Top 10 tinh gop gdp năm 2022

Theo kết quả công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, tỉnh Bắc Ninh thuộc top 5 địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Theo đó, Bắc Ninh đạt 5,44 triệu đồng/người/tháng, đứng thứ 5 cả nước. Thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước là Bình Dương với 7,02 triệu đồng; đứng thứ 2 là Thành phố Hồ Chí Minh 6,54 triệu đồng; Hà Nội xếp thứ 3 với 5,98 triệu đồng; thứ 4 là Đồng Nai với 5,62 triệu đồng.

Top 10 tinh gop gdp năm 2022

Năm 2020, Tổng sản phẩm kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh đạt 122,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,36% so với năm 2019 (giá SS năm 2010); trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước 91,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,62%; dịch vụ và thuế sản phẩm là 27,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,67 nghìn tỷ đồng, giảm 0,96%.

Cơ cấu kinh tế: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,9%; dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 21,3%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 2,8% (tương ứng cùng kỳ năm 2019 là: 76% - 21,3% - 2,7%).

Top 10 tinh gop gdp năm 2022

Thu nhập bình quân đầu người một tháng cả nước theo giá hiện hành đạt khoảng 4,23 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Trong khi đó, bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả nước tăng 8%.

Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ (hơn 6 triệu), cao gấp 2,2 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,75 triệu đồng).

Nếu tính tại khu vực thành thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt gần 5,54 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần nông thôn (3,48 triệu đồng).

Nhóm hộ giàu nhất (gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân đạt 9,1 triệu đồng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất) với mức thu nhập đạt 1,14 triệu đồng.

Tổng cục thống kê cũng cho biết, cơ cấu thu nhập qua các năm đã chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, trong đó tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng (chiếm 55%), ngược lại tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm (chiếm 11%), phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu việc làm.

Năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng mỗi người một tháng, tăng 13% so với 2018. Tốc độ tăng chi tiêu năm 2020 thấp hơn so với với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016), cho thấy người dân năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Tương ứng với mức thu nhập, Đông Nam Bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất (3,9 triệu đồng). Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất (2,1 triệu đồng).

Còn tại thành thị, các hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người mỗi tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần.

Kết quả của khảo sát sơ bộ trên được Tổng cục kê thống kê điều tra chọn mẫu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm gần 47.000 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Thu nhập của dân cư giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng Tổng cục thống kê cho biết tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm nhờ các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết.

Khảo sát mức sống 2020 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng thông tin về chi tiêu chỉ đại diện đến cấp toàn quốc và 6 vùng địa lý. Các thông tin được thu thập trong khảo sát mức sống 2020 gồm: thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tham gia các chương trình trợ giúp của hộ dân cư và các thành viên trong hộ và một số đặc điểm của xã.

Trong số 10 địa phương có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước 9 tháng năm 2022, Bắc Giang và Khánh Hòa có mức tăng hơn 20%, 8 địa phương còn lại đều tăng trưởng trên 11%.

9 tháng đầu năm, bức tranh kinh tế - xã hội của các địa phương trên cả nước nổi lên nhiều điểm sáng, có 10 địa phương đạt tăng trưởng GRDP trên 11%, đóng góp lớn vào mức tăng chung 8,83% của cả nước trong 9 tháng đầu năm (mức cao nhất từ năm 2011 đến nay).

Trong đó, Bắc Giang và Khánh Hòa đang là hai địa phương có mức tăng trưởng GRDP 9 tháng trên 20%. Với Bắc Giang, nhờ giá trị sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, tăng trưởng GRDP quý 3/2022 đạt 23,74% (quý 2 đạt 24%), góp phần đưa tăng trưởng GRDP trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao 23,98%, cao nhất từ trước đến nay và đứng đầu cả nước.

Top 10 tinh gop gdp năm 2022
Với giá trị sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2022 của Bắc Giang đạt mức cao kỷ lục 23,98% (Ảnh minh họa)

Tương tự, trong 9 tháng năm 2022, GRDP của tỉnh Khánh Hòa cũng tăng tới 20,48%. Trong 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 25,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 63.532 tỷ đồng, tăng 57,9%; ngành du lịch tỉnh tiếp tục phục hồi ấn tượng với doanh thu du lịch đạt 10.801 tỷ đồng, tăng 5,5 lần; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 1.207 triệu USD, tăng 28,1%; thu ngân sách nhà nước đạt 12.270 tỷ đồng, tăng 23,2%; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt gần 41.103 tỷ đồng, tăng 14,1%…

Với mức tăng trưởng GRDP lên tới 39,15% trong quý 3, kéo GRDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 16,76% so với cùng kỳ năm 2021, Đà Nẵng vươn lên góp mặt trong top 10 địa phương tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước 9 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, Cần Thơ là địa phương có sự bứt phá ấn tượng nhất, từ việc xếp vị trí 21 về GRDP trong 6 tháng đầu năm 2022 (đạt 8,04%), “đô thị hạt nhân” của đồng bằng sông Cửu Long đã vươn lên vị trí thứ 3 trong top 10 địa phương dẫn đầu GRDP 9 tháng với mức tăng 17,57%.

Các địa phương khác góp mặt trong top 10 đều tăng trưởng trên 11% còn có Hậu Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Hải Phòng và Tây Ninh. Trong đó, những địa phương mới có mặt trong top 10 (thay đổi so với 6 tháng đầu năm 2022) là Cần Thơ, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Tây Ninh.

Ngoài ra, 9 tháng đầu năm còn có nhiều địa phương tăng trưởng trên 10% như Quảng Ninh, Hải Dương, Hòa Bình, Kontum, Đắk Lắk và Vĩnh Long.

Dù không đạt được mức tăng trưởng 10% nhưng trong 9 tháng qua, hai đầu tàu kinh tế của đất nước là Hà Nội và TP.HCM cũng đạt được mức tăng tương đối khả quan, tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực.

Theo đó, GRDP của Hà Nội ước tăng 15,71% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2022, GRDP của thành phố tăng 9,69%. Trong khi đó, sau khi sụt giảm tới 24,97% vào quý 3/2021, GRDP của TP.HCM đã bật tăng mạnh hơn 54% vào quý 3 năm nay. Tính chung 9 tháng, GRDP của thành phố từ mức âm 6,78% của năm 2021 đã vươn lên đạt 9,97% trong năm nay.