Tại sao phải tính giá xuất kho

Việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho của sản phẩm, hàng hoá để bán có ảnh hưởng đồng thời đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của đơn vị.

Trước hết nó làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận trong kỳ tuỳ theo phương pháp tính giá xuất kho mà đơn vị lựa chọn cũng như xu hướng biến động giá hàng tồn kho mua vào trong kỳ tính kết quả.

Thứ hai, nó làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, từ đó làm tăng hoặc giảm giá trị tài sản của đơn vị.

Thứ ba, nó cũng tác động đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi vì nó tác động đến lợi nhuận, do đó cũng tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến số tiền nộp thuế cũng bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến báo cáo dòng tiền.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng cả bốn phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho chỉ ảnh hưởng đến giá trị chứ không ảnh hưởng đến số luợng hàng xuất và tồn kho cuối kỳ, cũng không ảnh hưởng tiền mua hàng hay khoản phải trả cho người bán, bởi vì giá gốc của hàng tồn kho đã được ghi nhận khi phát sinh nghiệp vụ này. Vấn đề ở đây chỉ là các phương pháp phân bổ chi phí hàng tồn kho vào giá vốn hàng bán mà thôi.

Đơn vị có quyền được lựa chọn bất kỳ phương nào trong bốn phương pháp tính giá hàng tồn kho, nhưng các đơn vị phải bắt buộc áp dụng phương pháp đã chọn một cách nhất quán, đó là sự tuân thủ từ kỳ này sang kỳ khác. Bởi vì việc diễn giải và phân tích báo cáo tài chính liên quan tới việc so sánh giữa nhiều kỳ kế toán khác nhau, cho nên nếu đơn vị liên tục thay đổi phương pháp kế toán thì việc so sánh sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa. Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường có nhiều biến động và hoàn cảnh thay đổi, các đơn vị có thể thay đổi phương pháp kế toán đã chọn nhưng đơn vị phải ghi chú rõ ràng về sự thay đổi này và ảnh hưởng của nó ra sao đến các chỉ tiêu liên quan trong các báo cáo tài chính để người đọc các báo cáo này được biết.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • thay doi phuong phap tinh gia xuat kho anh huong den bao cao tai chinh
  • thay đổi cách tính xuất kho ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
  • ,

    Hàng tồn kho là tài sản trong khâu dự trữ kinh doanh của doanh nghiệp, đó là một trong những giá trị tiền được thể hiện ra bên ngoài

    Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên kế toán lớp học khóa học kế toán thực hành của Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp để tính giá trị hàng hóa xuất kho theo quy định mới nhất như sau:

    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài

    1. Phương pháp nhập trước xuất trước [FIFO]

    1.1. Nguyên tắc

    Hàng hóa nhập kho trước thì được đem ra sử dụng trước, xuất hết số nhập của lô hàng trước rồi mới xuất sang hàng hóa mới của lô sau, đơn giá tính theo giá thực tế của từng lần nhập. Theo cách tính toán này, giá trị của hàng tồn kho đúng bằng giá trị thực tế nhập vào.

    Ví dụ: Đầu tháng 6/2016, doanh nghiệp có 10.000kg thép với đơn giá 10.000đ/kg. Ngày 5/6, DN nhập 50.000kg thép có giá 9.000đ/kg. Ngày 6/6, DN bán 25.000kg với giá 15.000đ/kg. Ngày 10/6, DN nhập tiếp 5.000kg thép, giá 11.000đ/kg. Ngày 20/6, DN nhập thêm 30.000kg thép với giá 9.500đ/kg. Ngày 25/6, DN bán 20.000kg thép giá 15.000đ/kg. Ngày 28/6, DN bán 38.000kg thép giá 15.000đ/kg.

    Thời gian

    Nhập

    Xuất

    Số tồn

    Số lượng

    Đơn giá

    Số lượng

    Đơn giá

    Đầu kỳ

    10.000

    Ngày 5

    50.000

    9.000

    60.000

    Ngày 6

    10.000

    15.000

    10.000

    9.000

    35.000

    Ngày 10

    5.000

    11.000

    40.000

    Ngày 20

    30.000

    9.500

    70.000

    Ngày 25

    20.000

    9.000

    50.000

    Ngày 28

    15.000

    5.000

    18.000

    9.000

    11.000

    9.500

    12.000

    Cuối kỳ

    12.000

    1.2. Ưu điểm

    - Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần; 

    - Đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu cho kế toán chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. 

    Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn.

    1.3. Nhược điểm

    - Theo phương pháp này doanh thu hiện tại có được tạo ra bởi những giá trị đã có được từ cách đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. 
    - Trong trường hợp doanh nghiệp lớn với số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, nhập xuất phát sinh liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán, ghi chép sẽ tăng lên rất nhiều.

    1.4. Đối tượng áp dụng

    - Các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp giá cả hàng hóa có tính ổn định hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm. 

    - Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,… 

    2. Phương pháp nhập sau xuất trước [LIFO]

    Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Xuất hết lô hàng mới nhất rồi xuất sang lô hàng kế trước. Nếu có lô hàng mới hơn được nhập vào thì tiếp tục nhập từ lô hàng này trước.  Phương pháp này ngược với phương pháp FIFO.

    Theo TT200 mới được ban hàng năm 2014, phương pháy này không còn phù hợp do gia trị thực tế của hàng hóa đang có xu hướng giảm, áp dụng phương pháp này không mang tính thực tế.

    Còn theo QĐ48, vẫn sử dụng phương pháp LIFO

    Ví dụ: [Lấy số liệu của phần 1] [Áp dụng phương pháp LIFO]

    Thời gian

    Nhập

    Xuất

    Số tồn

    Số lượng

    Đơn giá

    Số lượng

    Đơn giá

    Đầu kỳ

    10.000

    Ngày 5

    50.000

    9.000

    60.000

    Ngày 6

    25.000

    9.000

    35.000

    Ngày 10

    5.000

    11.000

    40.000

    Ngày 20

    30.000

    9.500

    70.000

    Ngày 25

    20.000

    9.500

    50.000

    Ngày 28

    10.000

    5.000

    23.000

    9.500

    11.000

    9.000

    12.000

    Cuối kỳ

    12.000

    2.2. Ưu điểm

    Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán, doanh thu phù hợp với chi phí hiện tại, chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát với trị giá vốn của hàng hóa thay thế. 

    2.3. Nhược điểm

    Không phù hợp với xu thế kinh doanh khi giá cả trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn, hàng hóa nhập về trước dễ bị hết hạn hoặc hết mốt khi không có sự kiểm tra thường xuyên HTK gây tồn nhiều.

    2.4. Đối tượng áp dụng

    Phương pháp chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát khi giá cả hàng hóa càng về sau càng tăng dần 

    Hoặc các doanh nghiệp xây dựng do nhu cầu quyết toán giá thực tế gần nhất cho từng công trình riêng biệt. 

    3. Phương pháp giá thực tế đích danh

    3. 1. Nguyên tắc

    Hàng hóa nhập vào lần nào, nếu có nhu cầu sử dụng sẽ lấy hàng hóa bất kỳ trong kho.Dùng hết lô này lại chọn một lô khác, dùng đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. 

    Trên lý thuyết, đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Vừa đảm bảo giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra vừa đảm bảo giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

    3.2. Ưu điểm

    Phương án này đặt nguyên tắc phù hợp của kế toán lên hàng đầu, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. 

    Cả giá trị của hàng xuất kho đem bán và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

    3.3. Nhược điểm

    Không thể áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp mà chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp đặc thù muốn kinh doanh một đến hai loại sản phẩm chính có ít loại. 

    3.4. Đối tượng áp dụng

    Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi môi trường có điều kiện hoàn hảo, doanh nghiệp kinh doanh có ít chủng loại hàng hóa, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và dễ dàng nhận diện hàng tồn kho để đong đếm. 

    Các doanh nghiệp nên áp dụng bao gồm các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu thô trong xây dựng [sắt, thép, gạch, đá,…]; các doanh nghiệp chuyên biệt về một hoặc hai dòng sản phẩm công nghiệp nặng.

    Những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa thì áp dụng phương pháp này vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí.

    4. Phương pháp bình quân gia quyền [AVCO]

    4.1. Nguyên tắc

    Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân và số lượng hàng hóa đang tồn trong kho. Có 3 phương pháp bình quân gia quyền, mỗi doanh nghiệp tự quyết định sẽ áp dụng phương pháp nào: bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập.

    a. Bình quân cả kỳ dự trữ

    Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít hàng tồn khi nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá. 

    Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = [Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ]/ [Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ] 

    b. Bình quân cuối kỳ trước

    Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì bỏ qua sự biến động của giá cả trong kỳ.

    Đơn giá bình quân cuối kỳ trước = Giá thực tế tồn đầu kỳ [hoặc cuối kỳ trước] /Lượng thực tế tồn đầu kỳ [hoặc cuối kỳ trước]

    c. Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

    Mỗi lần nhập một lô hàng hóa mới vào trong kho thì kế toán phải làm công việc tiếp theo là tính lại giá vốn hàng bán của mặt hàng đó. Phương pháp này có tính năng siêu việt hơn hai phương pháp trên. Thông tin chính xác lại được cập nhật liên tục. Tuy nhiên việc tính toán khá tốn công sức, cùng một phép toán phải tính lại nhiều lần và ghi lại nhiều lần

    Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập/Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

    Ví dụ: [Lấy số liệu của phần 1] [Áp dụng phương pháp Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập]

    Thời gian

    Nhập

    Xuất

    Số tồn

    Số lượng

    Đơn giá

    Số lượng

    Đơn giá

    Số lượng

    Đơn giá

    Đầu kỳ

    10.000

    10.000

    Ngày 5

    50.000

    9.000

    60.000

    9.167

    Ngày 6

    25.000

    9.167

    35.000

    9.167

    Ngày 10

    5.000

    11.000

    40.000

    9.396

    Ngày 20

    30.000

    9.500

    70.000

    9.440

    Ngày 25

    20.000

    9.440

    50.000

    9.440

    Ngày 28

    38.000

    9.440

    12.000

    9.440

    Cuối kỳ

    12.000

    9.440

    4.2. Ưu điểm

    Phân bổ đều trị giá vốn hàng bán cho mỗi lần xuất kho đưa vào sản xuất. 

    Chi phí xuyên suốt các thời kỳ gần như không chịu nhiểu biến động và hầu như ít thay đổi.
    Quan trọng nhất là dễ tính toán, không gây nhầm lần.

    4.3. Nhược điểm

    Chi phí bỏ ra vẫn chưa tương xứng với doanh thu đem lại. Với số liệu lớn thì việc tính giá cả vẫn gây nhiều khó khăn vì phải làm lại trị giá liên tục. Nhưng với công nghệ tính toán hiện đại trong thời điểm hiện nay, việc tính toán trở nên dễ dàng và nhanh chóng cập nhập mỗi khi cần.

    4.4. Đối tượng áp dụng

    Thích hợp cho mọi doanh nghiệp, nhỏ, vừa và lớn, có ít hoặc nhiều chủng loại sản phẩm.
    Phương pháp này không giới hạn cho bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.

    5. Đề xuất một phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho

    Trên thực tế, chọn phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho trong doanh nghiệp là phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp. 

    Trong kỳ hạch toán kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán. Tuy  nhiên cần sử dụng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. 

    Trường hợp nếu muốn thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế nhưng phải thực hiện tối thiểu là 6 tháng.

    Đa số các doanh nghiệp đều thực hiện phương pháp Bình quân gia quyền [AVCO] nhằm:

    - Mục đích cân bằng các chi phí xuyên suốt cả thời kỳ. Lựa chọn phương pháp này phản ánh chính xác được sự biến động của giá cả trong từng thời kỳ. 

    - Việc lựa chọn phương pháp này trở nên dễ dàng khi có các công nghệ phần mềm kế toán hỗ trợ. 

    - Các thông số về giá cả không được thể hiện vào ngay tại thời điểm diễn ra nghiệp vụ mà chỉ được chỉ ra vào cuối kỳ kế toán trên các báo cáo tài chính.

    Tham khảo: Phương pháp tính giá xuất kho - Bài tập tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

    Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.

    Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

    >>> Tham khảo: Học kế toán thuế

    Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

    Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập trang web: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này.

    Video liên quan

    Chủ Đề