Trẻ bị sốt có nên ăn váng sữa không

Váng sữa là một thực phẩm tốt giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Và được nhiều bậc cha mẹ tin dùng với mong muốn con mình sẽ cao lớn thông minh. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cho trẻ ăn váng sữa đúng cách. Sử dụng váng sữa không đúng cách cũng như không phù hợp đều gây nguy hiểm cho trẻ.

1. Lợi ích của việc ăn váng sữa đối với trẻ nhỏ

Váng sữa là một sản phẩm được sản xuất từ sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa sau đó làm lạnh. Ngày nay sử dụng máy quay ly tâm rồi tách phần trên để ra váng sữa.

Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo chế biến từ các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ… Bổ sung thêm casein – đạm sữa bò và đường lactose.

Váng sữa là một thực phẩm tốt giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ biết cho trẻ ăn váng sữa đúng cách

Thành phần của váng sữa cũng bao gồm chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên hàm lượng các chất dinh dưỡng này khác so với sữa nguyên chất. Tỉ lệ chất béo trong váng sữa thường chiếm nhiều nhất khoảng 50% năng lượng. Chất bột đường khoảng 40% năng lượng. Còn chất đạm chỉ khoảng 6-7% và lượng vitamin khoáng chất rất thấp.

Có thể thấy, hàm lượng chất béo trong váng sữa rất cao nên cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ. Vì vậy, váng sữa được ưu tiên sử dụng cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Hoặc những trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Chất đạm, vitamin và khoáng chất trong váng sữa không nhiều. Do vậy các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho bé. Mà chỉ dùng làm bữa phụ bổ sung năng lượng thêm cho trẻ trong ngày.

2. Những lưu ý để cho trẻ ăn váng sữa đúng cách

Những trẻ nào có thể dùng váng sữa?

– Chỉ nên dùng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ.

– Chỉ dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Ưu tiên sử dụng cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Hoặc những trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng để hồi phục cơ thể.

xem thêm: Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền

– Không dùng váng sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận và tiêu hoá các sản phẩm mới. Do vậy, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá khi ăn chúng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Mà không cần ăn dặm thêm bất cứ thực phẩm nào khác, kể cả uống nước lọc.

– Một số đối tượng trẻ khác cũng không nên sử dụng váng sữa. Đó là trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò. Hay những trẻ bị thừa cân béo phì. Vì váng sữa có năng lượng cao sẽ khiến trẻ càng tăng cân, dẫn đến béo phì và các bệnh mãn tính khác.

Như thế nào là cho trẻ ăn váng sữa đúng cách? [Ảnh internet]

Nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn là phải cho ăn từ ít đến nhiều để xem phản ứng của trẻ. Lượng váng sữa cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng của trẻ và loại váng sữa được mua.

Có thể tham khảo liều lượng cách cho trẻ ăn váng sữa dưới đây:

  • Từ 6-12 tháng tuổi: cho ăn từ 1/3 đến 1 hộp váng sữa trên ngày
  • Từ 1-2 tuổi: thường ăn 1 hộp trong ngày, chia làm 2 lần
  • Trên 2 tuổi:  có thể cho trẻ ăn từ 1-2 hộp/ ngày.

Cha mẹ nên dựa vào khả năng hấp thu và sở thích của trẻ để điều chỉnh. Đối với những bé bị dị ứng với sữa hay thiếu men hấp thu sữa, nếu muốn cho trẻ ăn váng sữa cần lưu ý. Cha mẹ nên tập cho con ăn dần dần ít một để thăm dò. Nếu có hiện tượng đau bụng, đi ngoài thì ngưng sử dụng váng sữa và tham khảo ý kiến bác sỹ.

Nên cho trẻ ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày?

Thời điểm ăn váng sữa cũng quan trọng. Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng trong váng sữa tốt nhất và tránh tác dụng không mong muốn. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bố mẹ:

– Không nên cho trẻ ăn trước bữa ăn vì làm bé ngang dạ sẽ bỏ bữa ăn chính.

– Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa vào các bữa ăn phụ trong buổi sáng và buổi chiều [khoảng 9h và 15h]. Để tránh trường hợp bé bị nôn trớ, cha mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn chính 1h đến 2h để bé không bị quá no.

– Không nên ăn váng sữa vào buổi tối hay trước khi đi ngủ. Vì sẽ làm bé đầy bụng khó ngủ.

Cách bảo quản váng sữa?

– Để váng sữa không bị hỏng tốt nhất hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hoặc nếu không có tủ lạnh nên để váng sữa trong phòng thoáng mát dưới 25 độ C.

– Cho trẻ sử dụng sớm sau khi mua, không nên để váng sữa quá lâu. Khi đã mở hộp váng sữa cần ăn ngay để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Không cho trẻ ăn váng sữa hết hạn sử dụng. Hay khi hộp váng sữa có dấu hiệu hư hỏng [bị phồng rách, biến dạng…].

Váng sữa có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cho bé, giúp bé có đủ năng lượng cần thiết trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa đúng cách để trẻ có thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ váng sữa. Ngoài váng sữa, bé cũng cần được cung cấp các thực phẩm khác giàu năng lượng như bột, cháo, thịt, cá, rau xanh và hoa quả…  để bé có bữa ăn cân đối, hợp lý giúp phát triển tối đa trong những năm đầu đời.

BS Huyền Hương

[Visited 34.497 times, 5 visits today]

10 nguyên tắc sau đây mẹ nhất định phải nhớ khi hạ sốt cho trẻ.

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm. Đa phần sốt không kèm các triệu chứng khác không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc bé để bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt hơn.

1. Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Bé không cần dùng kháng sinh, kể cả khi bé bị sốt cao 38-39 độ C. Thông thường bé chỉ cần uống thuốc hạ sốt có paracetamol. Chỉ định và liều lượng cần phải tham khảo bác sỹ chuyên môn. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bé bị sốt siêu vi, sốt do vi khuẩn gây nên.

2. Giữ gìn vệ sinh thân thể

Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch cho bé trước và sau khi ăn sẽ giúp bé hạ sốt và hồi phục nhanh hơn.

3. Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Khi bé sốt, tăng cường cho bé ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoa quả, thực phẩm mềm, loãng để bé dễ tiêu và tăng sức đề kháng của bé. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được nước ép trái cây, nên cho bé uống nhiều sữa để tránh bị mất nước.

4. Nếu con bị nôn mửa và tiêu chảy

Trường hợp bé bị sốt kèm theo triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài ra uống nước bù điện giải, nước muối loãng cũng giúp bé không bị mất nước do tiêu chảy.

5. Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn của bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch, khi bé sốt mẹ có thể cho bé ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn.

6. Hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất mẹ có thể áp dụng là dùng khăn mềm ấm đắp trên trán trẻ, hoặc lau khăn ở những vùng như cổ, nách, bẹn.

7. Chú ý số lần tiểu tiện của bé

Nếu bé không tiểu tiện trong vòng 5-6 giờ, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc nước bù điện giải vì bé đang bị mất nước.

8. Lưu ý sau khi bé bị nôn

Sau khi bé bị nôn, tuyệt đối không cho bé uống nước hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Chờ ít nhất 30 phút mới cho bé ăn.

9. Theo dõi các triệu chứng khác

Nếu bé chỉ sốt và vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé sốt quá 3 ngày, kết hợp tiêu chảy và nôn 5-6 lần/ ngày, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bé sẽ được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

10. Bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, người mẹ luôn cần bình tĩnh để chủ động, phán đoán và xử lý tình huống nhé.

[Theo Congluan]

Video liên quan

Chủ Đề