? Mẹ cần biết rằng, sự hiểu biết và sáng tạo chính là yếu tố hàng đầu thúc đẩy trí não phát triển.

Một điều hiển nhiên là khi mẹ xay nhuyễn toàn bộ thức ăn thì con chỉ có một việc duy nhất là há miệng và nuốt chửng. Việc làm này vô tình thui chột đi khả năng tập nhai của trẻ. Dẫn đến tình trạng nhiều trẻ đến khi đi học mẫu giáo vẫn không biết nhai cơm.

Trẻ dễ béo phì và lười ăn

Nhiều Mẹ thấy con mình ăn đồ xay nhuyễn thường xuyên vẫn béo tốt và nghĩ rằng con mình khỏe mạnh và hấp thụ tốt. Nhưng thực chất, các bé đó rất dễ có nguy cơ bị mắc bệnh béo phì. Có thể trẻ vẫn béo và tăng cân đều nhưng lại không hề có sức khỏe tốt như những trẻ được ăn thức ăn thô và nhai. Bởi những đứa trẻ được bố mẹ tập cho ăn những món ăn riêng đã được chứng minh rằng có sức khỏe tốt hơn dựa theo chỉ số BMI, chỉ số tỷ lệ phát triển chuẩn của cơ thể.

Ăn nhiều đồ xay nhuyễn dễ làm trẻ biếng ăn

Khi ăn đồ ăn xay, trẻ sẽ bỏ qua việc nhai và hầu như chỉ nuốt thức ăn như uống nước. Dịch vụ sẽ không được kích thích và bé sẽ không có cảm giác ngon miệng, nhanh chán và không có cảm giác thèm ăn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Theo thời gian, trẻ sẽ nhanh chán và rất lười ăn, hoặc quen với việc đưa thức ăn vào miệng là nuốt luôn mà lười nhai.

Nguy cơ bị loát dạ dày rất nguy hiểm Điều ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của trẻ đó là trẻ sẽ có nguy cơ rất cao bị loét dạ dày nếu thường ăn thức ăn xay nhuyễn. Có thể nhiều người sẽ không tin hoặc cho là vô lý bởi trẻ nhỏ như vậy không thể sớm mắc phải bệnh này chỉ vì ăn thức ăn xay nhuyễn.

Điều này được giải thích hoàn toàn có cơ sở. Khi cho trẻ ăn một bát cháo xay lẫn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, hương vị và thành phần của món ăn bị trộn lẫn và điều thường thấy là con sẽ dễ bị trớ. Khi bị nôn trớ nhiều, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến dạ dày của trẻ và bé sẽ rất dễ bị loét dạ dày, thực quản. Thậm chí, có nhiều bé còn bị trào ngược dạ dày và có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây ho kéo dài, lâu dần có thể dẫn tới bệnh hen.

Các mẹ nên tập cho con ăn thô dần để bé làm quen

Chính vì thế, để tránh được những tác hại trên, bố mẹ hãy suy nghĩ về việc lựa chọn cho con làm quen với thức ăn thô nhiều hơn ngay từ khi bé có thể để con được phát triển một cách tốt nhất. Vào những giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn, bố mẹ hãy tập cho con làm quen dần dần một cách từ từ, không cần nóng vội.

Đừng sợ dạ dày con còn yếu mà không cho bé tập ăn những thức ăn có hạt hơn hoặc đồ thức ăn mềm. Chế độ ăn tốt nhất dành cho bé đó là từ 6 tháng tuổi tập ăn bột loãng sau đó tăng dần độ sệt, từ 7 – 8 tháng tuổi cho con ăn cháo nhuyễn hoặc loại bột nấu đặc, từ 12 tháng tuổi trở đi thì bé có thể tập ăn cháo nấu nhiều hạt hơn và các loại thức ăn mềm như phở, mì sợi mềm. Khi bé đã được 2 tuổi trở lên và mọc đủ răng thì bố mẹ hoàn toàn có thể tập cho bé ăn cơm cùng thức ăn mềm với cả nhà.

Cách cho trẻ ăn dặm khoa học

Mẹ có biết rằng vì sao người Nhật được đánh giá là thông minh hàng đầu thế giới? Đó là vì ngay từ nhỏ, những đứa trẻ Nhật đã được bố mẹ chúng nuôi dưỡng một cách khoa học. Bữa ăn dặm của trẻ Nhật không bao giờ chỉ có một món duy nhất. Thông thường, mẹ Nhật thường làm hơn 2 món cho con ăn nhưng mỗi món chỉ với một lượng nhỏ, đủ để con không bị ngấy. Những loại nguyên liệu khác nhau được chế biến riêng biệt, để trẻ cảm nhận và học cách phân biệt mùi, màu sắc ngay từ khi còn rất nhỏ. Cách chế biến món ăn rất đa dạng, không chỉ duy nhất một cách là xay nhuyễn, mẹ Nhật sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau để nghiền, mài, giã nát, băm nhỏ vừa… Trẻ Nhật cũng được cho ăn thô từ rất sớm và được tự do lựa chọn cách ăn riêng, có thể cầm, bốc, nắm, hay tự xúc thức ăn. Bữa ăn trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị, đầy màu sắc…

Mặc dù được mặc sức khám phá các món ăn, nhưng trẻ cũng được học những nguyên tắc ăn uống nghiêm chỉnh ngay từ khi còn nhỏ. Các bà mẹ Nhật không bao giờ bế con đi rong ruổi khắp nơi với bát cháo trên tay. Khi ăn trẻ được đặt ngồi thật cẩn thận trên ghế, không tivi, không có đồ chơi… trẻ chỉ tập trung duy nhất cho việc ăn uống mà thôi. Mẹ Nhật cũng không ép con bằng được, mà thường cho con tự dừng lại khi đã cảm thấy chán. Có thể khi áp dụng cách này, bạn sẽ không thấy con tăng cân nhanh nữa. Nhưng về lâu dài, khi lớn lên con sẽ có chỉ số cơ thể BMI chuẩn theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Cho con ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá là phương pháp khoa học và có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Mẹ nên bỏ qua tâm lý, học kiểu ăn của Nhật tư duy sính ngoại. Bởi đó là cách ăn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên áp dụng để tốt nhất cho con. Cũng có mẹ cho rằng, tôi là người Việt nên tôi phải cho con ăn theo kiểu Việt, hoặc bố mẹ chúng ta cũng ăn đồ xay nhuyễn suốt mà vẫn giỏi giang đó thôi. Chúng ta không phủ nhận những thành quả của những người đi trước, nhưng phải chăng bạn cần có cái nhìn rộng hơn về thế giới này? Bạn có biết thế giới đang thay đổi theo từng giây, không ngừng phát triển với những thành quả vĩ đại. Điều đó nghĩa là bạn cũng cần thay đổi, không phải chạy theo xu hướng mà là học hỏi những điều tốt nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất. Nếu bạn cứ nhìn vào quá khứ để nuôi con, thì lớn lên con bạn sẽ khó bắt kịp được sự thay đổi chóng mặt của thế giới mới.

Nên cho trẻ ăn cháo từ tháng thứ mấy?

Câu trả lời là khi bé được 8 tháng tuổi thì mẹ có thể cho con bắt đầu ăn cháo. Nhưng thời điểm này các mẹ cũng chỉ nên cho con ăn cháo xay nhuyễn để trẻ dần làm quen với tinh bột trước. Sau một thời gian, mẹ có thể nấu cháo loãng và nguyên hạt như người lớn.

Khi nào nên cho bé ăn cháo hạt?

Thời điểm cho trẻ ăn cháo nguyên hạt. Sau khoảng thời gian của 2 tháng ăn cháo vỡ hạt, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn cháo nguyên hạt. Thời điểm lý tưởng nhất là khi trẻ được 12 tháng tuổi. Các mẹ nên cho trẻ ăn thô tăng lên để kích thích sự phát triển của cơ hàm, trẻ nhai kỹ và tăng cường vị giác hơn.

Nên cho trẻ ăn cháo rẫy bao lâu?

Bố mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cháo rây khi tròn 6 tháng tuổi, không nên cho ăn trước 5 tháng hoặc muộn quá vì có những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bé. Lưu ý rằng, khi mới bắt đầu bạn nên đảm bảo cháo có độ thô phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ rồi tăng dần vào những ngày kế tiếp.

Bé 8 tháng ăn cháo như thế nào?

Vào 8 tháng tuổi, một số bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bé có thể tập nhai các loại thức ăn thô với kích thước nhỏ như hạt đậu. Vì vậy lúc này cho bé ăn cháo cần phải xay nhuyễn vì kỹ năng nhai của bé chưa tốt, bé có thể nôn ói do cháo lợn cợn khó nuốt.

Chủ Đề