Trẻ bị tim bẩm sinh tiêm phòng như thế nào

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 về việc Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Một trong những điểm mới của Quyết định là việc bổ sung hướng dẫn mở rộng các điểm tiêm chủng vắc xin tại bệnh viện để giúp các trẻ kém may mắn khác được phòng bệnh chủ động bằng vắc xin. Tiêm tại BV sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các phản ứng sau tiêm (nếu có), đặc biệt đối với những trẻ có bệnh bẩm sinh, mãn tính, trẻ đẻ non, nhẹ cân, có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng nặng với vắc xin tại lần tiêm chủng trước.

Cung ứng đủ vắc xin

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin “5 trong 1” trong TCMR trên quy mô tuyến tỉnh trong những tháng vừa qua đạt 5-7%/tháng (tùy địa phương). Tuy nhiên tỷ lệ này đang tăng lên, tháng sau tăng hơn tháng trước. Trong khi đó, để đạt được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hàng năm từ 95%, các tỉnh cần đạt tiến độ trung bình mỗi tháng 8%. Nguyên nhân của tỷ lệ tiêm chủng còn thấp một phần do gia đình lo ngại phản ứng sau tiêm, một phần do thiếu hụt vắc xin cung ứng do chờ kiểm định định tính an toàn, chỉ lô đạt được các yêu cầu chặt chẽ của kiểm định này mới có thể đưa vào sử dụng. Trong các tháng đầu năm mới, vẫn còn nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin theo lịch. Hiện nay, việc cung ứng các vắc xin đã đảm bảo sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm bù mũi cho trẻ.

Trẻ bị tim bẩm sinh tiêm phòng như thế nào

Tiêm chủng tại bệnh viện góp phần tạo điều kiện để tiêm chủng cho những trẻ kém may mắn

Thêm điểm tiêm cho trẻ có bệnh mãn tính

PGS Dương Thị Hồng cũng cho biết, sau khi Bộ Y tế Ban hành Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019, Chương trình TCMR cũng sẽ phối hợp với các đơn vị, bắt đầu triển khai tập huấn về khám sàng lọc trước tiêm cho các đơn vị để tăng cơ hội tiêm cho bé bệnh mãn tính và bệnh bẩm sinh. Các bé này khi được phát hiện sẽ chuyển về tiêm tại các BV để hỗ trợ kịp thời nếu có phản ứng không mong muốn sau tiêm, vì các trẻ này nguy cơ phản ứng cao hơn nhưng cũng là các trẻ cần được tiêm vì thể trạng yếu, sức đề kháng yếu và dễ nhiễm bệnh. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ các cháu không mắc thêm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trong thời gian qua, Việc triển khai tiêm cho các trẻ có bệnh mãn tính bệnh bẩm sinh đã thực hiện tại BV Nhi Trung ương rất tốt. Khi triển khai được rộng rãi sẽ  đảm bảo công bằng tiêm chủng tăng tiếp cận tiêm chủng thay vì nếu tiêm chủng ở các rạm y tế xã các  cán bộ y tế chống chỉ định tiêm cho bé.

Ngoài ra, PGS Hồng cũng lưu ý các gia đình cần nắm rõ lịch tiêm của trẻ, đặc biệt việc tiêm bù những mũi còn thiếu theo lịch tiêm chủng. Trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ rất dễ mắc 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm chủng đủ mũi, đủ các loại vắc xin khác trong tiêm chủng mở rộng trong bối cảnh một số dịch bệnh đang vào mùa hoặc có xu hướng gia tăng như viêm não Nhật Bản, sởi … những bệnh có thể có di chứng nặng nề. TCMR sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin trên toàn quốc, các gia đình cần lưu ý cho con tiêm đúng lịch để tiêm chủng đạt hiệu quả cao nhất.

Dự án TCMR

Đến giai đoạn này bé của chị vẫn cần được tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể là bé cần được tiêm ngừa vaccin 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não do Hib, bại liệt), vaccin viêm gan siêu vi B và vaccin sởi.

Hiện nay, mỗi năm cả nước có khoảng 8.000-10.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh (tỉ lệ 8/1.000 trẻ sinh sống). Đi kèm với tim bẩm sinh, trẻ thường có nhiều biến chứng nặng như: suy dinh dưỡng, suy tim, nhiễm trùng hô hấp…Chăm sóc trẻ tốt, trong đó chủng ngừa, có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ này

Trẻ bị tim bẩm sinh có được chích ngừa không?
Theo TS.BS Đỗ Nguyên Tín, Chủ tịch hội Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh TPHCM: “Cho đến nay không có chống chỉ định nào là trẻ bị TBS không được chích ngừa hoặc dạng TBS nào được chích hay không được chích ngừa. Dĩ nhiên với những trường hợp bệnh TBS quá nặng, khả năng sống của trẻ không cao thì việc chích ngừa ít đặt ra. Còn những trường hợp TBS khác, ngày nào tim của trẻ còn khả năng hoạt động tốt, ngày đó trẻ cần được đối xử như bao trẻ bình thường khác, nghĩa là chích ngừa để trẻ phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nhằm có được một cuộc sống tốt đẹp”.

Một số trường hợp đặc biệt:
Ngoại trừ với những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh kèm theo suy giảm miễn dịch thì cần lưu ý một số vaccine không thể chích ngừa được. Ví dụ tim bẩm sinh có kèm theo hội chứng Di George, trường hợp này là chống chỉ định vaccine sống giảm độc lực như lao, thủy đậu, …. Vì vậy, khi đưa con đi tiêm, cha mẹ cần thông báo với cán bộ tiêm chủng về tình trạng bệnh và mang theo bệnh án của con mình để các bác sĩ tư vấn loại vaccin phù hợp với tình trạng của cháu bé.

Lời khuyên chúng tôi là:
– Chích ngừa là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ em, đặc biệt ở trẻ bị tim bẩm sinh.
– Một số dị tật tim bẩm sinh đặc biệt có kèm theo suy giảm  miễn dịch ( ví dụ: kèm theo hội chứng Di George) thì không chích các loại vaccin sống giảm độc lực. Điều này cần tham khảm ý kiến chuyên gia tim mach.
– Chích ngừa có thể được thực hiện an toàn tại các cơ sở y tế đủ điều kiện: Trạm y tế xã, Bệnh viện huyện, Bệnh viện tỉnh…
– Theo dõi sau chích ngừa tương tự như những trẻ bình thường khác.

KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ